Chuyên đề Bồi dưỡng HSG Địa Lý 9 - Chủ đề Sự phát triển và phân bố Nông nghiệp

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ 9

CHỦ ĐỀ “SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP”

 

Câu 1. Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2010
(Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

1990

1995

2000

2005

2010

Sàn lượng cà phê nhân

92,0

218,0

802,5

752,1

1100,5

khối lượng cà phê nhân xuất khẩu

89,6

248.1

733,9

912,7

1218,0

 

Vẽ biểu đồ so sánh tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê ở nước ta trong giai đoạn 1990 – 2010.

b) Nhận xét tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê ở nước ta trong giai đoạn trên.

Hướng dẫn giải

a) Vẽ biểu đồ

b) Nhận xét
Giai đoạn 1990-2010:
– Sản lượng cà phê nhân của nước ta tăng nhanh (gấp 12,0 lần), nhưng không ổn định (dẫn chứng). Nguyên nhân chủ yếu làm tăng sản lượng cà phê là do mở rộng diện tích trồng cà phê, đặc biệt là vùng Tây Nguyên, bên cạnh đó, năng suất cà phê ở nước ta cũng không ngừng được nâng cao,
– Khối lượng cà phê nhân xuất khẩu liên tục tăng, từ 89,6 nghìn tấn (năm 1990) lên 1218,0 nghìn tấn (năm 2010), tăng 1128,4 nghìn tấn (tăng gấp 13,6 lần). Nguyên nhân do sản lượng cà phê trong nước tăng nhanh trong khi nhu cầu cầu của thế giới về mặt hàng này cũng không ngừng tăng.
– Các năm 1995, 2005, 2010, sản lượng cà phê sản xuất ở trong nước lại thấp hơn sản lượng cà phê xuất khẩu. Nguyện nhân là do lượng cà phê tồn kho từ các năm trước.

Câu 2. Cho bảng số liệu sau:

Diện tích thu họach và sản lượng chè (búp tươi) của nước ta, giai đoan 1995 – 2010

Năm

Diện tích thu họach (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

1995

52,1

180,9

1997

63,9

235,0

2000

70,3

314,7

2005

97,7

570,0

2008

108,8

746,2

2010

113,2

834,6

 

a) Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện diện tích thu họach và sản lượng chè của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2010.
b) Nhận xét về diện tích thu họach và sản lượng cây chè của nước ta trong giai đoạn trên.

Hướng dẫn giải


a) Vẽ
  Biểu đồ thể hiện dỉện tích thu họach và sản lượng chè của nước ta, giai đoạn 1995 – 2010

b) Trong giai đoạn 1995 – 2010, diện tích chè cho thu họach và sản lượng chè đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.

– Diện tích chè cho thu họach tăng 61,1 nghìn ha (tăng gâp 2,2 lần).
– Sản lượng chè tăng 653,7 nghìn lãn (tăng gấp 4.6 lần).
-Sản lượng chè có tốc độ lăng nhanh hơn diện tích chè cho thu họach.

Câu 3. Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng thịt các loại ở nước ta, năm 1996 và năm 2005
(Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

Tổng số

Thịt trâu

Thịt bò

Thịt lợn

Thịt gia cầm

1996

1412,3

49,3

70.1

1080,0

212,9

2005

2812,2

59,8

142.2

2288,3

321,9

 

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta, năm 1996 và năm 2005.
b) Nhận xét sự thay đổi về quy mô và cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta  trrong giai đoạn trên.

Hướng dẫn giải

a) Vẽ biểu đồ
– Xử lí số liệu:
Cơ cấu sản lương thịt các loại ở nước ta, năm 1996 và năm 2005
(Đơn vị: %)

Năm

Tống số

Thịt trâu

Thịt bò

Thịt lợn

Thịt gia cầm

1996

100,0

3,5

5,0

76,5

15,0

2005

100,0

2,1

5,1

81,4

11,4

 

 

-Tính số liệu

b) Nhận xét 
* Về quy mô
Trong giai đoạn 1996 – 2005:
– Tổng sản lượng thịt và sản lượng thịt các loại đều tăng:
+ Tổng sản lượng thịt lăng 1399,9 nghìn tấn, tăng gấp 2,0 lần.
+ Sản lượng thít trâu tăng 10,5 nghìn tấn, tăng gấp 1,2 lần.
+ Sản lượng thịt bò tăng 72,1 nghìn tấn, tăng gấp 2,02 lần.
+ Sản lưựng thịt lơn tăng 1208,3 nghìn tấn, lăng gấp 2,1 lần.
+ Sản lượng thịt gia cầm tăng 109 nghìn tấn, tăng gấp 1,5 lần.
– Sản lưựng thịt lợn có tốc độ tăng cao nhất, liếp đến là thịt bò và cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thịt các loại.
– Sản lượng thịt gia cầm có tốc độ tăng đứng thứ ba trong các loại thịt và thấp nhất là thịt trâu, cả hai loại thịt này đều có tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng tổng sản lưựng thịt các loại.
* Về cơ cấu 
– Trong cơ cấu sản lượng thịt các loại ở nước ta, thịt lợn chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là thịt gia cầm, sau đó là thịt bò và thịt trâu (dẫn chứng).
– Từ năm 1996 đến nãm 2005, cơ cấu sản lưựng thịt các loại ở nước ta có sự thay đổi khá rõ rệt:
+ Tỉ trọng sản lượns thịt trâu giảm 1,4%.
+ Tỉ trọng sản lưựng thịt bò tăng 0,1%.
+ Tỉ trọng sản lượng thịt lợn tăng 4,9%
+ Tỉ trọng sản lượng thịt gia cầm giảm 3,6%.

...

--(Nội dung tiếp theo của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)--

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Chuyên đề Bồi dưỡng HSG Địa Lý 9 năm 2021 - Chủ đề Sự phát triển và phân bố Nông nghiệp. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?