BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ 9
CHỦ ĐỀ "SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN"
Câu 1. Cho bảng số liệu sau:
Diện tích rừng nước ta, năm 2000 (nghìn ha)
Rừng sản xuất | Rừng phòng hộ | Rừng đặc dụng | Tổng cộng |
4733,0 | 5397,5 | 1442,5 | 11573,0 |
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích các loại rừng nước ta năm 2000.
b) Nhận xét về cơ cấu diện tích các loại rừng ở nước ta
Hướng dẫn giải
a) Vẽ biểu đồ
– Xử lí số liệu:
Rừng sản xuất | Rừng phòng hộ | Rừng đặc dụng |
40,9 | 46,6 | 12,3 |
– Vẽ:
Biểu đổ thể hiện cơ cấu diện tích các loại rừng ở nước ta, năm 2000
b) Nhận xét
Trong cơ cấu diện tích các toại rừng ở nước ta năm 2000, chiếm tỉ trợng cao nhất là rừng phòng hộ (46,6%), tiếp đến là rừng sản xuất (40,9%) và thấp nhất là rừng đặc dụng (chỉ chiếm 12,5%).
Câu 2. Cho bảng số liệu sau:
Diện tích rừng của Việt Nam qua các năm
(Đơn vị: triệu ha)
Năm | 1943 | 1983 | 2005 | 2011 |
Tổng diện tích rừng | 14,3 | 7,2 | 12,7 | 13,5 |
a) Tính tỉ lệ (%) độ che phủ rừng so với diện tích đất liền (làm tròn là 33 triệu ha).
b) Nhận xét về xu hướng biến động của diện tích rừng Việt Nam.
c) Nguyên nhân nào làm cho diện tích rừng nước ta bị tha hẹp? Nêu những biện pháp bảo vệ, khôi phục và phát triển tài nguyên rừng ở nước ta?
Hướng dẫn giải
a) Tính tỉ lệ độ che phủ rừng
Năm | 1943 | 1983 | 2005 | 2011 |
Tổng diện tích rừng | 43,3 | 21,8 | 38,5 | 40,9 |
b) Nhận xét
– Từ năm 1943 đến năm 1983, diện tích rừng Việt Nam giảm, từ 14,3 triệu ha xuống còn 7,2 triệu ha, giảm 7,1 triệu ha do chiến tranh tàn phá và do khai thác bừa bãi.
– Từ năm 1983 đến năm 2011, diện lích rừng Việt Nam ngày cảng tăng, từ 7,2 triệu ha (năm 1983) lên 13,5 triệu ha (năm 2011), tăng 6,3 triệu ha do đẩy mạnh công tác bảo vệ và trồng mới rừng.
c) Nguyên nhân và biện pháp
* Nguvên nhân
– Do khai thác rừng quá mức.
– Do phá rừng làm nương rẫy.
– Do cháy rừng.
– Do chiến tranh.
* Biện pháp
– Trồng rừng.
– Phòng chống cháy rừng, đốt rừng.
– Ngăn chặn phá rừng.
– Tăng cường công tác quản lí. bảo vệ rừng,…
Câu 3. Cho bảng số liệu sau:
Biến đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta, giai đoạn 1943 – 2010
Năm | Tổng diện tích có rừng (triệu ha) | Diện tích rừng tự | Diện tích rừng trồng (triệu ha) | Độ che phủ (%) |
1943 | 14,3 | 14,3 | 43,8 | |
1976 | 11,1 | 11,0 | 0,1 | 33,8 |
1983 | 7,2 | 6,8 | 0,4 | 22,0 |
1990 | 9,2 | 8,4 | 0,8 | 27,8 |
2000 | 10,9 | 9,4 | 1,5 | 33,1 |
2010 | 13,4 | 10,3 | 3,1 | 39,5 |
a) Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta trong giai đoạn 1943 – 2010.
b) Nhận xét sự thay đổi diện tích rừng và độ che phủ rừng của nước ta trong giai đoạn trên và giải thích nguyên nhân.
Hướng dẫn giải
a) Vẽ biểu đồ
Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta trong giai đoạn 1943 – 2010
Triệu ha %
b) Nhận xét và giải thích
– Tổng diện tích rừng của nước ta có nhiều biến đổi do sự biến đổi của diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng.
– Sự biến đổi tổng diện tích rừng làm cho độ che phủ rừng của nước ta cũng có sự biến đổi tương ứng.
– Năm 1943, diện tích rừng nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên, chưa có rừng trồng.
– Từ năm 1943 đến năm 1983, diện tích rừng trồng tăng 0,4 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên giảm 7,5 triệu ha nên tổng diộn tích cổ rừng của nước ta trong giai đoạn này giảm 7,1 triệu ha (từ 14,3 triệu ha năm 1943 xuống còn 7,2 triệu ha năm 1983), trung bình mỗi năm mất đi 0,18 triệu ha rừng. Tổng diện tích có rừng giảm làm cho độ chê phủ rừng cũng giảm theo và giảm đi 21,8%.
Nguyên nhân: do khai thác quá mức, đốt rừng làm rẫy, chiến tranh, cháy rừng.
– Từ năm 1983 đến năm 2010, diện tích rừng trồng lăng 2,7 triệu ha, diện tích rừng tự nhiên ngày cảng được phục hồi, tăng 3,5 triệu ha. Vì vậy, tổng diện tích rừng của nước ta trong giai đoạn này tăng 6,2 triệu ha, khiến cho độ che phủ rừng của nước ta cũng tăng 17,5%.
Nguyên nhân: do chính sách bảo vệ rừng và đẩy mạnh việc trồng rừng.
– Sự biến động diện tích rừng tự nhiên và diện tích rừng trồng chứng tỏ chất lượng rừng của nước ta giảm.
...
--(Nội dung tiếp theo của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)--
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Chuyên đề Bồi dưỡng HSG Địa Lý 9 năm 2021 - Chủ đề Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp, thủy sản. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.