BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VẬT LÍ 8
CHỦ ĐỀ: CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Định nghĩa chuyển động cơ học
- Sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác theo thời gian gọi là chuyển động cơ học
- Một vật được gọi là đứng yên so với vật này, nhưng lại là chuyển động so với vật khác. Đối với vật này thì chuyển động nhanh, nhưng đối với vật kia thì chuyển động chậm.
- Xét hai vật A và B cùng tham gia chuyển động.
1. Chuyển động của vật A và B khi ở trên cạn
- Vận tốc của v ật A và vật B so với vật làm mốc gắn với trái đất lần lượt là v1 và v2 và v12 là vận tốc của vật A so với vật B và ngược lại.
a) Chuyển động cùng chiều
Nếu hai vật chuyển động cùng chiều thì khi gặp nhau thì hiệu quãng đường hai vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa hai vật
sAB = s1 - s2
v12 = |v1-v2|
b) Chuyển động ngược chiều
Nếu hai vật chuyển động ngược chiều thì khi gặp nhautổng quãng đường hai vật đã đi bằng khoảng cách ban đầu giữa hai vật
sAB = s1+ s2
v12 = v1 + v2
2.Chuyển động của vật A và vật B trên sông
- Vận tốc của ca nô là v1, dòng nước là v2 thì v12 là vận tốc của ca nô so với bờ ( Bờ gắn với trái đất)
a) Chuyển động cùng chiều ( Xuôi theo dòng nước)
v12 = v1 + v2 ( Hoặc v = vvật + vnước)
b) Chuyển động ngược chiều( Vật chuyển động ngược dòng nước)
v12 = v1 - v2 ( Hoặc v = vvật - vnước)
* Chú ý chuyển động trên cạn nếu một vật chuyển động là gió thì ta cũng vận dụng công thức như trên sông.
II. Chuyển động đều
- Vận tốc của một chuyển động đều được xác định bằng quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian và không đổi trên mọi quãng đường đi
v=S/t với s: Quãng đường đi
t: Thời gian vật đi quãng đường s
v: Vận tốc
III. Chuyển động không đều
- Vận tốc trung bình của chuyển động không đều trên một quãng đường nào đó (tương ứng với thời gian chuyển động trên quãng đường đó) được tính bằng công thức:
vTb=S/t với s: Quãng đường đi
t: Thời gian đi hết quãng đường S
- Vận tốc trung bình của chuyển động không đều có thể thay đổi theo quãng đường đi.
* Chú ý: Khi giải bài tập chuyển động nên sử dụng đơn vị hợp pháp
+ Quãng đường (m); Thời gian (s) thì vận tốc ( m/s)
+ Quãng đường (km); Thời gian (h) thì vận tốc ( km/h)
B. BÀI TẬP
*Bài tập 1:
Một ô tô đi 5 phút trên con đường bằng phẳng v ới vận tốc 60km/h, sau đó lên dốc 3 phút với vận tốc 40km/h.
Coi ô tô chuyển động đều.
Tính quãng đường ô tô đi trong cả hai giai đoạn.
Tóm tắt t1 = 5 phút = 1/12h t2 = 3 phút = 1/20h v1 = 60km/h v2 = 40km/h S = S1 + S2 |
Bài giải
Quãng đường bằng phẳng có độ dài là
Từ công thức v1 = S1/t1
=>S1 = v1.t1 = 60.1/12 = 5(km)
Quãng đường bằng phẳng có độ dài là
Từ công thức v2 = S2/t2
=> S2 = v2.t2 = 40.1/20 = 2(km)
Quãng đường ô tô đi trong 2 giai đoạn là
S = S1 + S2 = 5 + 2 = 7(km)
Đáp số S = 7(km)
*Bài tập 2:
Từ điểm A đến điểm B một ô tô chuyển động đều với vận tốc v1 = 30km/h.
Đến B ô tô quay ngay về A, ô tô cũng chuyển động đều nhưng với vận tốc v2 = 40km/h.
Tính vận tốc trung bình của chuyển động cả đi lẫn về
Bài giải
Thời gian ô tô đi từ A đến B là t1 =S/v1; Thời gian ô tô đi từ A đến B là t2 = S/v2
Thời gian cả đi lẫn về của ô tô là t = t1 + t2 = S/v1+ S/v2
Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường cả đi lẫn về là
vtb = S/t
\(\frac{{2S}}{{\frac{S}{{{v_1}}} + \frac{S}{{{v_2}}}}} = \frac{{2S}}{{\frac{{S{v_2} + S{v_1}}}{{{v_1}{v_2}}}}} = \frac{{2S{v_1}{v_2}}}{{S({v_2} + {v_1})}} = \frac{{2{v_1}{v_2}}}{{{v_2} + {v_1}}}\)
Thay số ta được vtb = 34,3 ( km/h)
...
--(Nội dung tiếp theo của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)--
Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Vật Lý 8 - Chủ đề Chuyển động cơ học năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.