CÂU HỎI HAY BỒI DƯỠNG HSG SINH HỌC 8 CÓ ĐÁP ÁN
1. Khi bị bệnh, ta có nên tin tưởng vào sự cúng bái hoặc chữa ở thầy lang băm để khỏi bệnh không? Vì sao?
TL: Khi bị bệnh ta không nên tin tưởng vào sự cúng bái hoặc chữa ở những người mạo danh thầy thuốc, không có uy tín. Vì chỉ có thầy thuốc thật sự mới có đầy đủ những kiến thức về đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lí của cơ thể người trong mối quan hệ với môi trườn, từ đó có được chuẩn đoán đúng và điều trị bệnh hiệu quả.
2. Tại sao khi chỉ bị đau một bộ phận nào đó trong cơ thể nhưng ta vẫn thấy toàn cơ thể bị ảnh hưởng?
TL: Do cơ thể là một khối thống nhất có sự phối hợp hoạt động các cơ quan, các hệ cơ quan dưới sự điểu hoà cảu hệ thần kinh và hệ nội tiết.
3. Em hãy sờ bàn tay của mình vào da thịt của cơ thể em rồi sở vào thân cây phượng vĩ (me tây,…) ở sân trường. Hãy cho biết có gì khác nhau về độ cứng, mềm của hai cơ thể trên? Em đã biết cơ thể em đều có đơn vị cấu tạo là tế bào. Hây giải thích tại sao có sự káhc nhau đó?
TL: Ta thấy cơ thể người mềm hơn cơ thể cây phượng vĩ, tuy cả hai cơ thể trên đểu có đơn vị cấu tạo là tế bào, nhưng màng sinh chất của tế bào thực vật có thêm vách xenlulo (chất xơ)
4. Ta có thể chủ động làm cho bắp cơ ở cánh tay ta rút ngắn, phình to hoặc duỗi ra. Nhưng tại sao khi cơ ở ruột co thắt nhiều gây đau bụng ta không thể tự điều khiển choc ơ này giảm co thắt để khỏi đau bụng?
TL: Vì:
- Cơ ở cánh tay là cơ vân, gắn với xương, cơ này hoạt động theo ý muốn.
- Cơ ở thành ruột là cơ trơn hoạt động không theo ý muốn.
5. Ta thường có thói quen thuận bên phải nên khi vác, xách vật nặng ta cũng thường dùng vai phải, tay phải nhiều hơn. Điều này có nên không? Tại sao?
TL: Điều này không nên. Vì các em ở lứa tuổi học sinh, bộ xương đang phát triển, khi vác xách vật nặng, ta phải phân phối đều cho hai bên để bộ xương phát triển cân đối, tránh bị lệch xương, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
6. Khi bị sai khớp hay gãy xương thì phải cấp cứu như thế nào để không gây nguy hiểm thêm cho người bị nạn?
TL: Khi bị sai khớp, gãy xương phải dùng nẹp cứng dài hơn phần xượng bị gãy để băng cố định chỗ bị thương( có lót vật mềm: bong, vải sạch bên trong) dùng băng hoặc dây mềm quấn chặt lại phần bị thương có cặp nẹp rồi chuyển nạn nhân đến thầy thuốc.
7. Tắm nắng ban mai có ích lợi gì cho xương?
TL: Nắng ban mai giúp chuyển háo tiền vitamin D thành vitamin D, nhờ loại vitamin này cơ thể mới chuyển hoá được canxi để tạo xương.
8. Có những người bơi giỏi nhưng vẫn bị chết đuối, dân gian cho rằng họ bị ma da rút. Điều này đúng không? Giải thích?
TL: Chết đuốc không phải do ma da rút mà là do: tuy bơi giỏi nhưng bơi lâu, quá sức (có thể do chủ quan) gây mỏi cơ đến mức cơ không co được nữa (vọp bẻ) khi chưa đến bờ, gây chết đuối.
9. Tại sao phải tập thể dục giữa buổi học, giữa buổi làm việc (lao động trí óc) với những động tác vui càng tốt?
Vì tập thể dục làm tăng cường hoạt động của các hệ cơ quan khác như: hệ hô hấp cung cấp oxi cho cơ thể nhiều hơn, hệ tuần hoàn máu thải axit lactic được nhanh hơn giúp xua tan mệt mỏi.
Với những động tác thể dục vui, gây cười giúp tinh thần sảng khoái cho thời gian còn lại của buổi học, của buổi làm việc đạt năng suất cao hơn.
10. Các em gái thường đi giày có gót quá cao. Điều này có nên không? Tại sao?
Điều này là không nên. Vì đi giày gót quá cao làm cho các ngón chân phải chịu lực quá nhiều hơn bình thường, dễ gây mất thăng bằng, bước đi không vững chắc, gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bộ xương ở tuổi đang phát triển.
11. Có một số người cho rằng: khi bị nôn (ói) nhiều, tiêu chảy,… ta không nên uống nước. Điều này có đúng không? Vì sao?
Không đúng. Vì khi bị nôn (ói), tiêu chảy nhiều làm cơ thể mất nhiều nước, muối khoáng,… cần phải uống nước nhiều vào (tốt hơn là dung dung dịch: 1l nước chín với 8 muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối) để bù đắp lượng nước, muối khoáng,… bị mất, bảo đảm được thành phần của máu ổn định, máu lưu thông dễ dàng giúp cơ thể hoạt động bình thường.
12. Em có biết tiêm thuốc ngừa lao là được gì vào cơ thể không? Tại sao tiêm thuốc ngừa lao thì phòng được bệnh lao?
Tiêm thuốc ngừa lao là tiêm vi trùng lao đã bị làm yếu đi, không đủ khả năng gây bệnh, nhưng làm cho cơ thể tạo kháng thể trong máu. Khi vi trùng lao từ môi trường xâm nhập vào cơ thể, cơ thể đã có sẵn kháng thể chống lao, diệt vi trùng lao nên ta không bị bệnh lao.
13. Tại sao tiểu cầu ở trong mạch máu bình thường không tạo tơ máu ôm giữ các tế bào máu tạo thành khối máu đông?
Vì tiểu cầu chỉ vỡ ra khi chạm vào bờ vết thương. Khi tiểu cầu vỡ, tơ máu mới được hình thành và tạo thành khối máu đông.
14. Em có biết trong 1 phút co bóp bình thường, tim đã sản xuất một công là bao nhiêu và một đời người sống đến 70 tuổi thì tim đã sản xuất một công là bao nhiêu không?
- Trong 1 phút co bóp bình thường, tim đã sản xuất được một công tương đương 120J.
- Một đời người sống đến 70 tuổi, công của tim có thể đủ sức nâng 1000 con bò lên cao 1 km.
15. Huyết áp là gì? Khi có huyết áp cao có phải là cơ thể lúc đó có máu tăng lên không?
Huyết áp là áp lực của máu tác động vào thành mạch làm (do tim tạo ra) khi máu vận chuyển trong mạch. Khi huyết áp cao không có nghĩa là lượng máu của cơ thể tăng mà là một trạng thái bệnh lí của tim mạch cần được chữa trị để khỏi nguy hiểm đến tính mạng.
16. Chắc hẳn đã có lần em hắt hơi. Vậy hắt hơi là hoạt động thuộc cơ quan nào trong cơ thể?
Hắt hơi là một phản xạ hô hấp để tự vệ của cơ thể, loại bỏ vật lạ, khí lạ lọt vào đường hô hấp.
17. Dung tích sống là gì? Làm thế nào để cơ thể ta có dung tích sống lí tưởng?
Dung tích sống là thể tích lượng khí lớn nhất mà một cơ thể hít vào và thở ra một lần.
Để cơ thể có được dung tích sống lí tưởng, ta phải thường xuyên, ta phải thường xuyên, đều đặn tập thể dục thể thao đúng phương pháp, ngay từ lúc còn nhỏ và trong thời gian lâu dài.
18. Răng bị hư có ảnh hưởng gì đến hệ tiêu hoá không?
Bệnh sâu răng là phổ biến nhất trên thế giới, gây ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hoá.
Vì vậy, các em phải biết chải răng đúng cách và nhớ chải răng sạch sau khi ăn, trước khi đi ngủ để có hàm răng tốt, là một yếu tố không kém phần quan trọng nhằm đảm bảo sức khoẻ.
19. Em có biết, muốn nấu thịt mau mềm, các bà nội trợ cho vào trái gì khi nấu thịt không? Tại sao?
Muốn nấu thịt mau mềm, ta có thể cho thêm trái đu đủ non vào nấu cùng với thịt. Vì trong trái đu đủ non có pepsin là một emzim có tác dụng phân cắt protein ( enzim pepsin trong có trong dạ dày)
Muốn quá trình thải phân được điều hào, không bi táo bón em phải làm sao?
Muốn quá trình thải phân được điều hoà, không bị táo bón trong khẩu phần ăn phải có chất xơ ( trong rau xanh) và thường xuyên tập thể dục.
20.Tại sao dạ dày có thể bị loét?
Dạ dày có thể bị loét do lo âu phiền muộn kéo dài, lao động trí óc quá căng thẳng gây tiết axit, do vi khuẩn hoặc do thức ăn có lẫn những thứ thô ráp, có đầu nhọn hoặc cạnh sắc (xương cá, sạn, cát lẫn trong cơm) hoặc chứa một hoá chất “ăn mòn da” như thơm, khóm (dứa) làm niêm mạc dạ dày bị tổn thương, có thể chỗ tổn thương không được lớp chất nhầy bảo vệ phủ kín lên trên nữa, pepsin và HCl tấn công vào đó gây loét dạ dày.
Ngoài ra, nếu chúng ta thường xuyên để bụng đói, khi đó lượng HCl trong dạ dày có thể vượt quá 1% thì axit này sẽ dần phá huỷ gây loét dạ dày.
Chính vì vậy mà chúng ta cần phải ăn cơm đầy đủ, không được nhịn đói và phải cẩn thận khi ăn, tránh ăn uống chua khi bụng đói., sống vui vẻ và học tập có kế hoạch hợp lí.
21. Tại sao ở các em(tuổi thiếu niên) ăn nhiều và nhanh đói hơn người già?
Các em ở tuổi thiếu niên ăn nhiều và nhanh đói hơn người già vì các em có nhu cầu xây dựng cơ thể , nhu cầu năng lượng nhiều hơn nên cường độ trao đổi chất mạnh hơn, đồng hoá, di hoá cũng nhanh hơn.
---
-(Để xem nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: