Chuyên đề Bổ sung kiến thức về khí hậu, thủy văn Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021

BỔ SUNG KIẾN THỨC VỀ KHÍ HẬU, THỦY VĂN VIỆT NAM

 

A. LÝ THUYẾT

Các khái niệm cơ bản về các yếu tố, đặc trưng thủy văn:

1. Lưu lượng nước: ký hiệu là Q, là lượng nước chảy qua một mặt cắt ngang sông trong một đơn vị thời gian. Đơn vị lưu lượng thường là m3/s.

2. Tổng lượng dòng chảy: ký hiệu là W là lượng nước đi qua một mặt cắt sông trong thời đoạn T, đơn vị thường sử dụng là m3 hay km3.

3. Môđun dòng chảy: ký hiệu là q, hoặc M là lượng nước có khả năng sản sinh ra trên một đơn vị diện tích lưu vực (km2) trong một đơn vị thời gian. Đơn vị của môđun dòng chảy là m3/s.km2 hay l/s.km2.

4. Lớp dòng chảy: ký hiệu là y là chiều cao của lớp nước khi lượng dòng chảy được sinh ra trong một thời gian nhất định (năm, tháng,...) trải đều

trên bề mặt lưu vực. Đơn vị của lớp dòng chảy có cùng đơn vị với mưa là mm.

5. Dòng chảy chuẩn: ký hiệu Q0(m3/s), và W0(m3), M0(1/skm2), y0(mm) là đặc trưng dòng chảy năm trung bình. Khi chuỗi số liệu quan trắc đủ dài (vài chục năm), đặc trưng dòng chảy này mới ổn định. Ta gọi nó là dòng chảy trung bình nhiều năm hoặc dòng chảy chuẩn.

6. Hệ số dòng chảy: ký hiệu là α là tỷ số chiều cao lớp dòng chảy (y) trong thời đoạn nào đó trên lượng mưa (X) tương ứng với thời đoạn đó trên lưu vực.

7. Mực nước là độ cao của mặt nước trong sông so với độ cao chuẩn (tại Việt Nam sử dụng mực nước biển trung bình tại trạm Hòn Dấu - Hải Phòng là độ cao chuẩn), có giá trị bằng 0. Mực nước được ký hiệu là H và đơn vị là cm hoặc m.

B. BÀI TẬP VÍ DỤ

Căn cứ vào bảng lượng mưa và lượng dòng chảy tại các lưu vực sông (SGK trang 124), hãy:
a) Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên từng lưu vực (mỗi lưu vực một biểu đồ).
b) Tính thời gian và độ dài (số tháng) của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng.
c) Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực nói riêng và trên toàn quốc nói chung.

Trả lời

a) Vẽ biểu đồ kết hợp cột đường:

Biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Hồng.

Biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên lưu vực sông Gianh.

b) Tính thời gian và độ dài (số tháng) của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng:
- Lượng mưa trung bình các tháng ở lưu vực sông Hồng (trạm Sơn Tây): 153mm; ở lưu vực sông Gianh (trạm Đồng Tâm): 186mm.

=>+ Các tháng mùa mưa trên sông Hồng: từ tháng 5 - 10.

     + Các tháng mùa mưa trên sông Gianh: từ tháng 6 - 11.

- Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng ở lưu vực sông Hồng (trạm Sơn Tây): 3632m3; ở lưu vực sông Gianh (trạm Đồng Tâm): 61,7m3/s.

=> + Các tháng mùa lũ trên sông Hồng: từ tháng 6 - 10.

     + Các tháng mùa lũ trên sông Gianh: từ tháng 9 -11.

c) Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực nói riêng và trên toàn quốc nói chung:

- Các tháng của mùa lũ trùng hợp với các tháng mùa mưa: trên lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây): 6, 7, 8, 9, 10; trên lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm): 9, 10, 11.

- Các tháng của mùa lũ không trùng hợp với các tháng mùa mưa: trên lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây): tháng 5; trên lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm): tháng 8.

=> Sông Gianh có mùa mưa lùi về thu đông nên mùa lũ cũng lùi về các tháng cuối năm (tháng 9,10,11). Nhìn chung ở nước ta, chế độ nước sông trùng với chế độ mưa, mùa lũ trùng mùa mưa và mùa cạn trùng mùa khô. Tuy nhiên trên thực tế mùa lũ thường lùi sau mùa mưa khoảng 1 tháng, vì nước mưa cần thời gian để tích đủ lượng nước.

C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tháng nào của mùa mưa không trùng hợp với mùa lũ (sông Gianh)?

A. Tháng 6

B. Tháng 7

C. Tháng 8

D. Tháng 5

Câu 2: Dựa vào bảng kết quả lượng mưa và lưu lượng của sông Gianh (trạm Đồng Tâm), cho biết lượng mưa cao nhất trong năm là tháng nào?

A. 8

B. 9

C. 10

D. 11

Câu 3: Các nhân tố nào làm biến đổi dòng chảy tự nhiên, làm cho mùa lũ không trùng với mùa mưa?

A. Hệ số thấm của đất.

B. Tất cả đều đúng.

C. Độ che phủ rừng.

D. Hình dạng mạng lưới sông và hồ chứa nước.

Câu 4: Sông Hồng đổ nước ra cửa biển nào?

A. Cửa Trà Lí

B. Cửa Ba Lạt

C. Cửa Ba Lạt và cửa Trà Lí

D. Cửa Thái Bình

Câu 5: Mùa mưa ở lưu vực sông Hồng kéo dài mấy tháng?

A. 7

B. 5

C. 6

D. 4

Câu 6: Cho biết mùa mưa ở sông Gianh (Đồng Tâm) kéo dài tập trung vào các tháng nào?

A. Tháng 10 đến tháng 11.

B. Tháng 6 đến tháng 11.

C. Tháng 9 đến tháng 11.

D. Tháng 8 đến tháng 11.

Câu 7: Mùa lũ ở sông Gianh kéo dài mấy tháng?

A. 5

B. 6

C. 3

D. 4

Câu 8: Cho biết tháng lũ cao nhất ở sông Hồng (Sơn Tây).

A. 9

B. 8

C. 6

D. 7

Câu 9: Mùa mưa lưu vực sông Hồng từ tháng 5-10, lượng mưa trung bình là bao nhiêu

A. 263mm

B. 270mm

C. 300mm

D. 200mm

Câu 10: Mùa lũ từ tháng 6-10, lưu lượng nước trung bình ở sông Hồng là:

A. 5547 m3/s

B. 6547 m3/s

C. 6947 m3/s

D. 6500 m3/s

Câu 11: Mùa mưa lưu vực sông Gianh từ tháng 6 -11, lượng mưa trung bình

A. 300,7 mm

B. 209,7 mm

C. 300 mm

D. 309,7 mm

Câu 12: Mùa lũ từ tháng 8-11, lưu lượng trung bình ở Sông Gianh là:

A. 128,9 m3/s

B. 108,9 m3/s

C. 100,9 m3/s

D. 138,9 m3/s

Câu 13: Ở lưu vực sông Gianh vào tháng nào có mưa nhưng chưa có lũ:

A. Tháng 8

B. Tháng 10-11

C. Tháng 6

D. Tháng 6 và tháng 7

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

Đáp án

C

C

B

C

B

D

C

B

A

B

D

A

D

 

---(Hết)---

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Chuyên đề Bổ sung kiến thức về khí hậu, thủy văn Việt Nam môn Địa Lý 8 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?