CÂU HỎI TỰ LUẬN ÔN TẬP TỔNG HỢP MÔN SINH HỌC 8
1: Nêu mối quan hệ giữa trao đổi chất ở cấp độ cơ thể vs trao đổi chất ở cấp độ tế bào?
-Sự trao đổi chất diễn ra ở 2 cấp độ có mối quan hệ chặc chẽ với nhau.
-Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể tạo điều kiện cho trao đồi chất ở cấp độ tế bào.
-Nhờ có sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể, tế bào lấy được oxi và các chất dinh dưỡng từ môi trương ngoài, đồng thời thải ra các sản phẩm phân hủy của mình. Không có sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể thì ko có sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào.
-Ngược lại trao đổi chất ở cấp độ tế bào giúp cho từng tế bào tồn tại và phát triển trên cơ sở ấy cơ thể tồn tại và phát triển. Nếu sự trao đổi chất ở tế bào diễn ra không bình thường thì cơ thẻ phát triển không bình thường.
2: Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đồi chất ở cấp độ tế bào?
| Môi trường trao đổi | Chất trao đổi |
Trao đổi chất giữa cơ thề với môi trường ngoài. | Hệ hô hấp Hệ tiêu hóa Hệ bài tiết | Oxi, CO2. Nước, thức ăn, muối khoáng. Chất thải. |
Trao đổi chất giữa tế bào vs môi trường trong. | Máu Nước mô Tế bào | Chất dinh dưỡng. Sản phẩm bài tiết. Oxi,CO2 |
3:Nêu các hệ cơ quan và chức năng của chúng trong cơ thể người?
Hệ cơ quan | Các cơ quan trong từng hệ cơ quan | Chức năng của hệ cơ quan |
Hệ vận động | Cơ xương. | Nâng đở, vận động cơ thể. |
Hệ tiêu hóa | Ông tiêu hóa, tuyến tiêu hóa. | Tiêu hóa thức ăn thành chất dinh dưỡng |
Hệ tuần hoàn | Hệ mạch. | Lưu thông máu để trao đổi chất |
Hệ hô hấp | Phổi, khí quản, đường dẫn khí. | Trao đổi khí |
Hệ bài tiết | Thận, da. | Thải cá chất cơ thể khong hấp thụ ra ngoài |
Hệ thần kinh | Thần kinh trung ương, thần kinh nội bộ. | Điều khiển mọi hoạt động cơ thể |
4: Tại sao cơ thể người là một khối thông nhất?
-Vì các cơ quan trong môt hệ,các hệ cơ quan trong 1 cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều hòa của thần kinh và hệ nội tiết.
5:Giải thích mối quan hệ thống nhất về chức năng của màng sinh chất, chất tế bào và nhân?
-Màng sinh chất thực hiện trao đổi chất giữa té bào với môi trường trong cơ thể
-Trong màng là chất tế bào nơi diễn ra hoạt động sống của tế bào
-Nhân điều khiển mọi hoạt động sống của tê bào
6:Vì sao để khi sai khớp phải chữa ngay không để lâu?
-Vì để lâu bao khớp ko tiết dịch nữa, sau nay có chữa khỏi, xương cử động khó khăn.
7: Để chống cong vẹo cột sống trong lao động và học tập phải chú ý điều gì?
-Khi ngồi vào bàn học phải ngồi dúng tư thế ko được cuối gò, nghiêng vẹo.
-tập thẻ duc thường xuyên đều đặn.
-ko mang vác nặng hay mang về 1 phía trong thời gian dài mà phải mang đông đều ở cả 2 bên.
8:Máu gồm những thành phần cấu tạo nào? Chúc năng của từng thành phần?
-Máu gồm:
+Huyết tương 55%. Duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch, vận chuyển các chất dinh dưỡng ,các chất cần thiết khác và các chất thải.
+ Các tế bào máu 45%: Bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu.
Tiểu cầu thâm gia vào quá trình đông máu khi máu chảy ra ngoài cơ thể.
Hồng cầu vận chuyển O2 và CO2.
Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể.
9. Vì sao máu từ phổi về tim đến tế bào có màu đỏ tươi. Còn máu tù tế bào về tim có màu đỏ thẫm?
Máu từ phổi về tim mang nhiều O2 nên máu có màu đỏ tươi do hồng cầu có HP (huyết sắt tố)có đặc tính khi kết hợp với O2 sẽ có màu đỏ tươi. Máu tù tế bào về tim mang nhiều CO2 nên máu có màu đỏ thẫm do HP( huyết sắt tố)có đặc tính khi kết hợp với CO2 sẽ có màu đỏ thẫm.
10. Ngoài khả năng diệt khuẩn bằng các thực bào bạch câu còn có cách nào bảo vệ cơ thể chống vi khuẩn?
-Tạo kháng thể dể vô hiệu hóa kháng nguyên( bạch cầu lim phô B.)
-Phá hủy tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh( bạch cầu limphoT)
11: Thế nào là hiện tượng dông máu? Tại sao máu trong mạch ko đông mà ra ngoài lại đông?
Hiện tượng đông máu:
Huyết tương có một loại protein hòa tan gọi là chất sinh tơ máu. Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vở và giải phóng enzim. Ezim làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông.
-vì khi ra khỏi mạch trong máu hình thành các sợi tơ máu tạo thành một tấm lưới kéo các hồng càu bạch cầu tụ lại thành cục máu.
12: Tại sao ta phải thở? Thở bao gồm những cử động nào?
Mọi hoạt động sống của tế bào và cơ thể đều cần năng lượng. sự sản sinh và tiêu dùng năng lượng trong cơ thể có liên quan với O2 và CO2 mà các chất nay chỉ co trong ko khí và chỉ đi vào cơ thể bằng con đương hô hấp. Vì vậy mà chúng ta cần phải thở.
Thở gồm:
-Trao đổi khí ở phổi.
-Trao đổi khí ở tế bào
-Sự thở
13: Thế nào là không khí bị ô nhiễm? Để có môt hệ hô hấp khỏe mạnh cần có biện pháp gì?
*Không khí bị ô nhiễm là không khí có:nhiều bụi, các khí đôc( như nitơ oxit,lưu huỳnh oxit,cacbon oxit...)
các chất độc hại( như nicôtin,nitrozamin,…), các vi sinh vật gây bệnh.
Biện pháp:
Trồng nhiều cây xanh.
Đeo khổi trang chông bụi khi làm vệ sinh hay hoạt động ở môi trường nhiều bụi.
Ko hút thuốc lá.
Ko xả rac bùa bãi.
14: T/ăn ở dạ dày xuống ruột non như thế nào? Nhờ những bộ phận nào?
T/ăn ở dạ dày xuống ruột non được biến đổi tiếp về mặt hóa học là chủ yếu.
-Nhờ có nhiều tuyến tiêu hóa hỗ trợ như gan,tụy,các tuyến ruột ,nên ở ruột non có đủ các loại en-zim phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn (gluxit,lipit,prôtêin)thành các chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được(đường đơn,glixêrin và axit béo ,axit amin).
---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Câu hỏi tự luận ôn tập tổng hợp Sinh học 8 năm 2020. Để xem thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để tham khảo và tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: