CÂU HỎI TỰ LUẬN ÔN TẬP - VSV
CHƯƠNG III – VIRUT VÀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Câu 1. Mô tả hình thái và cấu trúc của virut?
Câu 2. Cho biết virut có những đặc điểm cơ bản nào?
Câu 3. Giải thích các khái niệm capsôme, capsit, nuclêôcapsit, vỏ ngoài.
Câu 4. Virut sao chép ngược (Retrovirut) có vật chất di truyền là gì và được nhân lên như thế nào?
Câu 5. Tại sao nói virut là dang kí sinh nội bào bắt buộc?
Câu 6. So sánh điểm khác nhau về cấu tạo và hoạt động của virut và vi khuẩn?
Câu 7. Vì ssao virut chỉ gọi là dạng sống mà không phải là cơ thể sống?
Câu 8. Virut khác với các sinh vật có cấu trúc tế bào như thế nào?
Câu 9. Tại sao không thể thực hiện nuôi cấy virut như các chủng vi sinh vật khác?
Câu 10. Tại sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế bào nhất định? Cho ví vụ.
Câu 11. Quá trình xâm nhập của virut động vật và phagơ khác nahu như thế nào?
Câu 12. HIV nhân lên trong tế bào như thế nào?
Câu 13. Vi sinh vật cơ hội là gì?
Câu 13. Tại sao nhiều người không hay biết mình bị nhiễm HIV? Điều này nguy hiểm như thế nào đối với xã hội?
Câu 14. Ta phải có nếp sống như thế nào để tránh bị nhiễm HIV? Có nên xa lánh người bị nhiễm HIV hay không?
Câu 15. Trình bày chu trình nhân lên của virut trong tế bào chủ.
Câu 16. Trong các giai đoạn của bệnh AIDS theo em giai đoạn nào là nguy hiểm nhất? vì sao?
Câu 17. Bệnh cơ hội là gì?
Câu 18. Hãy chỉ ra sự khác nhau giữa chu trình tan và chu trình tiềm tan trong sự nhân lên của virut.
Câu 19. Vi sinh vật gây hội chứng AIDS thuộc nhóm vi sinh vật nào, vi sinh vật gây bệnh lao thuộc nhóm vi sinh vật nào? Cho biết điểm giống nhau về cấu tạo và hoạt động sống của nhóm vi sinh vạt trên.
Câu 20. So sánh những điểm khác nhau giữa virut và vi khuẩn?
Câu 21. Khi dùng một lọa vi khuẩn có khả năng phân hủy rỉ đường thành bột ngọt; glutamatnatri, người ta nhận thấy có một trường hợp trong các bình nuôi cấy trở nên trong suốt có nghĩa là đã bị hỏng. Theo em, bình nuôi cấy bị hỏng do nguyên nhân nào, giải thích?
Câu 22. Cho ví dụ một số ứng dụng cụ thể của virut.
Câu 23. Trình bày con đường xâm nhiểm của virut vào cơ thể thực vật và các biện pháp phòng bệnh do virut gây ra ở thuwch vật.
Câu 24. Trình bày nguyên lý và ứng dụng thực tiển của kỉ thuật di truyền có sử dụng phagơ.
Câu 25. Virut khác với các sinh vật có cấu tạo tế bào như thế nào?
Câu 26. Phagơ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh vật như thế nào? Làm thế nào để giảm bớt thiệt hại do virut gây ra trong công nghệ sinh vật?
Câu 27. Interferon là gì? Nêu vai trò của interferon?
Câu 28. Bệnh đốm trắng ở tôm sú là một dịch bệnh do virut truyền nhiễm làm tôm chết hàng loạt, gây tổn thất nghiêm trọng cho nghề nuôi tôm nước ta. Virut này có bộ gen là AND và vật chủ là tôm cua.
Hãy cho biết:
- Đặc điểm cấu trúc và vòng đời của virut.
- Các sự kiện diễn ra khi virut sinh sản và phá hủy tế bào kí chủ.
- Các con đường lây lan truyền bệnh virut này? Có thể chửa bằng cách dùng penixilen cho tôm được không? Ăn tôm bệnh, người ăn có bị bệnh không? Vì sao?
Câu 29. Khi trực khuẩn Gram dương (Bacillus brevis) phát triển trong môi trường lỏng, người ta thêm lizôzim vào dung dịch nuôi cấy. Các vi khuẩn có thể nhiểm phage không? Vì sao?
Câu 30. Nêu tầm quang trọng của đấu tranh sinh học trong việc xây dựng một nền nông nghiệp an toàn và bền vững.
Câu 31. Bệnh truyền nhiễm là gì? Điều kiện để vi sinh vật gây bệnh cho người.
Câu 32. Giải thích các khái niệm: miễn dịch, kháng nguyên, kháng thể.
Câu 33. Phân biệt miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch không đặc hiệu; phân biệt miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
Câu 34. Cho ví dụ một số bệnh truyền nhiễm thường gặp trong cộng đồng.
Câu 35. Trình bày những điểm giống nhau giữa virut và vi khuẩn.
Câu 36. Dựa vào các con đường lây nhiễm, muốn phòng tránh bệnh do virut gây ra ta phải thực hiện những biện pháp gì?
Câu 38. Môi trường sống của chúng ta có rất nhiều vật gây bệnh, nhưng tại sao chúng ta không mắc bệnh?
Câu 38. Vì sao người ta nói virut nằm trong ranh giới giữa cơ thể sống và vật không sống?
Trên đây là nội dung Câu hỏi tự luận ôn tập Chương III- Phần Vi sinh vật. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.