CÂU HỎI TỰ LUẬN ÔN TẬP
CHƯƠNG I – THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
I. LÝ THUYẾT
Câu 1. Tại sao 4 nguyên tố C, H, O, N lại là những nguyên tố chính (chiếm 96,3%) cấu tạo nên cơ thể sống mà không phải là các nguyên tố khác?
Câu 2. Tại sao có những nguyên tố cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng thiếu nó thì một số chức năng sinh lý có thể vị ảnh hưởng nghiêm trọng?
Câu 3. Hậu quả gì sẽ xãy ra khi ta đưa các tế bào sống vào ngăn đá tủ lạnh? Tại sao?
Câu 4. Tại sao trong khẩu phần ăn hằng ngày nên thường xuyên đổi món mà không nên chỉ ăn 1 món cho dù là rất bổ?
Câu 5. Tại sao việc phơi hay sấy khô sẽ giúp bảo quản được thưc phẩm tất hơn?
Câu 6. Tại sao cần phải bón phân hợp lý chho cây trồng?
Câu 7. Việc tìm kiếm sự có mặt của nước trên các hành tinh mới có ý nghĩa gì?
Câu 8. Cho biết vai trò của các nguyên tố vi lượng đối với cơ thể sống?
Câu 9. Trình bày cấu trúc và các đặc tính lý hóa của nước, cũng như vai trò của nước trong tế bào sống?
Câu 10. Vai trò của nước đối với tế bào? Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước?
Câu 11. Giải thích hiện tượng tại sao con nhện nước lại có thể đứng và chạy trên mặt nước?
Câu 12. Có phải mọi cơ thể sống đều cần tất cả các nguyên tố hóa học như nhau?
Câu 13. Đường đơn là gì? Cho biết một số loại đường đơn mà e biết?
Câu 14. Đường đôi là gì? Trong tự nhiên có những loại đường đôi nào? Chúng được tìm thấy trong loại thực phẩm nào?
Câu 15. Tại sao người già không nên ăn nhiều mở?
Câu 16. Tại sao trẻ em hay ăn bánh kẹo vặc lại có thể dẫn đến suy dinh dưỡng?
Câu 17. Nếu ăn quá nhiều đường thi có thể dẫn tới bị bệnh gì?
Câu 18. Tại sao người không tiêu hóa được xenlulôzơ nhưng chúng ta cần phải ăn rau xanh hàng ngày?
Câu 19. Tại sao trẻ em ngày nay hay mắc bệnh béo phì?
Câu 20. Tại sao một số người không uống được sữa?
Câu 21. Tại sao nhiều người không ăn hoặc ăn rất ít dầu mở nhưng vẫn tích lũy rất nhiều mở dưới da?
Câu 22. Dầu mỡ khác nhau ở điểm cấu tạo, trạng thái như thế nào? Tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ?
Câu 23. Hãy kể tên các chất hữu cơ cacbonhiđrat có trong tế bào thực vật và nêu vai trò của chúng.
Câu 24. Nêu sự giống nhau và khác nhau cơ bản của xenlulôzơ và glicôgen về cấu trúc?
Câu 25. Nhiệm vụ cung cấp glucôzơ cho cơ thể thực vật của tinh bột như thế nào? Vì sao khi thủy phân tinh bột enzim không phân hủy được xenlulôzơ?
Câu 26. Chứng minh rằng prôtêin là loại hợp chất hữu cơ đa dạng nhất trong các đại phân tử hữu cơ?
Câu 27. Những yếu tố nào có thể làm thay đổi chức năng của prôtêin?
Câu 28. Axit amin không thể thay thế là gì? Chúng ta có thể lấy nó từ đâu?
Câu 29. Vì sao khi ăn nhiều prôtêin của nhiều loài động vật nhưng cơ thể lại tạo ra prôtêin đặc trưng cho người?
Câu 30. Vì sao phải ăn prôtêin từ nhiều loại thức ăn khác nhau?
Câu 31. Việc thay thế cấu trúc bậc 1 của phân tử prôtêin có làm cho chức năng prôtêin thay đổi hay không?
Câu 32. Các sản pẩm của cơ thể sinh vật như tơ nhện, tơ tằm, da, lông, tóc, thịt đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng lại rất khác nhau, vì sao?
Câu 33. Tại sao một số vi sinh vật sống được trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 1000C mà prôtêin của chúng lại không bị hư hỏng (biến tính)?
Câu 34.Tại sao khi nấu riêu cua thì prôtêin của cua lại đóng thành từng mảng?
Câu 35. Trình bày vai trò của phân tử prôtêin đối với tế bào. Phân tử prôtêin có thể bị biến tính trong những điều kiện môi trường nào?
Câu 36. Cấu trúc nào quy định hoạt tính chức năng cuả prôtêin? Cho ví dụ chứng minh.
Câu 37. Những ví dụ chứng minh vai trò quan trọng của prôtêin.
Câu 38. Phân tử axit amin, pôlypeptit và prôtêin.
Câu 39. Trình bày các đặc điểm của cấu trúc AND giúp chúng thục hiện được chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 40. Tại sao cùng sử dụng 4 loại nuclêôtit để lưu giữ thông tin di truyền nhưng các loài sinh vật lại có nhiều đặc điểm hình thái rất khác nahu?
Câu 41. Đặc điểm nào trong cấu trúc AND cho phép nó có khả năng tự sửu chửa sai sót nếu có?
Câu 42. Dựa vào kiến thức đã học em hãy giải thích thử nguyên nhân của sự đa dạng trong thế giới sinh vật ngày nay?
Câu 43. ARN là gì? Nguồn gốc và phân loại ARN ở tế bào nhân thực?
Câu 44. Nêu những điểm giống và khác nhau trong cấu trúc của các loại ARN ở tế bào nhân thực?
Câu 45. So sánh cấu trúc hóa học của AND và mARN.
Câu 46. Thế nào là hiện tượng biến tính và hồi tính của AND? Ứng dụng của chúng vào việc lai phân tử như thế nào?
II. BÀI TẬP
Bài 1. Một gen có khối lượng phân tử là 9.105 đvC.
a. Tính chiều dài của gen bằng milimét?
b. Trên mạch 1 của gen có A = 2T = 3G = 4X. Tính số nuclêôtit mỗi loại trên từng mạch đơn của gen?
Bài 2. Một phân tử AND có số liên kết hyđrô là 78.105. Trong đó AND có timin = 20%.
a. Tính chiều dài của phân tử AND theo micrômét.
b. Tính khối lượng, số chu kì xoắn và số liên kết hóa trị của đoạn gen.
Bài 3. Mọt gen có số liên kết hyđrô là 3120 và tổng số liên kết hóa trị là 4798. Trên mạch đơn thứ nhất của gen có: A = 120, trên mạch đơn gen thứ hai có 240.
a. Chiều dài, khối lượng, số lượng chu kì xoắn của đoạn gen trên.
b. Số nuclêôtit của mổi loại gen.
c. Tỷ lệ % từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen là:
{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Câu hỏi tự luận ôn tập Chương I - Sinh học 10. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.