CÂU HỎI TỰ LUẬN ÔN TẬP - VSV
CHƯƠNG I – CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
Câu 1. Nêu vài ví dụ về môi trường tự nhiên cho vi sinh vật phát triển.
Câu 2. Người ta dựa vào đâu để phân chia các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật.
Câu 3. Hô hấp vị hiếu khí là gì?
Câu 4. Hô hấp kị khí là gì? Cho biết một số hình thức hô hấp kị khí ở vi sinh vật?
Câu 5. Kể tên một số hình thức hô hấp ở các loài vi sinh vật mà em biết.
Câu 6. Trình bày điểm khác nhau giữa quang hợp và hóa tổng hợp.
Câu 7. Hóa tổng hợp là gì? Cho biết vai trò của hóa tổng hợp trong tự nhiên.
Câu 8. So sánh hóa tổng hợp và quang tổng hợp.
Câu 9. Ở vi sinh vật có những hình thức dinh dưỡng nào?
Câu 10. Vi khuẩn nitrit hóa thuộc kiểu dinh dưỡng nào? Cơ chế hoạt động của các vi khuẩn này?
Câu 11. Xác định kiểu dinh dưỡng, nguồn năng lượng và cacbon của các vi sinh vật sao đây: vi khuẩn lam, vi khuẩn nitrat, vi khuẩn lục, nấm men.
Câu 12. So sánh lên men rượu và lên men lactic.
Câu 13. So sánh hai quá trình lên men lactic và lên men rượu về loại vi sinh vật, sản phẩm và cách nhận biết.
Câu 14. So sánh quá trình lên men rượu từ đường và lên men lactic.
Câu 15. Người ta đã ứng dụng hình thức lên men nào trong muối dưa, muối cà? Quá trình đó diễm ra như thế nào?
Câu 16. Tại sao sữa chua được ưa thích như thế? Chúng được sản xuất như thế nào? Giải thích hiện tượng: trạng thái, hương và vị được tạo ra từ sữa chua. Viết phương trình tổng quát.
Câu 17. Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nấp có mùi giống nhau không? Vì sao?
Câu 18. Việc làm tương và làm nước mắm có sử dụng cùng một loại vi sinh vật không? Đạm trong tương và trong nước mắm có nguồn gốc từ đâu?
Cau 19. Tại sao bính mì, bánh bao khi làm xong lại trở thành xốp?
Câu 20. Việc làm nem chua dựa trên cơ sở nào?
Câu 21. Vì sao trẻ em ăn nhiều kẹp thường bị sâu răng?
Câu 22. Vi khuẩn lam thuộc kiểu dinh dưỡng nào? Vì sao?
Câu 23. Vì sao trái cây chín lâu ngày sẽ có vị chua?
Câu 24. Tại sao khi ủ rượu hay làm sửa chua thì không nên mở nắp ra xem?
Câu 25. Tại sao khi muối dưa người ta thường cho thêm một ít nước dưa cũ? 1 – 2 thìa đường?
Câu 26. Trong công nghẹ sản xuất bơ sữa, sự lên men của vi khuẩn diễn ra như thế nào?
Câu 27. Hãy nêu 2 ví dụ về lợi ích và tác hại của vi sinh vật có hoạt tính phân giải tinh bột và prôtêin?
Câu 28. Tác nhân gây hại các loại quả thường là nấm mốc mà ít khi là vi khuẩn. Vì sao?
Câu 29. Để dưa ngon, khi muối chúng ta cần chú ý điều gì? Tại sao? Ví sao ta không nên để dưa quá lâu?
Câu 30. Khi ngâm mô lá còn tươi và dể phân giải vào một cốc nước sao một thời gian có các hiện tượng gì xảy ra? Giải thích?
Câu 31. Để sản xuất một loại prôtêin làm thức ăn chăn nuôi người ta nuôi nấm men trong thùng với điều kiện: độ PH phù hợp, nhiệt độ thích hợp, đầy đủ chất dinh dưỡng và thổi khí liên tục. Sau mấy ngày lấy ra, ly tâm, thu sinh khối, làm khô và đóng gói. Đây có phải là quá trình lên men không? Tại sao?
Trên đây là nội dung Câu hỏi tự luận ôn tập Chương I - Phần Vi sinh vật. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.