Câu hỏi tự luận nâng cao chủ đề Quy luật di truyền Sinh học 9

MỘT SỐ CÂU HỎI TỰ LUẬN NÂNG CAO

CHỦ ĐỀ: QUY LUẬT PHÂN LI

Câu 1:Nêu điều kiện nghiệm đúng của qui luật phân li?

                                          Trả lời:

  • Pt\c về cặp tính trạng tương phản
  • Tính trạng trội phải trội hoàn toàn
  • Số cá thể thu được ở các thế hệ lai để phân tích phải đủ lớn

Câu 2:So sánh định luật đồng tính và định luật phân li?

                                       Trả lời:

*Giống nhau:

  • Đều phản ánh sự di truyền của 1 cặp tính trạng
  • Đều chỉ đúng khi tính trạng trội phải trội hoàn toàn
  • Pt\c về cặp tính trạng tương phản

*Khác nhau:

      Định luật đồng tính

        Định luật phân tính

Phản ánh kquả ở con lai F1

Phản ánh kquả ở con lai F2

F1đồng tính là tính trạng trội,tính trạng lặn không xuất hiện

F2 phân li theo tỉ lệ trung bình là:3trội :1lặn

F1 chỉ xuất hiện 1 kgen dị hợp:Aa

F2 xuất hiện 3 kgen với tỉ lệ:1AA:2Aa:1aa

Kết quả kiểu hình ở F1 đều nghiệm đúng với mọi số lượng xuất hiện ở F1

Kết quả kiểu hình ở F2 chỉ nghiệm đúng khi số con  lai thu được phải đủ lớn

Câu 3:   Hiện tượng tính trạng trội hoàn toàn là gì? Hãy nêu VD và lập sơ đồ lai minh hoạ từ P à F của phép lai 1 tính với tính trội không hoàn toàn

                                                  Trả lời:

  • *Khái niệm: là hiện tượng gen trội át không hoàn toàn gen lặn à thể dị hợp biểu hiện kiểu hình trung gian giữa tính trạng trội và tính trạng lặn
  • VD và lập sơ đồ lai minh hoạ(HS tự hoàn thiện)
  • Gợi ý:lấy vd màu hoa ở cây giao phấn

Câu 4:So sánh phép lai 1 cặp tính trạng trong 2 trường hợp tính trội hoàn toàn và tính trội không hoàn toàn về cơ sở,cơ chế và kết quả ở F1 ,F2

                                                  Trả lời:

*Giống nhau:

  • Cơ sở:đều có hiện tượng gen trội lấn át gen lặn
  • Cơ chế:quá trình di truyền của tính trạng đều dựa trên sự phân li của cặp gen trong giảm phân tạo giao tử và sự tổ hợp của các gen trong thụ tinh tạo hợp tử
  • Kết quả:
    • Nếu Pt\c à F1 đồng tính à F2 phân li tính trạng
    • F1 đều mang kiểu gen dị hợp
    • F2 đều có 1 đồng hợp trội:2 dị hợp:1 đồng hợp lặn

*Khác nhau:

Điểm 

Tính trội hoàn toàn

Tính trội ko hoàn toàn

Cơ sở

Gen trội át hoàn toàn gen lặn

Gen trội át không hoàn toàn gen lặn

Kết quả

F1 Đồng tính.                                     

F2:3 trội:1 lặn

F1 đồng tính

F2 1 trội :2 trung gian:1  lặn

Câu 5: Nếu không dùng phép lai phân tích có thể sử dụng thí nghiệm lai nào khác để xác định một cơ thể có kiểu hình trội là thể đồng hợp hay thể dị hợp ?

Trả lời:

Không dùng phép lai phân tích có thể xác định được một cơ có KH trội là ở thể đồng hợp  hay dị hợp bằng cách cho cơ thể đó tự thụ phấn:

  • Nếu kết quả thu được là đồng tính  thì cơ thể đem lai là đồng hợp

(SĐL: AA x AA)

  • Nếu kết quả thu được là phân tính theo tỉ lệ là 3:1 thì cơ thể đem lai là dị hợp

(SĐL: Aa x Aa )

Câu 6: Vì sao hiện tượng DTLK lại hạn chế sự xuất hiện BDTH?

Trả lời:

  • Trong cơ thể sinh vật chứa rất nhiều gen
  • Theo Menđen thì mỗi gen nằm trên 1 NST và di truyền độc lập với nhau do đó qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra vô số loại giao tử và qua quá trình thụ tinh sẽ tạo ra vô số các biến dị tổ hợp.
  • Còn theo Moocgan thì nhiều gen nằm trên 1 NST và các gen đó di truyền liên kết với nhau, do đó trong trường hợp P thuần chủng khác nhau về 2, 3 hay nhiều cặp tính trạng được quy định bởi những cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST, thì ở F2 vẫn thu được những KH giống bố mẹ và phân li theo tỉ lệ 3:1, giống như trong trường hợp lai một cặp tính trạng ( tức là không làm xuất hiện các BDTH ).

Câu 7: Hiện tượng DTLK đã bổ sung cho quy luật PLĐL của Menđen như thế nào?

Trả lời:

  • Khi giải thích các thí nghiệm ( Định luật ) của mình Menđen cho rằng các tính trạng được quy định bởi các nhân tố di truyền.Và sau này thì đã được Moocgan khẳng định nhân tố di truyền chính là các gen tồn tại trên NST.
  • Theo Menđen thì mỗi gen nằm trên 1 NST và di truyền độc lập với nhau, nhưng trên thực tế  với mỗi loài SV thì số lượng gen trong tế bào là rất lớn nhưng số lượng NST lại có hạn do đó theo Moocgan là trên 1 NST có thể chứa nhiều gen và các gen đó đã di truyền cùng nhau( phụ thuộc vào nhau).

Câu 8: Nêu ý nghĩa của sự phân li ĐL của các cặp tính trạng? vì sao nói rằng BDTH có ý nghĩa quan trọng đối với chọn giống?

Trả lời

a. ý nghĩa của sự phân li độc lập các cặp tính trạng:

  • Hiện tượng phân li độc lập của các cặp tính trạng là cơ sở tạo ra nhiều biến dị tổ hợp, làm phong phú và đa dạng về KG và KH của sinh vật, có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hoá và chọn giống.

b. Biến dị tổ hợp có ý nghĩa đối chọn giống thể hiện:

  • Trong chọn giống: nhờ có BDTH, trong các quần thể vật nuôi hay cây trồng luôn làm xuất hiện các tính trạng mới, qua đó giúp con người dễ dàng chọn lựa và giữ lại những dạng cơ thể ( những biến dị ) mang các đặc điểm phù hợp với lợi ích của con người để làm giống hoặc đưa vào sản xuất để tạo ra những giống cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Câu 9: SS 2 trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn trong lai 1 cặp tính trạng .Vì sao trong trội không hoàn toàn không cần dùng phép lai phân tích cũng biết được thể đồng hợp trội và thể dị hợp?

Trả lời:

1.1. So sánh F1 và F2 trong lai 1 cặp tính trạng ở 2 trường hợp trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn:

* Giống nhau:

  • Đây đều là phép lai 1 cặp tính trạng.
  • Bố mẹ đem lai đều thuần chủng
  • Kết quả thu được về KH ở F1 là đều đồng tính
  • Kết quả thu được về KG ở F1 là 100% có KG dị hợp và ở F2 đều thu được các KG với tỉ lệ:      1 : 2 : 1.

* Khác nhau:

Trội hoàn toàn

Trội không hoàn toàn

Gen trội lấn át hoàn toàn gen lặn do đó KG dị hợp biểu hiện KH của gen trội.

ở F1 thu được đồng loạt là KH mang tính trạng trội.

ở F2 thu được các KH theo tỉ lệ: 3 trội : 1 lặn

Gen trội lấn át không hoàn toàn gen lặn do đó KG dị hợp biểu hiện KH trung gian giữa bố và mẹ.

ở F1 thu được đồng loạt là KH trung gian

ở F2 thu được các KH theo tỉ lệ: 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn.

1.2. Trong trội không hoàn toàn không cần dùng phép lai phân tích cũng biết được thể đồng hợp trội và thể dị hợp dựa và KH vì trong trội không hoàn toàn thì KG dị hợp đã biểu hiện ra KH trung gian.
Câu 10: Sự phân li ĐL và tổ hợp tự do của các NST xảy ra trong kì nào của GP  và có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

  • Sự PLĐL và tổ hợp tự do của các NST xảy ra trong kì giữa( tổ hợp tự do ) và kì sau( phân li độc lập ) của quá trình giảm phân
  • ý nghĩa: Sự PLĐL và tổ hợp tự do của các NST  góp phần tạo ra nhiều loại giao tử, do đó trong quá trình thụ tinh các giao tử đó tổ hợp với nhau để tạo ra nhiều loại biến dị tổ hợp có ý nghĩa quan trọng trong tiến hoá và trong chọn giống, và tạo nên sự đa dạng trong sinh vật.  

Câu 12: Vì sao BDTH là rất phong phú ở các loài giao phối? Vì sao ở các loài SS sinh dưỡng không có loại biến dị này?

Trả lời:

  • BDTH là rất phong phú ở các loài giao phối vì: trong cơ thể của sinh vật số lượng gen là rất nhiều, và phần lớn các gen  tồn tại ở trạng thái dị hợp do đó trong quá trình phát sinh giao tử đã tạo ra vô số các loại giao tử ( nếu có n cặp gen dị hợp phân li độc lập sẽ cho ra 2n  loại giao tử ) , và trong quá trình thụ tinh các loại giao tử đó lại tổ hợp tự do ngẫu nhiên với nhau do đó đã tạo ra vô số các biến dị tổ hợp, tạo nên sự đa dạng về KG, phong phú về KH ở các loài giao phối.
  • ở các loài SS sinh dưỡng thì lớn lên và phát triển chủ yếu bằng hình thức nguyên phân không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái do đó thế hệ con cái sinh ra là giống với cơ thể bố mẹ ban đầu. VD: hiện tượng gặp phổ biến tron tự nhiên là hình thức giâm, chiết, ghép cây.

Câu 13: : Sự DTĐL của các cặp tính trạng là gì ? Nguyên nhân của hiện tượng nói trên và cho vd để chứng minh?

Trả lời:

a: Sự DTĐL của các cặp tính trạng

  • Là hiện tượng các cặp tính trạng di truyền không thuộc vào nhau.Sự di truyền của cặp tính trạng này độc lập với sự di truyền của các cặp tính trạng khác

b.Nguyên nhân:

  • Các cặp gen qui định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.Vì vậy trong giảm phân, các cặp gen này PLĐL cùng với các cặp NST mang chúng, trong thụ tinh các cặp gen lại có khả năng tổ hợp tự do với nhau

c.VD:

Pt/c vàng trơn x  xanh nhăn (giao phấn)

      F1:100% Vàng ,trơn

      F1xF1 :vàng trơn  x  vàng ,trơn

      F2:9 V-T:   3V-N:  3X-T  :1X-N

→ Qua kết quả trên thấy ở P, F1 gen qui định hạt vàng tổ hợp với gen qui định hạt trơn,xanh với nhăn .Tuy nhiên do các gen PLĐL và tổ hợp tự do nên xuất hiện  2 kiểu hình mới :xanh-trơn và xanh- nhăn

  • Có thể khái quát sự xuất hiện kiểu hình do sự PLĐL và tổ hợp tự do của các gen qui định các tính trạng

(V-X) (T-N)= 2x2 = 4 KH……….

Câu 14: Phát biểu qui luật PLĐL và nêu các điều kiện nghiệm đúng của qui luật PLĐL của các cặp tính trạng?

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Một số câu hỏi tự luận nâng cao chủ đề  Quy luật di truyền. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?