Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra HK2 môn Hóa học 9 năm 2018-2019

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC 9

 

Câu 1: Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng (Chương 2/ bài 21/ mức 1)

A. vật lí.

B. hoá học.

C. không là hiện tượng hoá học, không là hiện tượng vật lí.

D. vừa là hiện tượng vật lí, vừa là hiện tượng hoá học.

Đáp án: B

Câu 2: Sự ăn mòn kim loại là (Chương 2/ bài 21/ mức 1)

A. sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học của môi trường.

B. sự tạo thành các oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

C. sự tạo thành hợp kim khi nấu chảy các kim loại với nhau.

D. sự kết hợp của kim loại với một chất khác.

Đáp án: A

Câu 3: Đinh sắt bị ăn mòn nhanh trong môi trường (Chương 2/ bài 21/ mức 1)

A. không khí khô.

B. trong nước cất không có hoà tan khí oxi.

C. nước có hoà tan khí oxi.

D. dung dịch muối ăn.

Đáp án: D

Câu 4: Biện pháp nào sau đây làm kim loại bị ăn mòn nhanh ? (Chương 2/ bài 21/ mức 1)

A. Bôi dầu, mỡ lên bề mặt kim loại.

B. Sơn, mạ lên bề mặt kim loại.

C. Để đồ vật nơi khô ráo, thoáng mát.

D. Ngâm kim loại trong nước muối một thời gian.

Đáp án: D

Câu 5: Đồ vật làm bằng kim loại không bị gỉ nếu (Chương 2/ bài 21/ mức 2)

A. để ở nơi có nhiệt độ cao.

B. ngâm trong nước lâu ngày.

C. sau khi dùng xong rửa sạch, lau khô.

D. ngâm trong dung dịch nước muối.

Đáp án: C

Câu 6: Nhôm không bị ăn mòn trong môi trường  (Chương 2/ bài 21/ mức 2)

A. dung dịch axit.

B. dung dịch kiềm.

C. không khí.

D. dung dịch muối.

Đáp án: C

Câu 7: Natri là kim loại hoạt động mạnh, bị ăn mòn rất nhanh. Để natri không bị ăn mòn người ta ngâm natri trong  (Chương 2/ bài 21/ mức 2)

A. nước.

B. dầu hoả.

C. rượu etylic.

D. dung dịch H2SO4 loãng.

Đáp án: B

Câu 8: Những vật bằng gang, bị ăn mòn trong tự nhiên tạo thành lớp gỉ sắt có màu nâu đỏ đó là (Chương 2/ bài 21/ mức 2)

A. Fe3O4.

B. Fe2O3.nH2O.

C. Fe(OH)2.

D. hỗn hợp FeO và Fe2O3.

Đáp án: B

Câu 9: Một loại hợp chất kết tinh có công thức CuCO3.5H2O. Thành phần phần trăm về khối lượng nước kết tinh chứa trong CuCO3.5H2O là (Chương 2/ bài 21/ mức 3)

A. 40,01%.

B. 42,06%.

C. 40,11%.

D. 41,05%.

Đáp án: B

Câu 10: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở  trạng thái (Chương 3/ bài 25/ mức 1)

A. lỏng và khí.

B. rắn và lỏng.

C. rắn và khí.

D. rắn, lỏng, khí.

Đáp án: D

Câu 11: Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường (Chương 3/ bài 25/ mức 1)

A. S, P, N2, Cl.

B. C, S, Br2, Cl2.

C. Cl2, H2, N2, O2.

D. Br2, Cl2, N2, O2.

Đáp án: C

Câu 12: Dãy gồm các nguyên tố phi kim là (Chương 3/ bài 25/ mức 1)

A. C, S, O, Fe.

B. Cl, C, P, S.

C. P, S, Si, Ca.

D. K, N, P, Si.

Đáp án: B

Câu 13: Ở điều kiện thường, phi kim ở thể lỏng là (Chương 3/ bài 25/ mức 1)

A. oxi.

B. brom.

C. clo.

D. nitơ.

Đáp án: B

Câu 14: Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit (Chương 3/ bài 25/ mức 1)

A. S, C, P.

B. S, C, Cl2.

C. C, P, Br2.

D. C, Cl2, Br2.

Đáp án: A

Câu 15: Dãy phi kim tác dụng được với nhau là (Chương 3/ bài 25/ mức 1)

A. Si, Cl2, O2.

B. H2, S, O2.

C. Cl2, C, O2.

D. N2, S, O2.

Đáp án: B

Câu 16: Độ tan của chất khí tăng nếu (Chương 3/ bài 25/ mức 1)

A. tăng nhiệt độ, tăng áp suất.

B. tăng nhiệt độ, giảm áp suất.

C. giảm nhiệt độ, tăng áp suất.

D. giảm nhiệt độ, giảm áp suất.

Đáp án: C

Câu 17: Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng của phi kim đó với (Chương 3/ bài 25/ mức 2)

A. hiđro hoặc với kim loại.

B. dung dịch kiềm.

C. dung dịch axit.

D. dung dịch muối.

Đáp án: A

Câu 18: Dãy các phi kim tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí là (Chương 3/ bài 25/ mức 2)

A. C, Br2, S, Cl2.

B. C, O2, S, Si.

C. Si, Br2, P, Cl2.

D. P, Si, Cl2, S.

Đáp án: A

Câu 19: Dãy phi kim được sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học tăng dần (Chương 3/ bài 25/ mức 2)

A. Br, Cl, F, I.

B. I, Br, Cl, F.

C. F, Br, I, Cl.

D. F, Cl, Br, I.

Đáp án: B

Câu 20: Dãy các phi kim sắp xếp theo chiều hoạt động hoá học giảm dần  (Chương 3/ bài 25/ mức 2)

A. Cl, S, P, Si.

B. S, P, Cl, Si.

C. Cl, Si, P, S.

D. S, Si, Cl, P.

Đáp án: A

Câu 21: X là nguyên tố phi kim có hoá trị III trong hợp chất với khí hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65 %. X là nguyên tố (Chương 3/ bài 25/ mức 3)

A. C.

B. N.

C. S.

D. P.

Đáp án: B

Câu 22: R là nguyên tố phi kim, hợp chất của R với hiđro có công thức chung là RH2 chứa 5,88% H về khối lượng. R là nguyên tố (Chương 3/ bài 25/ mức 3)

A. C.

B. N.

C. P.

D. S.

Đáp án: D

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn a gam photpho trong bình chứa 13,44 lít  khí oxi (đktc) để tạo thành 28,4 gam điphotpho pentaoxit. Giá trị của a là (Chương 3/ bài 25/ mức 3)

A. 9,2.

B. 12,1.

C. 12,4.

D. 24.

Đáp số: C

Câu 24: Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp cacbon và lưu huỳnh cần 3,36 lít O2 (đktc). Khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp lần lượt là (Chương 3/ bài 25/ mức 3)

A. 0,2 gam và 0,8 gam.

B. 1,2 gam và 1,6 gam.

C. 1,3 gam và 1,5 gam.

D. 1,0 gam và 1,8 gam.

Đáp án: B

Câu 25: Clo là chất khí có màu (Chương 3/ bài 26/ mức 1)

A. nâu đỏ.

B. vàng lục.

C. lục nhạt.

D. trắng xanh.

Đáp án: B

Câu 26: Tính chất nào sau đây là của khí clo ? (Chương 3/ bài 26/ mức 1)

A. Tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ.

B. Tác dụng với nước tạo thành axit clorơ (HClO2).

C. Tác dụng với oxi tạo thành oxit.

D. Có tính tẩy màu trong không khí ẩm.

Đáp án: D

Câu 27: Clo là phi kim có độ hoạt động hoá học (Chương 3/ bài 26/ mức 1)

A. mạnh hơn photpho, lưu huỳnh nhưng yếu hơn flo.

B. mạnh hơn photpho, lưu huỳnh và flo.

C. yếu hơn flo, lưu huỳnh nhưng mạnh hơn photpho.

D. yếu hơn flo, photpho và lưu huỳnh.

Đáp án: A

Câu 28:  Clo tác dụng với nước (Chương 3/ bài 26/ mức 1)

A. tạo ra hỗn hợp hai axit.

B. tạo ra hỗn hợp hai bazơ.

C. tạo ra hỗn hợp muối.

D. tạo ra một axit hipoclorơ.

Đáp án: A

Câu 29: Clo tác dụng với natri hiđroxit (Chương 3/ bài 26/ mức 1)

A. tạo thành muối natri clorua và nước.

B. tạo thành nước javen.

C. tạo thành hỗn hợp các axit.

D. tạo thành muối natri hipoclorit và nước.

Đáp án: B

Câu 30: Chất dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là (Chương 3/ bài 26/ mức 1)

A. mangan đioxit và axit clohiđric đặc.

B. mangan đioxit và axit sunfuric đặc.

C. mangan đioxit và axit nitric đặc.

D. mangan đioxit và muối natri clorua.

Đáp án: A

Câu 31: Trong công nghiệp người ta điều chế clo bằng cách (Chương 3/ bài 26/ mức 1)

A. điện phân dung dịch muối ăn bão hoà .

B. điện phân dung dịch muối ăn bão hoà trong bình điện phân có màng ngăn.

C. nung nóng muối ăn.

D. đun nhẹ mangan đioxit với axit clohiđric đặc.

Đáp án: B

Câu 32: Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng (Chương 3/ bài 26/ mức 1)

A. vật lí.

B. hoá học.

C. vật lí và hoá học.

D. không xảy ra hiện tượng vật lí và hóa học.

Đáp án: C

Câu 33: Dẫn khí Cl­2 vào dung dịch KOH, tạo thành (Chương 3/ bài 26/ mức 1)

A. dung dịch chỉ gồm một muối.

B. dung dịch hai muối.

C. dung dịch chỉ gồm một axit.

D. dung dịch gồm một axit và một muối.

Đáp án: B

Câu 34: Các khí có thể tồn tại trong một hỗn hợp ở bất kì điều kiện nào ? (Chương 3/ bài 26/ mức 2)

A. H2 và O2.

B. Cl2 và H2.

C. Cl2 và O2.

D. O2 và SO2.

Đáp án: C

Câu 35: Nước clo có tính tẩy màu vì (Chương 3/ bài 26/ mức 2)

A. clo tác dụng với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu.

B. clo hấp phụ được màu.

C. clo tác dụng nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu.

D. khi dẫn khí clo vào nước không xảy ra phản ứng hoá học.

Đáp án: C

Câu 36: Hãy chỉ ra phương trình phản ứng viết sai. (Chương 3/ bài 26/ mức 2)

A. Fe  +   Cl2  → FeCl2.

B. Fe  +  2HCl  → FeCl2  +  H2.

C. Fe  +  S →  FeS.

D. Fe  +  CuSO4   →  FeSO4  +   Cu.

Đáp án: A

Câu 37: Có một sơ đồ chuyển hoá sau: MnO2 →  X  → FeCl3 →  Fe(OH)3.

X có thể là (Chương 3/ bài 26/ mức 2)

A. Cl2.

B. HCl.

C. H2SO4.

D. H2.

Đáp án: A

Câu 38: Nguyên tố X tạo với clo hợp chất có hóa trị cao nhất của X là XCl5. Công thức oxit cao nhất của X là (Chương 3/ bài 26/ mức 2)

A. XO2            .

B. X2O3.

C. X2O5.

D. XO3.

Đáp án: C

Câu 39: Biết:

- Khí X rất độc, không cháy, hoà tan trong nước, nặng hơn không khí và có tính tẩy màu.

- Khí Y rất độc, cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong.

- Khí Z không cháy, nặng hơn không khí, làm đục nước vôi trong.

X, Y, Z lần lượt là (Chương 3/ bài 26/ mức 2)

A. Cl2, CO, CO2.

B. Cl2, SO2, CO2.

C. SO2, H2, CO2.

D. H2, CO, SO2.

Đáp án: A

Câu 40:  Hợp chất nào sau đây phản ứng được với nước clo ? (Chương 3/ bài 26/ mức 2)

A. NaOH

B. NaCl

C. CaSO4

D. Cu(NO3)2

Đáp án: A

Câu 41: Cho 11,2 gam bột sắt tác dụng với khí clo dư. Sau phản ứng thu được 32,5 gam muối sắt. Khối lượng khí clo tham gia phản ứng là (Chương 3/ bài 26/ mức 3)

A. 21,3 gam.

B. 20,50 gam.

C. 10,55 gam.

D. 10,65 gam.

Đáp án: A

Câu 42: Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 9,2 gam kim loại sinh ra 23,4 gam muối kim loại hoá trị I. Kim loại đó là (Chương 3/ bài 26/ mức 3)

A. K.

B. Na.

C. Li.

D. Rb.

Đáp án: B

Câu 43: Cho dung dịch axit có chứa 7,3 gam HCl tác dụng với MnO2 dư. Thể tích khí clo sinh ra (đktc) là (Chương 3/ bài 26/ mức 3)

A. 1,12 lít.

B. 2,24 lít.

C. 11,2 lít.

D. 22,4 lít.

Đáp án: A

Câu 44: Cho 8,7 gam MnO2 tác dụng với axit HCl dư. Sau phản ứng thu được 1,9 lít khí clo (đktc). Hiệu suất của phản ứng là (Chương 3/ bài 26/ mức 3)

A. 70%.

B. 74,82%.

C. 80,82%.

D. 84,82%.

Đáp án: D

Câu 45: Đốt cháy hoàn toàn 1,08 gam một kim loại hoá trị III trong khí clo. Sau phản ứng thu được 5,34 gam muối clorua. Kim loại đem đốt cháy là (Chương 3/ bài 26/ mức 3)

A. Au.

B. Al.

C. Fe.

D. Ga.

Đáp án: B

Câu 46:

Cho 1,12 lít khí clo (đktc) vào dung dịch NaOH 0,5M . Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích dung dịch NaOH cần dùng là (Chương 3/ bài 26/ mức 3)

A. 0,1 lít.

B. 0,15 lít.

C. 0,2 lít.

D. 0,25 lít.

Đáp án: C

Câu 47: Hàng năm trên thế giới cần tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn khí clo. Nếu dùng NaCl để điều chế clo thì khối lượng NaCl cần dùng là (hiệu suất 100%) (Chương 3/ bài 26/ mức 3)

A. 70,15 triệu tấn.

B. 74,15 triệu tấn.

C. 75,15 triệu tấn.

D. 80,15 triệu tấn.

Đáp án: B

Câu 48: Dạng thù hình của một nguyên tố là (Chương 3/ bài 27/ mức 1)

A. những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.

B. những chất khác nhau do từ hai nguyên tố hoá học trở lên tạo nên.

C. những chất khác nhau được tạo nên từ cacbon với một nguyên tố hoá học khác.

D. những chất khác nhau được tạo nên từ nguyên tố kim loại với nguyên tố phi kim.

Đáp án: A

Câu 49: Các dạng thù hình của cacbon là (Chương 3/ bài 27/ mức 1)

A. than chì, cacbon vô định hình, vôi sống.

B. than chì, kim cương, canxi cacbonat.

C. cacbon vô định hình, kim cương, canxi cacbonat.

D. kim cương, than chì, cacbon vô định hình.

Đáp án: D

Câu 50: Kim cương, than chì, cacbon vô định hình là các dạng thù hình của nguyên tố (Chương 3/ bài 27/ mức 1)

A. photpho

B. silic

C. cacbon

D. lưu huỳnh

Đáp án: C

...

Trên đây là phần trích dẫn Câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra HK2 môn Hóa học 9 năm 2018-2019, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?