Câu hỏi bồi dưỡng HSG Thần Kinh và Giác quan môn Sinh học 8 năm 2021 có đáp án

CÂU HỎI BỒI DƯỠNG HSG MÔN SINH HỌC 8 CÓ ĐÁP ÁN

THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

 

  1. Cấu tạo và chức năng của noron:
  • Thân chứa nhân
  • Các sợi nhánh và sợi trục, trong đó sợi trục có bao mielin bao ngoài. Các bao mielin được ngăn cách bằng các eo Rangvie
  • Tận cùng sợi trục có các cúc xinap là nơi tiếp giáp giữa các noron này với các noron khác hoặc với cơ quan trả lời.
  • Chức năng của noron là hưng phấn và dẫn truyền.

 

  1. Nêu cấu tạo của hệ thần kinh:
  • Hệ thần kinh gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên.
  • Bô phận trung ương có não và tủy sống  được bảo vệ trong các khoang xương và màng não tủy: hộp sọ chứa não; tủy sống nằm trong ống xương sống
  • Nằm ngoài trung ương thần kinh là bộ phận ngoại biên; có các dây thàn kinh do các bó sợi vận động và bó sợi cảm giác tạo nên. Thuộc bộ phận ngoại biên có các hạch thần kinh.

 

  1. Nêu chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng
  • Hệ thần kinh vận động liên quan đến hoạt động của các cơ vân là hoạt động có ý thức
  • Hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản ( các cơ quan nội tạng). Đó là những hoạt động không có ý thức.

 

  1. Nêu cấu tạo của tủy sống:
  • tủy sống bao gồm chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng
  • Chất xám là căn cứ ( trung khu) của các phản xạ không điều kiện
  •  chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tủy sống với nhau và với bộ não.

 

  1. Nêu cấu tạo của dây thần kinh tủy:
  • Có 31 đôi dây thần kinh tủy
  • Mỗi dây thần kinh tủy bao gồm các nhóm sợi thần kinh cảm giác nối với tủy sống qua rễ sau ( rễ cảm giác) và nhóm sợi thần kinh vận động, nối với tủy sống bằng các rễ trước ( rễ vận động)
  • Chính các nhóm sợi liên quan đến các rễ này sau khi đi qua khe giữa 2 đốt sống liên tiếp đã nhập lại thành dây thần kinh tủy.

 

  1. Chức năng của dây thần kinh tủy:
  • rễ trước dẫn truyền xung vận động từ trung ương đi ra cơ quan đáp ứng ( cơ chi)
  • rễ sau: dẫn truyền xung thần kinh cảm giác từ các thụ quan về trung ương
  • Dây thần kinh tủy dẫn truyền xung thần kinh

 

  1. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
  • Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và vó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ sau và rễ trước.. Rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động.

 

  1. Nêu vị trí và các thành phần của não bộ:
  • Trụ não tiếp liền với tủy sống ở phía dưới. Nằm giữa trụ não và đại não là não trung gian. Trụ não gồm não giữa, cầu não và hành não.não giữa gồm cuống não ở mặt trước và củ não sinh tư ở mặt sau.
  • Phía sau trụ não là tiểu não

 

  1. Vị trí, chức năng của tủy sống và trụ não:

 

Tủy sống

Trụ não

Vị trí

Chức năng

Vị Trí

Chức năng

Bộ phận trung ương

Chất xám

Ở giữa tủy sống, thành dải liên tục

Căn cứ thần kinh( trung khu)

Phân thành các nhân xám

Căn cứ thần kinh

Chất trắng

Bao xung quanh chất xám

Dẫn truyền dọc

Bao phía ngoài các nhân xám

Dẫn truyền dọc và nối 2 bán cầu tiểu não

Bộ phận ngoại biên

(Dây thần kinh)

Dây thần kinh pha ( 31 đôi)

3 loại: dây cảm giác, dây vận động, dây pha thuộc dây thần kinh não

 

  1. Nêu cấu tạo và chức năng của não trung gian:
  • Não trung gian nằm giữa đại não và trụ não, gồm đồi thị và vùng dưới đồi
  • Đồi thị là trạm cuối cùng chuyển tiếp của tất cả các đường dẫn truyền cảm giác từ dưới đi lên não.
  • Các nhân xám ở vùng dưới đồi là trung uong điều khiển các quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt

 

  1. Nếu cấu tạo và chức năng của tiểu não:
  • Tiểu não gồm 2 thành phần cơ bản là chất trắng và chất xám
  • Chất xám là thành lớp vỏ tiểu não và các nhân
  • Chất trắng nằm ở phía trong, là các đường dẫn truyền nối vỏ tiểu não và các nhân với các phần khác của hệ thần kinh ( tủy sống, trụ não, não trung gian và bán cầu đại não)
  • Chức năng: điều hòa, phối hợp các cử động phức tạp và giữ thăng bằng cho cơ thể.

 

  1. So sánh cấu tạo và chức năng trụ não, não trung gian và tiểu não:

 

Trụ não

Não trung gian

Tiểu não

Cấu tạo

Gồm: Hành não, cầu não và não giữa.

Chất trắng bao ngoài.

Chất xám là các nhân xám

Gồm đồi thị và vùng dưới đồi.

Đồi thị và các nhân xám vùng dưới đồi là chất xám

Vỏ chất xám nằm ngoài.

Chất trắng là các đường dẫn truyền liên hệ giữa tiểu não với các phần khác của hệ thần kinh

Chức năng

Điều khiển hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng: tuần hoàn, tiêu hóa, hô hấp….

Điều khiển quá trình trao đổi chất và điều hòa thân nhiệt

Điều hòa và phối hợp các hoạt động phức tạp

 

  1. Nếu cấu tạo và chức năng của trụ não:
  • Trụ não gồm chất trắng ( ngoài) và chất xám (trong)
  • Chất trắng là các đường liên lạc dọc, nối tủy sống với các phần trên của não và bao quanh chất xám
  • Chất xám ở trụ não tập trung thành các nhân xám. Đó là trung khu, nơi xuất phát các dây thần kinh não
  • Có 12 đôi dây thần kinh não, gồm 3 loại:dây cảm giác, dây vận động, dây pha.

Chức năng:

  • điều khiển, điều hòa các hoạt động của nội quan
  • Chất trắng làm nhiệm vụ dẫn truyền, bao gồm các đường dẫn truyền lên và các đường dẫn truyền xuông

 

  1. Vì sao người say rượu có biểu hiện chân nam đá chân chiều trong lúc đi?
  • Vì rượu đã ức chế, cản trở sự dẫn truyền xung thần kinh qua cúc xinap giữa các tế bào có liên quan đến tiểu não, khiến sự phối hợp hoạt động phức tạp và giữ thăng bằng cơ thể bị ảnh hưởng.

 

  1. Sự phân vùng chức năng của đại não?
  • Vùng thị giác ở thùy chẩm
  • Vùng thính giác ở thùy thái dương
  • Vùng vận động ở hồi trán lên ( trước rãnh đỉnh)
  • Vùng cảm giác ở hồi đỉnh lên ( sau rãnh đỉnh)
  • Vùng vận động ngôn ngữ nằm gần vùng vận động
  • Vùng hiểu tiếng nói và chữ viết nằm gần vùng thính giác và thị giác.

 

  1. Nêu cấu tạo của đại não:
  • Đại não người rất phát triển, che lấp cả não trung gian và não giữa
  • Bề mặt của đại não được phủ bởi 1 lớp chất xám làm thành vỏ não
  • Bề mặt của đại não có rất nhiều nếp gấp, đó là các rãnh và khe làm tăng diện tích bề mặt vỏ não nơi chứa thân noron lên tới 2300-2500cm2
  • Hơn 2/3 diện tích bề mặt của não nằm trong các rãnh và khe.
  • Vỏ não chỉ dày khoảng 2-3mm, gồm 6 lớp, chủ yếu là các tế bào hình tháp
  • Các rãnh chia mỗi nửa đại não thành các thùy.
  • Rãnh đỉnh ngăn cách thùy trán và thùy đỉnh
  • Rãnh thái dương ngăn cahc1 thùy trán và thùy đỉnh với thùy thái dương
  • Trong các thùy, các khe đã tạo thành các hồi hay khúc cuộn não.
  • Dưới vỏ não là chất trắng, trong đó chứa các nhân nền
  • Chất trắng là các đường thần kinh nối các vùng vỏ não và nối 2 nửa đại não với nhau
  • Ngoài ra, còn có các đường dẫn truyền nối giữa vỏ não với các phần dưới của não và với tủy sống
  • Hầu hết các đường này đều bắt chéo nhau hoặc ở hành tủy hoặc ở tủy sống

 

  1. Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não người, chứng tỏ sự tiến hóa của người so với các dộng vật khác trong lớp thú.
  • Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú
  • Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng bề mặt chứa các noron ( khối lượng chất xám lớn hơn)
  • Ở người, ngoài các trung khu vận động và cảm giác như các động vật thuộc lớp thú, còn có các trung khu cảm giác và vận động ngôn ngữ

 

Trung khu của các phản xạ vận động và phản xạ sinh dưỡng nằm ở đâu?

  • Đều nằm trong chất xám nhưng trung khu của phản xạ sinh dưỡng nằm trong sừng bên tủy sống và trong trụ não

 

  1. So sánh cung phản xạ sinh dưỡng với cung phản xạ vận động

Giống nhau:

  • Đường hướng tâm của 2 phản xạ đều gồm 1 noron lien hệ với trung khu ở sừng sau chất xám

Khác nhau:

  • cung phản xạ vận động:

+ Noron trung gian ( liên lạc)  tiếp xúc với noron vận động ( li tâm) ở sừng trước

+ Đường li tâm của phản xạ vận động chỉ có 1 noron chạy thẳng từ sừng trước chất xám tới cơ quan đáp ứng

  • cung phản xạ sinh dưỡng:

+ Noron trung gian ( liên lạc)  tiếp xúc với noron trước hạch sừng bên chất xám

+ Đường li tâm của phản xạ sinh dưỡng gồm 2 noron tiếp giáp nhau trong các hạch sinh dưỡng.

 

  1. Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng:
  • Hệ thần kinh sinh dưỡng bao gồm: phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm
  • Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm: phần trung ương nằm trong trụ não, tủy sống, phần ngoại biên là các dây thần kinh, hạch thần kinh

 

  1. So sánh cấu tạo của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm:

 

Cấu tạo

Phân hệ giao cảm

Phân hệ đối giao cảm

trung ương

Các nhân xám ở sừng bên tủy sống

Các nhân xám ở trụ não và đoạn cùng tủy sống

Ngoại biên gồm:

 

 

Hạch thần kinh

Chuỗi hạch nằm gần cột sống, xa cơ quan phụ trách

Hạch nằm gần cơ quan phụ trách

Noron trước hạch( sợi trục có bao mielin)

Sợi trục ngắn

Sợi trục dài

Noron sau hạch ( không có bao mielin)

Sợi trục dài

Sợi trục ngắn

 

 

  1. Chức năng của 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm? Điều đó có ý nghĩa gì đối với đời sống?
  • 2 phân hệ giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập đối với hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng, chính nhờ đó mà điều hòa được hoạt động của chúng phù hợp với nhu cầu của cơ thể từng lúc, từng nơi.

-----

 -(Để xem tiếp nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là trích đoạn 1 phần nội dung tài liệu Câu hỏi bồi dưỡng HSG Thần Kinh và Giác quan môn Sinh học 8 năm 2021 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?