CÂU HỎI BÀI TẬP VỀ ADN VÀ GEN SINH HỌC 9
A. Bài tập
Câu 1: Nêu những điểm khác nhau cơ bản về cấu trúc và chức năng của AND và ARN.
TL:
Đặc điểm so sánh | ADN | ARN |
Cấu trúc | Chuỗi xoắn kép | Chuỗi xoắn đơn |
Cấu tạo | Có 4 loại: A-T-G-X | Có 4 loại: A-U-G-X |
Số lượng | Lớn hơn so với ARN | Nhỏ hơn |
Chức năng | Lưu giữ và truyền đạt thong tin di truyền | Truyền đạt thong tin di truyền. Vận chuyển axit amin Tham gia cấu trúc ribôxôm. |
Câu 2: So sánh sự khác nhau giữa quá trình nhân đôi ADN với quá trình tổng hợp mARN.
TL:
ADN | mARN |
- Xảy ra trước khi phân bào - Hai mạch đơn của ADN tách rời nhau.
- ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc: khuôn mẫu, bổ sung và bán bảo toàn. - A của ADN liên kết với T ở môi trường nội bào. - Cả hai mạch đơn của ADN đều được dùng làm khuôn để tổng hợp 2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ. | - Xảy ra khi tế bào cần tổng hợp Protein. - Hai mạch đơn ADN tương ứng với từng gen tách rời nhau. - mARN được tổng hợp theo nguyên tắc: khuôn mẫu, bổ sung. - A của ADN liên kết với U ở môi trường nội bào. - Chỉ một đoạn mạch đơn ADN được dùng làm khuôn tổng hợp được nhiều phân tử mARN cùng loại. |
Câu 3: Trình bày sự hình thành chuỗi axit amin? Vì sao nói Protein có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể.
TL:
* Diễn biến: Sự hình thành chuỗi aa:
- mARN rời khỏi nhân ra chất tế bào để tổng hợp chuỗi aa.
- Các tARN một đầu gắn với 1 aa, đầu kia mang bộ 3 đối mã vào ribôxôm khớp với mARN theo nguyên tắc bổ sung A – U; G – X để đặt aa vào đúng vị trí.
- Khi ribôxôm dịch 1 nấc trên mARN (mỗi nấc ứng với 3 nuclêôtit) thì 1 aa được nối tiếp
- Khi ribôxôm dịch chuyển hết chiều dài của mARN thì chuỗi aa được tổng hợp xong.
* Nói P có chức năng:
- Là thành phần quan trọng cấu tạo nên tế bào, cơ thể.
- Là thành phần tham gia vào các hoạt động sống của tế bào, cơ thể.
- Là enzim làm nhiệm vụ xúc tác cho các phản ứng.
- Là hoocmon điều hoàn quá trình trao đổi chất.
- Là kháng thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh.
- Làm nhiệm vụ vận chuyển và dự trữ các chất và năng lượng.
Câu 4: Viết sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng? Nêu bản chất mối quan hệ đó?
Gen → mARN → P → Tính trạng
TL:
Bản chất:
- Trình tự các Nu trong ADN (gen) quy định trình tự các Nu trong ARN qua đó nó cũng quy định được trình tự các axit amin cấu tạo nên Protein. P tham gia vào cấu tạo hoạt sinh lí của tế bào dẫn đến biểu thị thành tính trạng.
Câu 5: So sánh sự khác nhau về cấu tạo và chức năng giữa ADN và Protein?
TL:
Dấu hiệu so sánh | ADN | Protein |
Cấu tạo | Các nguyên tố chính là C, H, O, N, P | Các nguyên tố chính là C, H, O, N |
Số mạch | Hai mạch xoắn kép | 1 chuỗi hoặc nhiều chuỗi xoắn đơn |
Chiều dài và khối lượng | Chiều dài và khối lượng lớn hơn P nhiều lần | Chiều dài và khối lượng bé hơn P rất nhiều |
Đơn phân | Nu | Axit amin |
Số lượng đơn phân | Số lượng đơn phân rất lớn ( hàng triệu) | Số lượng đơn phân bé hơn (hàng trăm)
|
Nguyên tắc | Có biểu hiện nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X) | Không thể hiện NTBS (nguyên tắc bổ sung) |
Chức năng | Mang thông tin di truyền tổng hợp P và điều hòa tổng hợp P. Có khả năng nhân đôi Có khả năng lưu giữ và truyền đạt | Cấu trúc bào quan, tế bào, tham gia mọi hoạt động sinh lí của tể bào. Truyền đạt tính trạng, vận chuyển cung cấp năng lượng |
Câu 6: Giải thích vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù? Nêu ý nghĩa của nó đối với di truyền ở sinh vật?
TL:
- ADN được cấu tạo bởi từ hàng vạn đến hàng triệu nuclêôtit với 4 loại khác nhau là A, T, G, X các loại nuclêôtit sắp xếp tạo nên tính đa dạng và tính đặc thù cho ADN.
+ Tính đa dạng của ADN: 4 loại nuclêôtit A, T, G, X sắp xếp với thành phần, số lượng và trật tự khác nhau tạo nên vô số loại ADN ở các cơ thể sinh vật.
+ Tính đặc thù của ADN: mỗi loại ADN trong cơ thể sinh vật có thành phần, số lượng và trật tự xác định của các nuclêôtit.
- Tính đa dạng của ADN là cơ sở tạo nên sự phong phú về thông tin di truyền ở các loài sinh vật.
- Tính đặc trưng của ADN góp phần tạo nên sự ổn định về thông tin di truyền ở mỗi loài sinh vật.
B. Một số công thức áp dụng
- Số nucleotit mỗi loại trong ADN:
A=T ; G = X
%A + %G = %T + %X = 50%
%A + % T + %G + %X = 100%
-Tổng số các loại nucleotit các loại trong ADN
N = A+T+G+X
= 2A + 2G = 2T + 2G = 2A + 2X = 2T = 2X
Tổng số chu kỳ xoắn trong ADN
\(C = \frac{N}{{20}}\) hoặc \(C = \frac{L}{{3,4}}\)
-Chiều dài của ADN: \(L = \frac{N}{2}x3,4{A^o}\)
---
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: