Cảm nhận về vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

A. SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý

B. DÀN BÀI CHI TIẾT

1. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương
    • Nguyễn Dữ là người tỉnh Hải Dương, từng làm quan dưới thời Lê sơ và nhà Mạc.
    • Chuyện người con gái Nam Xương là một câu chuyện kể về nỗi oan khuất của một người phụ nữ đẹp tên là Vũ Thị Thiết. Câu chuyện được dựa trên truyện dân gian "Vợ chàng Trương".
  • Dẫn dắt vấn đề: Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương.

2. Thân bài

  • Vũ Nương là một người vợ thủy chung
    • Biết tính Trương Sinh hay ghen nên nàng luôn giữ gìn khuôn phép không để vợ chồng đến nỗi bất hòa bao giờ.
    • Trước khi chồng đi lính, nàng đã rót chén rượu đầy dặn dò những lời tình nghĩa.
    • Khi chồng đi lính, Vũ Nương luôn đợi chờ, ngóng trông và thông cảm cho Trương Sinh.
  • Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo
    • Thay chồng phụng dưỡng mẹ.
    • Khi mẹ chồng ốm nàng đã thuốc thang, lễ bái thần phật và lấy những lời khôn khéo để khuyên lơn cho bà bớt đi nỗi nhớ thương con.
    • Đến lúc bà mất, nàng đã hết lời thương xót, lo ma chay tế lễ cẩn thận như với cha mẹ đẻ của mình.
  • Với con, Vũ Nương là một người mẹ mẫu mực
    • Khi chồng đi lính được đầy tuần, Vũ Nương sinh bé Đản. Một mình gánh vác chuyện gia đình nhưng chưa bao giờ nàng chểnh mảng chuyện con cái.
    • Chi tiết nàng chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha của Đản cũng xuất phát từ nỗi nhớ chồng và muốn con mình vơi bớt đi nỗi thiếu vắng tình cảm của người cha.
  • Khi bị nỗi đau oan khuất đè nén
    • Nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan với chồng.
    • Khi chồng một mực đánh đuổi và không chịu nghe lời giải thích, Vũ Nương đã chọn cái chết để giải bày nỗi oan khuất của mình.
  • Khi đã chết, nàng vẫn là một người vợ, người mẹ mẫu mực
    • Ở thủy cung, nàng vẫn nhớ quê hương và mong muốn có ngày được trở về.
    • Mong muốn được giải oan với chồng và với mọi người.
    • Hình ảnh thoắt ẩn thoắt hiện của nàng khi được chồng lập đàn giải oan chỉ là để được nhìn mặt và nói lời tạm biệt chồng con lần cuối.
  • Tác giả Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Vũ Nương. Nàng là đại diện cho hình ảnh của người phụ nữ truyền thống xưa. Thông qua hình tượng vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương, tác giả đã làm rõ được:
    • Số phận đầy thiệt thòi, bi thương, bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến nam quyền thối nát.
    • Thể hiện được hết những phẩm chất của người phụ nữ xưa: công – dung – ngôn – hạnh.
    • Là biểu tượng đẹp cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại vấn đề: Vũ Nương là một người phụ nữ dung hạnh nhưng lại tiêu biểu cho số phận bi thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nam quyền.
  • Lòng nhân đạo của tác giả: thông cảm, trân trọng, bảo vệ,…

C. BÀI VĂN MẪU

Đề bài: Cảm nhận về vẻ đẹp của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện – Hải Dương. Ông là học trò của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là “Truyền kỳ Mạn Lục” gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện “Vợ chàng Trương”. Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ qua nhân vật chính Vũ Nương.

Trước tiên, Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nàng vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.

Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ - của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương “vừa trắng lại vừa tròn”. Vì vậy, Trương Sinh, con nhà hào phú, đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã “luôn giữ gìn khuôn phép… thất hòa” chứng tỏ nàng rất khéo léo trọng việc vun vén hạnh phúc gia đình.

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

Với niềm xót thương sâu sắc, Nguyễn Dữ lên án những thế lực tàn ác chà đạp lên những khát vọng chính đáng của con người – của phụ nữ. Ông tố cáo xã hội phong kiến với những hư tục phi lý, trọng nam khinh nữ, đạo tam tòng chứa bao bất công và hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu. Với thế lực của đồng tiền, Trương Sinh con nhà hào phú một lúc bỏ ra trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương. Ngoài ra, ông còn tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của con người.

Như vậy, bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. Chuyện “Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.

Trên đây là sơ đồ tóm tắt gợi ý, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu do Chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Để đọc thêm nhiều bài văn mẫu, dàn ý chi tiết của các dạng đề liên quan đến tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, các em có thể tham khảo thêm tại đây:

 

---Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp---

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?