1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu sơ lược về Nguyễn Du và “Truyện Kiều”
- Nêu nhận xét của tác giả về nhân vật Thúy Kiều: “Người sao hiếu nghĩa đủ đường”.
b. Thân bài
- Phân tích và chứng minh Thúy Kiều là người con hiếu thảo
- Dẫu là phận gái nhưng Thúy Kiều ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình là người con lớn, là chỗ dựa đáng tin cậy của cha mẹ và các em.
- Trong cơn gia biến, Kều rơi vào bi kịch: “Bên tình, bên hiếu, bên nào nặng hơn?” Nàng chấp nhận hi sinh chữ tình để đền đáp chữ hiếu: “Để lời thệ hải minh sơn / Làm con trước phải đền ơn sinh thành”.
- Biểu hiện cao nhất của lòng hiếu thảo ở Kều là hành động bán mình chuộc cha.
- Suốt quãng đời truân chuyên lưu lạc, lúc nào trong lòng Kiều cũng canh cánh nỗi xót xa, tưởng vọng về cha già mẹ yếu; tủi phận làm con không được gần gũi, chăm sóc mẹ cha: “Nhớ ơn chín chữ cao sâu, / Một ngày một ngả bóng dâu tà tà.../ Xót người tựa cửa hôm mai, / Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?”
- Hi vọng được đoàn tụ gia đình, gặp lại cha mẹ và các em đã trở thành nguồn an ủi và sức mạnh giúp Kiều bao phen vượt qua giông tố của cuộc đời.
- Hân hoan và cảm động khôn cùng trong ngày hội ngộ: “Trông xem đủ mặt một nhà, / Xuân già còn khỏe, duyên già còn tươi” (Ý chỉ những người thân trong gia đình đều có mặt đầy đủ và quý nhất là cha mẹ đều còn khỏe mạnh).
- Phân tích và chứng minh Thúy Kiều là người rất trọng đạo nghĩa ở đời
- Đối với Kim Trọng
- Thúy Kiều và Kim Trọng đã thề nguyền vàng đá: “Vầng trăng vằng vặc giữa trời, / Đinh ninh hai miệng một lời song song”.
- Trong cơn vật vã đau đớn trước lúc bán mình cho gã giám sinh họ Mã, nàng đã tha thiết gọi người yêu là Kim lang, coi chàng đã thực sự là chồng của mình, rồi tự trách: “Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”.
- Thúy Kiều cố quên nỗi khổ tâm ghê gớm của bản thân để nghĩ cách đáp đền nghĩa tình với Kim Trọng. Nàng năn nỉ Thúy Vân thay mình nối duyên với chàng: “Giữa đường đứt gánh tương tư, / Giao loan chắp môi tơ thừa mặc em...Ngày xuân em hãy còn dài, / Xót tình máu mủ thay lời nước non”...
- Đối với những ân nhân khác
- Trong quãng đời mười lăm năm lưu lạc, Kiều nhiều lần gặp được người tốt sẵn lòng cưu mang giúp đỡ nàng trong cơn hoạn nạn (Kiều Nhi, sư Tam Hợp, vãi Giác Duyên, Thúc Sinh...). Khi có điều kiện, Thúy Kiều nghĩ ngay đến việc đền ơn đáp nghĩa một cách đầy đủ và trân trọng. Nàng nhờ Từ Hải cho quân lính đi khắp nơi mời họ tới: “Thoắt đưa tới trước, vội mời lên trên...Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân, / Tạ lòng dễ xứng, báo ân gọi là”...
- Dù đã tạ ơn rất hậu hĩnh, nàng vẫn tự nhủ lòng phải khắc cốt ghi xương công lao của họ. Điều đó càng khảng định Kiều là người rất trọng nghĩa tình.
- Đối với Kim Trọng
c. Kết bài
- Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” với cảm hứng chủ đạo là thân phận con người và với mục đích xây dựng nhân vật Thúy Kiều như một tượng trưng cho tất cả những gì là đẹp, là tinh hoa của con người. Hơn hai trăm năm qua, nhân vật Thúy Kiều đã từ trong trang sách bước ra cuộc đời, nàng được người đọc yêu mến, xót xa và thông cảm bởi chính phẩm chất cao quý của nàng: một con người đầy nghĩa tình và hiếu hạnh.
Bài văn mẫu
Đề bài: Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du có nhận xét về đức hạnh của Thúy Kiều như sau: ”Người sao hiếu nghĩa đủ đường”. Dựa vào hiểu biết của anh (chị) về “Truyện Kiều”, hãy phân tích và chứng minh câu thơ trên.
Gợi ý làm bài
Nguyễn Du là một nhà thơ nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc, hết lòng thương yêu con người và căm ghét, lên án những thế lực hắc ám, tàn bạo chà đạp con người trong xã hội phong kiến đương thời. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du nói về nỗi đau đớn của người con gái tài sắc vẹn toàn Vương Thúy Kiều trong giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến vạn ác.
Có thể nói nhà thơ đã dành những tình cảm tốt đẹp nhất cho nhân vật này qua nhận xét đầy thán phục: “Người đâu hiếu nghĩa đủ đường”. Quả thật, dưới ngòi bút thiên tài Nguyễn Du, nhân cách cao cả của Thúy Kiều dẫu giữa chốn bùn nhơ vẫn lung linh tỏa sáng.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình trung lưu nề nếp, từ nhỏ Thúy Kiều đã được thụ hưởng một nền giáo dục khá đầy đủ và kĩ lưỡng. Dẫu là phận gái nhưng nàng có nhận thức rất rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của mình đối với cha mẹ và các em. Trong cơn tai bay vạ gió bất kì, cái tổ ấm là gia đình nàng phút chốc tan thành mây khói dưới bàn tay tham lam của lũ quan nha, một bầy ruồi xanh tanh tưởi độc ác. Trước cảnh cha và em bị tra tấn dã man:
-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để dowload tài liệu về máy --
Riêng đối với Thúc Sinh, người vì say đắm nhan sắc của nàng mà chuộc nàng ra khỏi lầu xanh lần thứ nhất rồi cưới nàng làm vợ lẽ; sau đó vì sợ những cơn ghen ghê gớm của Hoạn Thư (vợ cả) mà nỡ bỏ rơi nàng trong cơn khôn quẫn, thì nàng cũng chỉ nghĩ đến ơn nghĩa của chàng và đáp đền chu đáo. Tấm lòng tri ân chân thành ấy bắt nguồn từ trái tim chứa chan tình nghĩa của Kiều.
Nguyễn Du viết “Truyện Kiều” với cảm hứng chủ đạo là thân phận con người và với mục đích xây dựng nhân vật Thúy Kiều như một tượng trưng cho tất cả những gì là đẹp, là tinh hoa của con người. Hơn hai trăm năm đã trôi qua, nhân vật Thúy Kiều từ trong trang sách bước ra cuộc đời. Người đọc bao thế hệ yêu mến, xót xa và thương cảm không chỉ bởi tài sắc vẹn toàn của nàng mà còn bởi chính phẩm cách cao quý của nàng, một con người đầy tình nghĩa và hiếu hạnh.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn mẫu: Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du có nhận xét về đức hạnh của Thúy Kiều như sau: ”Người sao hiếu nghĩa đủ đường”. Dựa vào hiểu biết của anh (chị) về “Truyện Kiều”, hãy phân tích và chứng minh câu thơ trên sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp và biên soạn)