1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Cần theo sát nội dung đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga để giải thích rõ hành động vì nghĩa của Lục Vân Tiên. Từ đó phân tích quan niệm trên của Nguyễn Đình Chiểu.
b. Thân bài
- Hành động vì nghĩa
- Hành động cứu Kiều Nguyệt Nga xuất hiện trong hoàn cảnh Lục Vân Tiên trên đường vào kinh ứng thí. Việc thi cử trong xã hội phong kiến là việc lớn đối với kẻ sĩ. Trong hoàn cảnh đó, lẽ thường con người dễ né tránh mọi nguy hiểm, giữ gìn an toàn cho bản thân mình, chỉ toàn tâm toàn ý cho việc thi cử.
- Hành động đó
- Vì nghĩa: Lục Vân Tiên đã không suy nghĩ theo kiểu thường tình đó. Thấy người bị nạn, Lục Vân Tiên đã tìm cách cứu.
- Dũng cảm: Vì sao?
- Bọn cướp đông, lại hung hãn:
- Một mình Vân Tiên: “tả đột hữu xông”
- Với sự dũng cảm đó. Vân Tiên đã đánh tan bọn cướp:
- Vô tư, hào hiệp
- Người mà Vân Tiên cứu là một kẻ xa lạ: “Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?””
- Sau đó, Vân Tiên khước từ lời mời mọc của Nguyệt Nga: “Hà Khê qua đó cũng gần/ Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng”
- Trước tấm chân tình mong đền ơn trả nghĩa của Nguyệt Nga, Vân Tiên chỉ cười, bởi chàng cho việc giúp người gặp nạn là nghĩa vụ của kẻ làm trai: “Vân Tiên nghe nói liền cười/ Làm ơn há dễ trông người trả ơn”
- Quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu
- Quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu là quan niệm của nhân dân
- Trong cuộc sống đời thường, nhân dân ta hết sức coi trọng việc nghĩa. Trước cảnh hoạn nạn của người khác cần cưu mang, giúp đỡ với tinh thần lá lành đùm lá rách. Ngay cả trường hợp gặp nguy hiểm, ta cũng không được phép tính toán, mà phải xả thân vì ngươi khác.
- Vì sao Nguyễn Đình Chiểu nêu quan niệm đó? Là một nhà thơ Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu sống gần gũi nhân dân nên ông hiểu sâu sắc đạo lí đó.
- Ý nghĩa, tác dụng
- Học đoạn trích trên, ta nhận thấy con người không cho phép mình bỏ qua những việc sai trái, những hành động bất nhân.
- Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích và trong toàn bộ tác phẩm thể hiện con người anh hùng theo quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu, đồng thời cũng là đạo lí ở đời của nhân dân ta.
- Hình ảnh Lục Vân Tiên nhắc nhở thế hệ trẻ sống phải có trách nhiệm với mọi người, luôn luôn hành động vì nghĩa...
- Quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu là quan niệm của nhân dân
c. Kết bài
- Khẳng định lại ý nghĩa và giá trị quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu
- Tham khảo: Quan niệm anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu đã gắn liền với đạo lí làm nguời, hướng về nhân dân. Đó là bài học sâu sắc nhất mà ta cảm nhận được. Trong thời đại mới “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, chúng ta phải khơi dậy trí tuệ Việt Nam để làm nên động lực mới cho sức mạnh Việt Nam, chủ nghĩa anh hùng Việt Nam
Bài văn mẫu
Đề bài: Trong “Truyện Lục Vân Tiên”, Nguyễn Đình Chiểu viết: “Nhớ câu kiến ngãi bất vi, - Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.” Quan niệm đó thể hiện như thế nào qua nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”?
Gợi ý làm bài
Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của đất nước ta, mãi mãi xứng đáng là ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ Việt Nam trong thế kỉ 19. Ông để lại một số truyện thơ tiêu biểu nhất là truyện Lục Vân Tiên. Qua cuộc đời của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga, nhà thơ khẳng định và ngợi ca một lẽ sống đẹp:
“Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh là câu trau mình”.
Lục Vân Tiên là một nhân vật anh hùng lí tưởng của nhà thơ mù yêu nước. Có biết bao tình tiết hào hùng và cảm động về trang anh hùng nghĩa hiệp này. Chiến công đánh cướp của Lục Vân Tiên mãi mãi là bài ca hùng tráng của người anh hùng trong một xã hội loạn lạc.
Sau khi giết chết Phong Lai, đánh tan lũ giặc sơn dài, trừ hậu họa cho nhân dân, giải thoát cho Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên đã thể hiện một cách ứng xử vô cùng cao thượng và hào hiệp. Người đẹp băn khoăn về chuyện “báo đức thù công” thì Lục Ván Tiên “liền cười“ rồi đĩnh đạc nói:
“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Lầm người thế ấy cũng phi anh hùng”
“Kiến nghĩa bất vi” nghĩa là thấy việc nghĩa mà không làm. “Phi anh hùng” là không phải anh hùng. Hai câu thơ nêu lẽn một phương châm, một lẽ sống: Thấy việc nghĩa mà không làm thì con người như thế không đáng mặt anh hùng, thậm chí đó là kẻ tầm thường. Từ phù định để đi tới khẳng định về một lẽ sống cao đẹp của người anh hùng ngày xưa: đề cao tinh thần nghĩa hiệp, hành động hướng tới nhân nghĩa; coi việc nghĩa ở đời là trách nhiệm cao cả thiêng liêng.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi để dowload tài liệu về máy --
Qua nhân vật Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu đã ca ngợi một lí tưởng anh hùng vị nghĩa cao đẹp:
“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
Trong tâm hồn hàng triệu người Việt Nam hơn thế kỉ qua, hình ảnh Lục Vân Tiên hiện lên với nhiều ngưỡng mộ:
“Vân Tiên đầu đội kim khôi,
Tay cầm siêu bạc, mình ngồi ngựa ô”.
Nguyễn Đình Chiểu đã suốt đời dùng thơ văn làm vũ khí bảo vệ đạo đức, đạo lí, góp phần đánh giặc vì nước vì dân:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Dâm mấy thẳng gian bút chẳng tà”.
Quan niệm anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu đã gắn liền với đạo lí làm nguời, hướng về nhân dân. Đó là bài học sâu sắc nhất mà ta cảm nhận được. Trong thời đại mới “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, chúng ta phải khơi dậy trí tuệ Việt Nam để làm nên động lực mới cho sức mạnh Việt Nam, chủ nghĩa anh hùng Việt Nam
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn mẫu: Trong “Truyện Lục Vân Tiên”, Nguyễn Đình Chiểu viết: “Nhớ câu kiến ngãi bất vi, - Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.” Quan niệm đó thể hiện như thế nào qua nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”? sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn Chúng tôi (Tổng hợp và biên soạn)