CÁCH GIẢI BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT ÔM CHO ĐOẠN MẠCH NỐI TIẾP VÀ SONG SONG
1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
* Bài tập định luật Ôm áp dụng cho 1 vật dẫn (1 điện trở)
Phương pháp giải:
Áp dụng định luật Ôm: U = I.R
* Mạch điện nối tiếp đơn giản
Phương pháp giải:
Áp dụng các tính chất của định luật Ôm đối với đoạn mạch nối tiếp
* Tính chất:
1. I chung
2. U = U1 + U2 + .... + Un.
3. R = R1 + R2 + ... + Rn.
* Đoạn mạch song song đơn giản
Phương pháp giải:
Áp dụng các tính chất của định luật ôm với đoạn mạch song song.
* Tính chất:
1. U chung
2. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng trổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ:
I = I1 + I2 + ... + In
3. Nghịch đảo của điện trở tương đương bằng tổng các nghịch đảo của các điện trở thành phần:
\(\frac{1}{{{R_{td}}}} = \frac{1}{{{R_1}}} + \frac{1}{{{R_2}}} + \frac{1}{{{R_3}}}...\)
2. VÍ DỤ MINH HỌA
Bài 1: Đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu đoạn mạch có sơ đồ như trên hình sau. Khi đóng công tắc K vào vị trí 1 thì ampe kế có số chỉ I1 = I, khi chuyển công tắc này sang vị trí số 2 thì ampe có số chỉ là I2 = I/3, còn khi chuyển sang vị trí số 3 thì ampe kế có số chỉ I3 = I/8. Cho biết R1 = 3Ω, hãy tính R2 và R3.
Giải
Khi K đóng vào vị trí 1 thì mạch chỉ gồm R1.
Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mạch là U = I1.R1 = I.3
Khi K đóng vào vị trí 2, mạch gồm R1 nối tiếp với R2. Điện trở tương đương của mạch là:
R12 = R1 + R2 = 3 + R2
Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mạch là:
U = I2.R12 = I/3.(3 + R2)
Ta có:
3I = I(3+ R2)/3 ó 9I = I(3+R) => R2 = 6Ω
Khi K đóng vào vị trí 3, mạch gồm R1, R2 và R3 mắc nối tiếp với nhau.
Điện trở tương đương của mạch là:
R123 = R1 + R2 + R3 = 9 + R3
Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mạch là:
U = I3.R123 = I/8.(9 + R3)
Ta có:
3.I = I(9+R3)/8 ó 24I = I(9+R3) => R3 = 15Ω
Đáp án: R2 = 6 Ω; R3 = 15 Ω
Bài 2: Cho mạch điện như hình vẽ. Biết R1 = 12Ω và R2 = 6Ω. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U = 36 V.
Hãy xác định
a) Cường độ dòng điện đi qua mỗi điện trở
b) Hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi điện trở
Giải
Sơ đồ mạch điện R1 nt R2.
Điện trở tương đương của mạch là:
Rtd = R1 + R2 = 12 + 6 = 18 Ω.
a) Áp dụng định luật Ôm cho đoạn mạch, cường độ dòng điện chạy trong mạch là:
I = U/R = 36/18 = 2A
Vì đoạn mạch điện nối tiếp nên:
I = I1 = I2 = 2A
b) Hiệu điện thế hai đầu R1 là:
U1 = I1.R1 = 2.12 = 24 V
Hiệu điện thế hai đầu R2 là:
U2 = I2.R2 = 2.6 = 12 V
3. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Bài 1: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 18V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,6 A. Hỏi nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 48V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu ?
A. I' = 1,6 A
B. I' = 1,7 A
C. I' = 1,8 A
D. I' = 1,9 A
Bài 2: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Biết R1 = 6 Ω và R2 = 3 Ω. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một hiệu điện thế U = 12 V.
Hãy xác định hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch.
A. U = 10V
B. U = 12V
C. U = 14V
D. U = 16V
...
------( Để xem đầy đủ nội dung của tài liệu, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)------
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung tài liệu Cách giải Bài tập Định luật Ôm cho đoạn mạch nối tiếp và song song môn Vật Lý 9 năm 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !