CÁC DẠNG BÀI TẬP HÓA HỌC 8
Phần I: Công thức hóa học và tính theo công thứ hóa học.
I. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị.
- Nguyên tắc: Hóa trị của nguyên tố này là chỉ số của nguyên tố kia (hoặc nhóm nguyên tử kia).
Bài tập 1: Lập công thức hóa học của các oxit tạo bởi các nguyên tố: K, Al, Fe, Cu, Mg, Na, Zn, C, S, P với nguyên tố oxi. Gọi tên các chất đó ?
Bài tập 2: Lập công thức hóa học của các hợp chất tạo bởi các nguyên tố: K, Al, Ba, Cu, Fe, Na với nhóm nguyên tử (OH). Gọi tên các hợp chất vừa lập đợc ?
Bài tập 3: Lập công thức hóa học của các hợp chất tạo bởi các nguyên tố: K, Al, Ba, Cu, Fe, Na với nhóm nguyên tử (NO3), (SO4), (PO4), (CO3). Gọi tên các hợp chất vừa lập được ?
II. Tính thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất AxBy.
Bài tập 1: Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong các hợp chất sau:
a. NaCl b. FeCl2 c. CuSO4 d. K2CO3
Bài tập 2: Cho các oxit sắt sau: FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hãy so sánh hàm lượng sắt có trong các oxit trên ?
Bài tập 3: Co các chất: CuO, CuS, CuCO3, CuSO4, CuCl2. Hãy so sánh hàm lượng đồng có trong các hợp chất trên ?
III. Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm (%) về khối lượng các nguyên tố.
Bài tập 1: Xác định các công thức hóa học của các oxit sau:
a. Biết phân tử khối của oxit là 80 và thành phần %S = 40%.
b. Biết thành phần %Fe = 70% và phân tử khối của oxit là 160.
Bài tập 2: Xác định công thức phân tử của các hợp chất sau:
a. Hợp chất B có thành phần phần trăm của các nguyên tố là 39,32%Na, 25,54%C, 28,07% O và khối lợng mol của hợp chất là 142.
b. Hợp chất A có khối lượng mol là 152 và phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố là 36,84%Fe, 21,05%S, 42,11%O.
Bài tập 1: Một oxit của nitơ có tỉ lệ về khối lượng của nitơ đối với oxi là 7 : 20 . Tìm công thức của oxit ?
Bài tập 2: Phân tích một oxit sắt người ta thấy cứ 7 phần khối lượng sắt thì có 3 phần khối lượng oxi. Xác định công thức của oxit sắt ?
Bài tập 3: Xác định công thức hóa học của một oxit nhôm biết tỉ lệ khối lượng của 2 nguyên tố nhôm và oxi là 4,5 : 4.
Phần II: Phương trình hóa học. tính theo phương trình hóa học.
I. Phương trình hóa học.
Bài tập 1: Cân bằng các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):
a. Fe2O3 + CO → Fe + CO2
b. Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2
c. Na + H2SO4 → Na2SO4 + H2
d. KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O
e. Fe(OH)2 + HCl → FeCl2 + H2O
f. Fe2(SO4)3 + BaCl2 → FeCl2 + BaSO4
g. Al + CuSO4 → Al2(SO4)3 + Cu
h. Al + MgO → Al2O3 + Mg
i. Al + Cl2 → ?
Bài tập 1: Cho 32,5 gam kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric dư. Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc) và khối lượng muối kẽm clorua tạo thành ?
Bài tập 2: Cho nhôm kim loại tác dụng với dung dịch axit sunfuric (đủ). Biết có 34,2 gam muối nhôm sunfat tạo thành. Tính lượng nhôm phản ứng và thể tích khí hiđro thu đợc (đktc)?
Bài tập 3: Cho 5,4 gam nhôm phản ứng với dung dịch axit clohiđric (đủ) tạo thành muối nhôm clorua và khí hiđro. Tính thể tích khí hiđro thu được (đktc) và khối lượng muối nhôm clorua tạo thành ?
Bài tập 4: Cho khí CO dư đi qua sắt (III) oxit nung nóng thu đợc 11,2 gam sắt. Tính khối lượng sắt (III) oxit và thể tích khí CO đã phản ứng ?
Bài tập 5: Oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao thu được oxit sắt từ Fe3O4. Tính số gam sắt và thể tích khí oxi cần dùng (đktc) để điều chế được 23,2 gam oxit sắt từ ?
Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong tài liệu Các dạng bài tập trọng tâm Hóa học 8. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net và tải về máy tính. Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!
-- MOD HÓA Chúng tôi (tổng hợp)--