Đề cương ôn tập cả năm môn Hóa học 8

CHƯƠNG I. CHẤT - NGUYÊN TỬ- PHÂN TỬ

Bài 2. Chất

Câu 1. Chất có ở đâu? Vật thể có mấy loại là những loại nào? Mỗi loại cho 3 ví dụ minh họa? Mỗi vật thể do mấy chất tạo nên? Lấy 2 ví dụ cho mỗi loại?

Câu 2. a) Nêu tính chất của chất? Làm thế nào biết được tính chất của chất?

            b) Nêu tính chất của các chất sau (ở t0 thường): Muối ăn, nước cất, khí oxi.

Câu 3. Thế nào là hỗn hợp? Chất tinh khiết? Mỗi loại cho 5 ví dụ minh họa? So sánh tính chất của hỗn hợp với tính chất của chất tinh khiết?

Câu 4. Tách  các chất sau ra khỏi hỗn hợp:

   a) Nước và đường.           b) Cát, nước và đường.      c) Xăng, cát, nước và đường.

Câu 5. Ta có: con dao, quả chanh, núi đồi, xe đạp, cây cỏ, quần áo, giầy dép, sông hồ, cày, cuốc, cơ thể con người, các con vật, ô tô. Đâu là vật thể tự nhiên, đâu là vật thể nhân tạo.

Câu 6. Ta có: Xe đạp, chậu nhôm, ô tô, nồi đồng, cốc nhựa, cặp sách, bút bi, kính đeo mắt, quạt điện, nhẫn vàng. Đâu là vật thể do 1 chất tạo nên, đâu là vật thể do nhiều chất tạo nên.

Câu 7. Ta có: Đường, nước đường, rượu(cồn), nước cất, nước tự nhiên, nước chanh, muối ăn, sữa tươi, sắt, gang, thép, thủy ngân. Đâu là chất, đâu là hỗn hợp.

Câu 8. Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, hay chất trong các câu sau:

- Trong quả nhonước, đường glucozơ và một số chất khác.

- Chai bằng thủy tinh dễ vỡ so với chai bằng chất dẻo.

- Quặng sắt ở Thái Nguyên có chứa oxit sắt từ với hàm lượng cao.

Câu 9. Nêu tính chất vật lý của: đồng, rượu, cacbonic(có trong không khí)

Câu 10. Những chất khác nhau có thể có một số t/chất giống nhau được không, cho ví dụ.

Câu 11. Người ta trộn bột sắt (màu đen) với bột lưu huỳnh (vàng nhạt) và thu được loại bột màu đen, có thể xem đó là hỗn hợp được không.

 

CHƯƠNG II. PHẢN ỨNG HÓA HỌC

Bài 12. Sự biến đổi chất.

Câu 1. Hãy chọn từ hay cụm từ thích hợp điền vào ô trống trong câu sau:

Khi chất biến đổi về …………….. hay …………………, ta nói đó là hiện tượng vật lý.

Khi có biến đổi từ ……………… này ……………….., ta nói đó là hiện tượng hóa học.

Câu 2. Khi chiên mỡ có sự biến đổi như sau: Trước hết một phần mỡ bị chảy lỏng và nếu tiếp tục đun quá lửa mỡ sẽ khét. Trong hai giai đoạn trên giai đoạn nào có sự biến đổi hóa học, giải thích.

Câu 3. Về mùa hè thức ăn thường bị thiu thối. Đó có phải là sự biến đổi hóa hóa học không?

Câu 4. Xét các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng nào là hiện tượng hóa học:

a) Đinh sắt để trong không khí bị gỉ.

b) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.

c. Dây tóc bóng đèn điện nóng và sáng lên khi dòng điện chạy qua.

d. Khi đánh diêm có lửa bắt cháy.

e. Khi nấu canh cua, người ta giã cua và lọc lấy nước, đun nước cua ta thấy nổi gạch cua.

g. Hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên.

h. Sự biến mất của tầng ozon.

i. Sự quang hợp của cây xanh.

k. Sự kết tinh của muối ăn. 

 

CHƯƠNG III. MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC

Bài 18. Mol

Câu 1. Em hãy cho biết số nguyên tử hoặc số phân tử có trong mỗi trường hợp sau:

a) 0,75 mol nguyên tử Fe     b) 0,25 mol phân tử CaCO3   c) 0,05 mol phân tử O2

Câu 2. Tính khối lượng mol của những chất sau:

a) 1 mol nguyên tử O và 1 mol phân tử O2.  

b) 1 mol nguyên tử Fe và 1 mol phân tử Fe2O3.

c) 1 mo nguyên tử N và 1 mol phân tử NO2.

d) 1 mol phân tử glucozơ C6H12O6.

Câu 3. Hãy tính thể tích (ở đktc) của những chất khí sau:

a) 0,25 mol phân tử SO2; 0,5 mol phân tử O2; 0,75 mol phân tử Cl2.

b) 1 mol phân tử O3; 1,5 mol phân tử CO; 0,125 mol phân tử CH4.

Câu 4. Tính khối lượng của N phân tử các chất sau: CO2, NaCl, Fe3O4, Al2O3, C4H10.

Câu 5. Hãy tìm số mol nguyên tử hay số mol phân tử của những lượng chất sau:

a) 0, 5N nguyên tử Cl; 2,5N phân tử N2O5; 0,75N nguyên tử O.

b) 30.1023phân tử NaCl; 1,5.1023phân tử CaO; 4,5.1023phân tử C12H22O11.

Câu 6. Hãy xác định khối lượng và thể tích (đktc) của hỗn hợp những lượng chất sau:

a) 0,125 mol mỗi khí sau: Khí ga C4H10; N2; CO; O3.

b) 0,02 mol phân tử H2; 0,25 mol phân tử CO2; 0,01 mol phân tử NO.

c) Hỗn hợp khí gồm: 0,4 mol O2và 0,15 mol NO2.

 

Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong Đề cương ôn cả năm môn Hóa học lớp 8. Để xem toàn bộ nội dung các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net và tải về máy tính. Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 8 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kì thi sắp tới. Chúc các em học tốt!

-- MOD HÓA Chúng tôi (tổng hợp)--

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?