Các dạng bài tập ôn tập Chương V Nhóm Halogen môn Hóa học 10 năm 2020

BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG V NHÓM HALOGEN MÔN HÓA HỌC 10 NĂM 2020

 

A. CÁC DẠNG BÀI TẬP

DẠNG 1: HOÀN THÀNH SƠ ĐỒ PHẢN ỨNG.

Bài 1: Viết các phương trình phản ứng xảy ra cho các sơ đồ sau:

a. HCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl → Ag

b. KMnO→ Cl→ HCl → FeCl3 → AgCl→ Cl2→ Br2→ I2

c. MnO2 → Cl2 → KClO3 → KCl → HCl → Cl2 → Clorua vôi

DẠNG 2: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC

Bài 1: Tính klượng Fe và thể tích khí Cl2 (đktc) đã tham gia phản ứng nếu có 32,5 g FeCl3 tạo thành .Nếu cũng dùng lượng Fe trên tác dụng với dd HCl dư thì khối lượng muối thu được là bao nhiêu?

Bài 2: Cho 5,4 g một KL A (hóa trị n duy nhất) tác dụng vừa đủ với V(l) khí Cl2 (đktc). Sau phản ứng thu được 26,7 g muối. Xác định V và tên KL A.

Bài 3:. Tính thể tích khí clo thu được ở đktc khi:

a. cho 7,3 g HCl tác dụng với MnO2.                     

b. cho 7,3 g HCl tác dụng với KMnO4.

Bài 4: Tính khối lượng HCl bị oxi hoá bởi MnO2, biết rằng khí Cl2 sinh ra trong phản ứng đó có thể đẩy được 12,7g I2 từ dung dịch NaI.

DẠNG 3: BÀI TẬP HỖN HỢP

Bài 1:Cho 16g hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thì thu được 8,96 lit khí ở đktc. Tính khối lượng của Fe và Mg trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 2:Cho 0,56g hỗn hợp A gồm Mg và Cu tác dụng với dung dịch HCl dư . Sau phản ứng thu được 224ml khí H2 đktc.

a. Viết phương trình phản ứng và xác định vai trò của từng chất trong phản ứng

b. Tính thành phần % của từng kim loại trong hỗn hợp ban đầu

Bài 3:Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Zn và ZnO người ta phải dung vừa hết 600 ml dd HCl 1M và thu được 0,2 mol khí H2 .

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra, cho biết phản ứng nào là phản ứng oxh-khử.

b. Xác định khối lượng của Zn và ZnO trong hỗn hợp ban đầu.

Bài 4:Hoà tan hoàn toàn 8 gam hỗn hợp Fe và Fe2O3 bằng dung dịch HCl 10% (d=1,1 g/ml) sau phản ứng thu được 2,24 lit H2 (đktc).

a. Tính thành phần % khối lượng các chất trong hỗn hợp?

b. Tính nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch sau phản ứng

Bài 5:Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư. Dẫn khí thoát ra đi vào 500ml dung dịch NaOH 4M (ở nhiệt độ thường).

a. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.

b. Xác định nồng độ mol của những chất có trong dung dịch sau phản ứng

B. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho dãy dung dịch axit sau HF, HCl, HBr, HI. Dung dịch có tính axit mạnh nhất và tính khử mạnh nhất

  A. HF                          B. HCl                                    C. HBr                                    D. HI

Câu 2: Nung 8,1gam bột nhôm với 38,1gam iot , biết hiệu suất phản ứng là 80%. Lượng Iotua nhôm thu được

  A. 81,6g                     B. 97,92g                   C. 65,28g                   D. 102g

Câu 3: Khi sục chất khí nào sau đây vào dung dịch KI có hồ tinh bột thì sau phản ứng dung dịch có màu xanh:

  A. Cl2                         B. O3                          C. O2                          D. Cl2, O3

Câu 4: Cho NaI rắn vào bình dung dịch H2SO4đđ nóng dư. Sau khi phản ứng kết thúc thêm vài giọt hồ tinh bột vào bình phản ứng thì dung dịch sẽ có màu:     

A. Nâu                         B. Đỏ                          C. Tím                                    D. Xanh

Câu 5: Tính oxi hóa của Br2:

  A. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Clo.                    B. mạnh hơn Clo nhưng yếu hơn Iot.

  C. mạnh hơn Iot nhưng yếu hơn Clo.                    D. mạnh hơn Flo nhưng yếu hơn Iot.

Câu 6: Trong phản ứng hóa học sau, Brom đóng vai trò là SO2    +   Br2   +     2H2O  →     H2SO4  +  2HBr

A. Chất khử.                                                               B.Vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.    

C.Chất oxi hóa.                                                          D.Không là chất oxi hóa không là chất khử.

Câu 7: Đổ dd chứa 1 g HBr vào dd chứa 1 g NaOH. Nhúng giấy quì tím vào dung dịch thu được thì giấy quì tím chuyển sang màu:      

A. Màu đỏ.                  B. Màu xanh.            C. Không màu.                      D. Màu tím.

Câu 8: Chất A là muối Canxi halogenua. Dung dịch chứa 0.200 g A tác dụng với lượng dư dung dịch bạc nitrat thì thu được 0.376 g kết tủa bạc halogenua. Công thức phân tử của chất A là:

   A. CaF2.                    B. CaCl2.                           C. CaBr2.                    D. CaI2.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không chính xác:

  A. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là  những chất oxi hóa.

  B. Trong hợp chất các halogen đều có thể có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7.

  C. Khả năng oxi hóa của halogen giảm dần từ flo đến iot

D. Các halogen khá giống nhau về tính chất hóa học.

Câu 10: Sắp xếp theo chiều tăng tính oxi hóa của các nguyên tử là:

  A. I, Cl, Br, F                        B. Cl,I,F,Br.               C. I,Br,Cl,F                D. I,Cl,F,Br

Câu 11: Các dãy chất nào sau đây mà các nguyên tử nguyên tố halgen có số oxi hoá tăng dần :

  A. HBrO,F2O,HClO2,Cl2O7, HClO3.                      B. F2O, Cl2O7, HClO2, HClO3, HBrO.

  C. F2O, HBrO, HClO2, HClO3, Cl2O7.                    D. HClO3, HBrO, F2O, Cl2O7, HClO2.

Câu 12: Trong hợp chất, nguyên tố Flo thể hiện số oxi hóa là:

  A. 0                             B. +1                          C. -1                           D. +3

Câu 13: Cho dung dịch AgNO3dư vào 100ml dung dịch chứa hổn hợp NaF 1M và NaBr 0,5M. Lượng kết tủa thu được là:

  A. 22,1g.                    B. 10g.                                    C. 9,4g                                    D. 8,2g.

Câu 14: Nhóm chất nào sau đây chứa các chất tác dụng được với F2?

   A. H2, Na, O2.                      B. Fe, Au, H2O.                     C. N2, Mg, Al.                       D. Cu, S, N2.

Câu 15: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử Halogen là:

   A. ns2 np4.                B. ns2 np5                   C. ns2 np6                   D. (n – 1)d10 ns2 np5.

Câu 16: Trong nước clo có chứa các chất:

  A. HCl, HClO                       B. HCl, HClO, Cl2    C. HCl, Cl2                D. Cl2

Câu 17: Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư thu được dung dịch chứa các chất thuộc dãy nào sau đây?

   A. KCl, KClO3, Cl2               

   B. KCl, KClO, KOH              

   C. KCl, KClO3, KOH                       

   D. KCl, KClO3

Câu 18: Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, dư ở nhiệt độ phòng thu được dung dịch chứa các chất

   A. NaCl, NaClO3, Cl2            

   B. NaCl, NaClO, NaOH      

   C. NaCl, NaClO3, NaOH     

   D.NaCl, NaClO3

Câu 19: Có ba lọ đựng ba khí riêng biệt là clo, hidroclorua và oxi. Có thể dùng một chất nào trong số các chất sau để đồng thời nhận ra được cả ba khí trên?

  A. Giấy quỳ tím tẩm ướt      B. Dd Ca(OH)2           C. Dd BaCl2            D. Dd H2SO4

Câu 20: Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl là:

  A. NaOH, Al, CuSO4, CuO.                                    B. Cu(OH)2, Cu, CuO, Fe.

  C. CaO, Al2O3, Na2SO4, H2SO4.                             D. NaOH, Al, CaCO3, Cu(OH)2, Fe, CaO, Al2O3.

Câu 21: Kim loại tác dụng được với axit HCl loãng và khí clo cho cùng một loại muối clorua kim loại là:

  A. Fe.                          B. Zn.                         C. Cu.                         D. Ag.

Câu 22: Cho 17,4 gam MnO2 tác dụng với dd HCl đặc, dư và đun nóng. Thể tích khí thoát ra (đktc) là:

  A. 4,48 lít.                 B. 2,24 lít.                  C. 3,36 lít.                  D. 6,72 lít.

Câu 23: Để phân biệt 5 dd riêng biệt sau: NaCl, NaBr, NaI, NaOH, HCl. Ta có thể dùng nhóm thuốc thử nào

   A. khí Clo, dd AgNO3                                   B. quì tím, khí Clo      

  C. quì tím, dd AgNO3                                   D. cả b, c đúng

Câu 24: Nếu lấy khối lượng KMnO4 , MnO2, KClO3 bằng nhau để cho tác dụng với dd HCl đặc, dư thì chất nào cho nhiều Clo hơn?

   A. MnO2                      B. KClO3                    C. KMnO4                  D. cả 3 chất như nhau

Câu 25: Cho 23,5 g hỗn hợp 2 kim loại đứng trước H tác dụng vừa đủ với dd HCl thu được 12,32 lít H2 (đktc) và dd Y. Cô cạn dd Y thu được khối lượng muối khan là:

   A. 55,62 g                   B. 52,65 g                  C. 56,25 g                  D. 62,55 g

...

Trên đây là trích đoạn nội dung Các dạng bài tập ôn tập Chương V Nhóm Halogen môn Hóa học 10 năm 202, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tập thật tốt!   

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?