TRƯỜNG THPT TRẦN NHẬT DUẬT | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019-2020 |
PHẦN LÝ THUYẾT
1.Xét về vị trí của halogen trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. Thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn?
b. Bao gồm những nguyên tố nào?
c. Cấu hình electron chung lớp ngoài cùng là
d. Khả năng nhận mấy electron trong phản ứng hóa học?
e. Số oxi hóa của flo trong hợp chất là ………, nguyên nhân
f. Số oxi hóa của clo, brom, iot có thể có trong hợp chất là
2.a. Trong tự nhiên clo tồn tại ở dạng đơn chất hay hợp chất? Vì sao?
b. Hợp chất quan trọng nhất của clo là …..…., có nhiều trong ………………và
*c. Hãy cho biết công thức các khoáng vật chứa clo: khoáng cacnalit ........................................... xivinit
*d. Hai dạng đồng vị của clo trong tự nhiên là:……
3.Đặc điểm của nguyên tố clo (Z = 17):
a. cấu hình electron đầy đủ là:
b. chu kì: ........................................................... , nhóm
c. số electron ở lớp ngoài cùng: ........................ , có khả năng nhận mấy electron
*d. độ âm điện: ................................................. e. Tính oxi hóa:
*f. số oxi hóa có thể có trong hợp chất:
4.Xét tính chất vật lí của đơn chất clo, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a. trạng thái..............................................................
b. màu sắc..........................................................
c. mùi ......................................................................
d. độc tính..........................................................
e. tỉ khối hơi so với không khí ................................
f. khả năng tan trong nước
5.Cho biết các thông tin về tính chất vật lí của hiđro clorua:
a. liên kết trong phân tử là.......................................
b. màu sắc, mùi..................................................
c. tỉ khối so với không khí.......................................
d. khả năng tan trong nước................................
e. nhúng giấy quỳ tím khô vào bình khí hiđro clorua, quan sát sự đổi màu.
f. nhúng giấy quỳ tím ẩm vào bình khí hidro clorua, quan sát sự đổi màu.
6.*Quan sát hình thí nghiệm về tính tan của khí HCl và trả lời các câu hỏi sau:
a. Vì sao nước lại phun vào bình khí HCl.
b. Quan sát sự đổi màu của quỳ tím trước và sau khi phun vào bình khí HCl.
7.Viết phương trình phản ứng điều chế khí hiđro clorua trong công nghiệp (ghi rõ điều kiện).
8.a. Thuốc thử để nhận biết axit clohiđric và muối clorua là
b. Nhận biết các dung dịch sau trong các lọ mất nhãn: NaF, NaCl, NaBr, NaI.
9.Viết các phương trình phản ứng cho các sơ đồ sau:
a. HCl → Cl2 → KCl → HCl → CuCl2 → Cu(NO3)2
b. Fe → FeCl2 → NaCl → Cl2 → HCl → FeCl3.
c. Fe → FeCl3 → NaCl → NaOH → NaCl → HCl.
10. Hoàn thành các phương trình phản ứng:
a. AgNO3 + ? → HNO3 + ?
b. NaCl + ? → NaHSO4 + ?
c. Na2CO3 + ? → NaCl + ? + ?
d. ? + ? → AlCl3 + H2
e. ? + ? → KCl + CO2 + H2O
f. ? + ? → Na2SO4 + HCl
j. ? + ? → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
11.Cho biết các thông tin về nước Gia-ven:
a. Thành phần gồm:…………………………………………
b. Thành phần có tính oxi hóa mạnh là…………………….
c. NaClO tên là........................................................
d. NaClO là muối của axit.................................
e. Axit HClO có tính axit như thế nào?..............
f. HClO có tên là................................................
g. So sánh tính axit của HClO với H2CO3?.……………….
h. Để lâu nước Gia-ven ngoài không khí có phản ứng nào xảy ra.
i. Để thật lâu ngoài không khí nước Gia-ven còn tính tẩy màu nữa không? Vì sao.
j. Nêu cách điều chế nước Gia-ven trong phòng thí nghiệm. Viết phương trình phản ứng.
k. Nêu cách điều chế nước Gia-ven trong công nghiệp. Viết phương trình phản ứng.
l. Nêu các ứng dụng quan trọng của nước Gia-ven.
12.Cho biết các thông tin về clorua vôi:
a. CTPT:...................................................................
b. CTCT.............................................................
c. Clorua vôi là muối hỗn tạp vì có 2 gốc muối là
d. Trạng thái....................................................... .....
e. Màu sắc...........................................................
f. Để clorua vôi ngoài không khí có phản ứng nào xảy ra.
g. **Viết phương trình phản ứng và nêu hiện tượng khi nhỏ dung dịch HCl vào clorua vôi.
h. Nêu cách điều chế clorua vôi. Viết phương trình phản ứng.
i. Nêu ứng dụng quan trọng của clorua vôi.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ THAM KHẢO ÔN TẬP KIỂM TRA TẬP TRUNG GIỮA HỌC KỲ II
ĐỀ 1
Câu 1: Hơi brom có lẫn tạp chất là clo. Để thu được brom tinh khiết ta dẫn hỗn hợp brom và clo đi qua
A. dung dịch H2SO4 loãng. B. dung dịch NaI.
C. dung dịch NaCl. D. dung dịch NaBr.
Câu 2: Cho 10 gam hỗn hợp gồm bột Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl lấy dư thấy thoát ra 5,6 lít H2 (đktc). Khối lượng Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt là (cho Fe = 56, Mg = 24)
A. 7 gam, 3 gam. B. 4 gam, 6 gam. C. 6 gam, 4 gam. D. 3 gam, 7 gam.
Câu 3: Đổ dung dịch chứa 5 gam HCl vào dung dịch chứa 5 gam KOH. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được thì quỳ tím chuyển sang màu nào? (cho Cl = 35,5, K = 39, H = 1, O = 16)
A. Màu đỏ. B. Không đổi màu. C. Không xác định được. D. Màu xanh.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong hợp chất, flo có số oxi hóa -1, +1, +3, +5, +7.
B. Nguyên tố clo có nhiều trong nước biển ở dạng muối NaCl.
C. Ở điều kiện thường, brom là chất lỏng màu nâu đỏ.
D. Flo có độ âm điện lớn nhất.
Câu 5: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về clorua vôi?
A. Là muối hỗn tạp. B. Là muối hỗn hợp.
C. Có tính oxi hóa mạnh. D. Được dùng để tẩy trắng vải, sợi, giấy.
Câu 6: Cho 9,6 gam kim loại X hóa trị II tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Kim loại X là (cho Ca = 40, Mg = 24, Fe = 56, Zn = 65)
A. Ca. B. Mg. C. Fe. D. Zn.
Câu 7: Sản phẩm thu được khi dẫn khí flo vào nước là:
A. HF, O2. B. HF, H2, O2. C. HF, H2. D. HF, HFO,
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhóm halogen?
A. Đi từ flo đến iot, bán kính nguyên tử tăng dần. B. Đi từ flo đến iot, tính oxi hóa tăng dần.
C. Đi từ flo đến iot, độ âm điện giảm dần. D. Đi từ flo đến iot, nguyên tử khối tăng dần.
Câu 9: Nếu trong dịch vị dạ dày của con người có lượng axit HCl lớn hơn bình thường thì sẽ mắc bệnh ợ chua. Khi đó ta dùng thuốc muối có công thức nào sau đây để chữa trị?
A. Na2CO3. B. NaHCO3. C. CaCO3. D. Ca(HCO3)2.
Câu 10: Xét phản ứng điều chế nước Gia-ven: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O. Clo đóng vai trò
A. chất oxi hóa. B. chất khử.
C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. D. không là chất oxi hóa, không là chất khử.
Câu 11: Axit HCl có những tính chất sau:
(1) Làm quỳ tím hóa xanh.
(2) Hòa tan được Cu tạo khí H2.
(3) Hòa tan được đá vôi CaCO3 tạo khí CO2.
(4) Tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa.
(5) Khử được KMnO4.
Có bao nhiêu tính chất đúng.
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 12: Dẫn khí clo vào nước ta được nước clo. Trong nước clo gồm có:
A. HCl, HClO. B. Cl2, H2O.
C. HCl, HClO, Cl2, H2O. D. HCl, HClO, H2O.
Câu 13: Axit HCl thể hiện tính khử khi tác dụng với
A. KOH. B. MnO2 (to). C. CaCO3. D. Al.
Câu 14: Hai khí X, Y không màu, đều dễ tan trong nước, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch AgNO3 đều thu được kết tủa màu vàng. Vậy X, Y là:
A. HCl, HBr. B. HF, HCl. C. F2, Cl2. D. HBr, HI.
Câu 15: Dãy nào dưới đây gồm các chất đều tác dụng được với axit HCl ở điều kiện thích hợp?
A. AgNO3, MnO2, BaCl2. B. FeO, Cu, Al(OH)3.
C. Cu(OH)2, Na2CO3, MgO. D. KMnO4, CuO, Ag.
Câu 16: Mô tả hiện tượng thí nghiệm nào sau đây không đúng?
A. Nhỏ axit HF lên tấm thủy tinh, sau một thời gian, tấm thủy tinh bị mòn.
B. Để dung dịch HCl đậm đặc bên ngoài không khí ẩm thấy có khói trắng bay ra.
C. Dẫn khí clo vào dung dịch K2CO3 có khí CO2 thoát ra.
D. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaCl có xuất hiện kết tủa màu vàng.
Câu 17: Dãy nào dưới đây gồm các chất đều tác dụng được với khí clo ở điều kiện thích hợp?
A. Mg, Cu, N2. B. NaF, H2O, Fe. C. NaOH, Ca(OH)2, H2O. D. Na, H2, O2.
Câu 18: Cho khí A vào dung dịch KI có chứa sẵn một ít hồ tinh bột thấy tạo hợp chất có màu xanh. Khí A là
A. Cl2. B. H2. C. N2. D. O2.
Câu 19: Trong phòng thí nghiệm có các hóa chất: (1) KMnO4, (2) Ca(OH)2, (3) NaOH, (4) axit HCl, (5) H2SO4. Để điều chế clorua vôi ta chọn những hóa chất sau:
A. (1), (2), (4). B. (1), (3), (4). C. (1), (3), (5). D. (1), (2), (5).
Câu 20: Phản ứng nào dưới đây đúng?
A. Fe + Cl2 → FeCl2. B. CO2 + H2O + 2NaClO → Na2CO3 + 2HClO.
C. 2Fe + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2 ↑. D. CO2 + H2O + NaClO → NaHCO3 + HClO.
Câu 21: Axit nào sau đây mạnh nhất trong 4 axit khi xét cùng một nồng độ?
A. HBr. B. HCl. C. HI. D. HF.
Câu 22: Khi nói về axit HClO, phát biểu sau sau đây không đúng?
A. mạnh hơn axit cacbonic. B. yếu hơn axit cacbonic.
C. có tính oxi hóa rất mạnh. D. có tên là axit hipoclorơ.
Câu 23: Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây?
A. KMnO4. B. NaCl. C. KClO3. D. HCl.
Câu 24: Halogen X2 tác dụng vừa đủ với 7,2 gam Mg đun nóng thu được 55,2 gam muối. Vậy X2 là
A. F2. B. C. Br2. D. I2.
Câu 25: Axit nào sau đây không đựng trong bình thủy tinh.
A. HNO3. B. HCl. C. HF. D. H2SO4.
Câu 26: Khi nói về đơn chất halogen, điều nào sau đây là đúng?
A. Phân tử gồm hai nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không phân cực.
B. Đều dễ tác dụng với nước.
C. Khi đun nóng, brom lỏng và iot rắn đều có sự thăng hoa.
D. Ở điều kiện thường đều là chất khí.
Câu 27: Kim loại nào sau đây tác dụng với khí clo và tác dụng với dung dịch HCl thì tạo cùng loại muối clorua kim loại.
A. Ag. B. Al. C. Fe. D. Cu.
Câu 28: Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp gồm Fe và FeO bằng dung dịch HCl 2M vừa đủ thu được 1,12 lít khí (đktc). Thể tích dung dịch HCl đã dùng là (cho Fe = 56, O = 16)
A. 100ml. B. 150ml. C. 250ml. D. 300ml.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về clo?
A. Clo cháy mãnh liệt trong nước tạo HCl và O2. B. Clo có tính oxi hóa mạnh hơn brom và iot.
C. Clo là chất khí màu lục nhạt. D. Clo có số oxi hóa -1 trong tất cả các hợp chất.
Câu 30: Cho 26,1 gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc lấy dư (to), sau phản ứng thể tích khí clo thu được ở (đktc) là (cho Mn = 55, O = 16)
A. 5,6 lít. B. 6,72 lít. C. 8,96 lít. D. 11,2 lít.
ĐỀ 2
Câu 1: Dãy nào dưới đây gồm các chất đều tác dụng được với axit HCl ở điều kiện thích hợp?
A. AgNO3, KMnO4, BaSO4. B. MnO2, CuO, Ag.
C. Ba(OH)2, Na2CO3, Mg. D. Fe2O3, Cu, Al(OH)3.
Câu 2: Clo có số oxi hóa +5 trong hợp chất nào sau đây?
A. KClO. B. KClO4. C. KClO3. D. KClO2.
Câu 3: Cho một mẫu đá vôi (CaCO3) vào dung dịch HCl lấy dư, hiện tượng quan sát được là:
A. có khí không màu thoát ra. B. có khí màu vàng lục thoát ra.
C. không có hiện tượng gì. D. có kết tủa trắng.
Câu 4: Axit nào sau đây yếu nhất trong 4 axit sau khi xét cùng một nồng độ?
A. HF. B. HBr. C. HI. D. HCl.
Câu 5: Cho các chất sau: Ca(OH)2, NaClO, CaOCl2, HClO, CaCO3. Có bao nhiêu chất có khả năng tẩy màu vải sợi?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 6: Ở điều kiện phòng thí nghiệm, đơn chất nào có cấu tạo mạng tinh thể phân tử (chất rắn)?
A. Flo. B. Clo. C. Brom. D. Iot.
Câu 7: Cho 20 gam hỗn hợp gồm bột Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl lấy dư thấy thoát ra 11,2 lít H2 (đktc). Khối lượng Fe và Mg trong hỗn hợp lần lượt là: (cho Fe = 56, Mg = 24)
A. 5,6 gam; 14,4 gam. B. 11,2 gam; 8,8 gam. C. 6 gam; 14 gam. D. 14 gam; 6 gam.
Câu 8: Quan sát hình điều chế và thu khí clo trong PTN và trả lời câu hỏi sau:
Khí clo thu được thường lẫn các tạp chất gì?
A. NaCl, H2O. B. HCl, H2O. C. NaCl, HCl. D. MnO2, NaCl.
Câu 9: Khi nói về axit HClO, phát biểu sau sau đây không đúng?
A. mạnh hơn axit cacbonic. B. yếu hơn axit cacbonic.
C. có tính oxi hóa rất mạnh. D. có tên là axit hipoclorơ.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nhóm halogen?
A. Đi từ flo đến iot, bán kính nguyên tử giảm dần. B. Đi từ flo đến iot, tính oxi hóa giảm dần.
C. Đi từ flo đến iot, độ âm điện tăng dần. D. Đi từ flo đến iot, số lớp electron giảm dần.
Câu 11: Để điều chế hidro clorua trong phòng thí nghiệm, người ta chọn cách nào trong các cách sau?
A. Cho NaCl rắn khan tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng.
B. Cho NaCl tác dụng với KMnO4 có mặt dung dịch H2SO4 loãng.
C. Cho NaCl tác dụng với H2SO4 loãng.
D. Cho dung dịch BaCl2 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng.
Câu 12: Nhận định nào dưới đây đúng khi nói về clorua vôi?
A. Là muối hỗn tạp.
B. Là muối hỗn hợp.
C. Có tính oxi hóa yếu.
D. Được điều chế bằng cách dẫn khí clo tác dụng với đá vôi.
Câu 13: Dẫn khí clo vào dung dịch NaOH loãng dư ở nhiệt độ phòng thu được dung dịch X. Trong dung dịch X có các chất tan là:
A. NaCl, HClO, NaOH. B. NaCl, NaClO, NaOH. C. NaCl, NaClO. D. NaClO, NaOH.
Câu 14: Cho m gam MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc lấy dư (to), sau phản ứng thu được 3,36 lít khí clo ở (đktc). Tìm giá trị của m. Biết hiệu suất phản ứng là 100%. (cho Mn = 55, O = 16)
A. 10,44 gam. B. 8,7 gam. C. 13,05 gam. D. 17,4 gam.
Câu 15: Axit nào sau đây khuyến cáo không được đựng trong bình thủy tinh?
A. H3PO4. B. HCl. C. H2SO4. D. HF.
Câu 16: Halogen X2 tác dụng vừa đủ với 3,6 gam Mg đun nóng thu được 27,6 gam muối. Vậy X2 là (cho Mg = 24, F = 19, Cl= 35,5, Br = 80, I = 127).
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 17: Dẫn khí X vào dung dịch NaI có sẵn một ít hồ tinh bột thấy tạo hợp chất có màu xanh. Khí X là
A. H2. B. O2. C. Cl2. D. N2.
Câu 18: Có các ứng dụng sau:
(1) Axit HF dùng để khắc chữ lên thủy tinh.
(2) Nước Gia-ven để tẩy trắng vải sợi.
(3) Brom dùng để tiệt trùng nước hồ bơi.
(4) Cồn iot để sát trùng vết thương.
(5) Dung dịch natri florua loãng dùng để làm thuốc chống sâu răng.
Có bao nhiêu ứng dụng đúng?
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 19: Dung dịch có hòa tan 52,95 gam hỗn hợp gồm natri bromua và natri iotua phản ứng với lượng vừa đủ 200ml dung dịch AgNO3 2M thu được m gam kết tủa. Tính m.
A. 93,68 gam. B. 86,95 gam. C. 69,48 gam. D. 88,52 gam.
Câu 20: Kim loại nào sau đây tác dụng với khí clo và tác dụng với dung dịch HCl thì tạo cùng loại muối clorua kim loại.
A. Zn. B. Fe. C. Cu. D. Ag.
Câu 21: Dãy nào dưới đây gồm các chất đều tác dụng được với khí clo ở điều kiện thích hợp?
A. NaOH, KBr, H2O. B. Zn, CuO, N2. C. NaOH, H2, O2. D. KF, H2O, Fe.
Câu 22: Iot có vai trò quan trọng, nếu thiếu iot người ta sẽ bệnh bướu cổ. Muối ăn được trộn với một lượng nhỏ KI hoặc KIO3 được gọi là muối iot. Mỗi ngày cơ thể mỗi người cần trung bình là 0,2 mg iot. Lượng KIO3 đáp ứng nhu cầu trên là (cho K = 39, I = 127, O = 16)
A. 0,118 mg. B. 0,337 mg. C. 0,428 mg. D. 0,842 mg.
Câu 23: Xét phản ứng: Cl2 + 2NaOH ® NaCl + NaClO + H2O. Clo đóng vai trò
A. không là chất oxi hóa, không là chất khử. B. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
C. chất khử. D. chất oxi hóa.
Câu 24: Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, NaI. Ta thấy:
A. Cả 4 dung dịch đều tạo kết tủa.
B. Có 3 dung dịch tạo kết tủa, 1 dung dịch không tạo kết tủa.
C. Có 2 dung dịch tạo kết tủa, 2 dung dịch không tạo kết tủa.
D. Có 1 dung dịch tạo kết tủa, 3 dung dịch không tạo kết tủa.
Câu 25: Mô tả hiện tượng thí nghiệm nào sau đây không đúng?
A. Dẫn khí clo vào dung dịch Na2CO3 có khí CO2 thoát ra.
B. Bột thủy tinh nghiền nhỏ tan dần khi tác dụng với dung dịch HF.
C. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaI có xuất hiện kết tủa màu vàng.
D. Nhỏ dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy tạo dung dịch có màu đỏ.
Câu 26: Đốt nóng 1,18 gam hỗn hợp Cu và Al trong bình đựng khí clo dư thu được 4,02 gam chất rắn. Tính thể tích Cl2 (đktc) đã tham gia phản ứng? Biết các phản ứng với hiệu suất 100%.
A. 8,96 lít. B. 0,896 lít. C. 2,24 lít. D. 1,12 lít.
Câu 27: Axit HCl thể hiện tính khử khi tác dụng với
A. KMnO4. B. Fe. C. KOH. D. Na2CO3.
Câu 28: Dẫn khí clo vào nước ta được nước clo. Trong nước clo có các chất:
A. HCl, HClO. B. Cl2, H2O.
C. HCl, HClO, H2O. D. HCl, HClO, Cl2, H2O.
Câu 29: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về flo?
A. Flo có số oxi hóa -1, +1, +3, +5, +7 trong tất cả các hợp chất.
B. Flo có tính oxi hóa yếu hơn clo, brom và iot.
C. Flo là chất khí màu vàng lục.
D. Flo cháy mãnh liệt trong nước tạo HF và O2.
Câu 30: Tên gọi của hợp chất NaClO là
A. natri peclorat. B. natri hipoclorit. C. natri clorit. D. natri clorat.
....
Trên đây là trích dẫn nội dung Đề cương ôn tập giữa HK2 năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Trần Nhật Duật, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Bộ câu hỏi ôn tập HK2 có đáp án môn Hóa học 10 năm 2020 Trường THPT Kỳ Sơn
- Bộ 40 câu hỏi ôn tập HK2 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Tiên Lãng
- Đề cương ôn tập Chương Oxi có đáp án môn Hóa học 10 HK2 năm 2019-2020
Chúc các em học tập thật tốt!