CÁC DẠNG BÀI TẬP CHƯƠNG 1 : CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
I. CÁC DẠNG BÀI TẬP TỰ LUẬN
Dạng 1: Xác định ĐTHN, số proton, số nơtron, số electron, nguyên tử khối của các nguyên tử.
Câu 1: \(}_{11}^{23}Na,{}_{20}^{40}Ca,{}_{13}^{27}Al,{}_{19}^{39}K,{}_{12}^{24}Mg,{}_{26}^{56}Fe\)
Câu 2: \(}_1^1H,{}_9^{19}F,{}_{17}^{35}Cl,{}_{35}^{80}Br,{}_6^{12}C,{}_8^{16}O\)
Dạng 2: Toán về tổng số hạt trong nguyên tử:
Bài 1: Nguyên tử của một nguyên tố có cấu tạo bởi 115 hạt. Hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 25 hạt. Xác định số A; N của nguyên tử trên?
Bài 2: Xác định cấu tạo hạt (tìm số e, số p, số n), viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tử sau, biết tổng số hạt cơ bản là 95, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt.
Bài 3: Xác định cấu tạo hạt (tìm số e, số p, số n), viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tử sau, biết tổng số hạt cơ bản là 40, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1 hạt.
Bài 4: Xác định cấu tạo hạt (tìm số e, số p, số n), viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tử sau, biết tổng số hạt cơ bản là 10.
Bài 5: Xác định cấu tạo hạt (tìm số e, số p, số n), viết kí hiệu nguyên tử của nguyên tử sau, biết tổng số hạt cơ bản là 28.
Bài 6: Có 3 đồng vị của nguyên tố X, mà tổng số hạt trong 3 nguyên tử đồng vị là 75. Trong đồng vị 1, số p bằng số n, đồng vị 2 có số n kém thua đồng vị 3 là 1.
a) Xác định số khối của mỗi đồng vị?
b) Trong X, số nguyên tử của các đồng vị thứ nhất, 2, 3 lần lượt theo tỉ lệ 115:3:2. Tìm khối lượng mol trung bình của X?
Bài 7: Một oxit có công thức X2O có tổng số hạt trong phân tử là 66 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Xác định công thức của oxit.
Bài 8: Xét anion người ta thấy tổng số proton trong đó là 49. Biết số electron trong nguyên tử X nhiều hơn trong nguyên tử Y là 9. Xác định nguyên tố X.
Dạng 3: Toán về Đồng vị, nguyên tử khối trung bình.
Bài 1: Argon có 3 đồng vị: \(}_{18}^{40}Ar\,(99,63\% );\,{}_{18}^{36}Ar\,(0,31\% );\,{}_{18}^{38}Ar\,(0,06\% )\). Xác định ng.tử khối trung bình của Ar ?
Bài 2: Tính nguyên tử lượng trung bình của các nguyên tố sau, biết trong tự nhiên chúng có các đồng vị là:
\(\begin{array}{l}
a){}_{28}^{58}Ni(67,76\% );{}_{28}^{60}Ni(26,16\% );{}_{28}^{61}Ni(2,42\% );{}_{28}^{62}Ni(3,66\% )\\
b){}_8^{16}O(99,757\% );{}_8^{17}O(0,039\% );{}_8^{18}O(0,204\% )\\
c){}_{26}^{55}Fe(5,84\% );{}_{26}^{56}Fe(91,68\% );{}_{26}^{57}Fe(2,17\% );{}_{26}^{58}Fe(0,31\% )\\
d){}_{82}^{204}Pb(2,5\% );{}_{82}^{206}Pb(23,7\% );{}_{82}^{207}Pb(22,4\% );{}_{82}^{208}Pb(51,4\% )
\end{array}\)
Bài 3: Đồng có 2 đồng vị \({}_{29}^{63}Cu\) và \({}_{29}^{65}Cu\). Ng.tử khối trung bình là 63,54. Xác định thành phần % của đồng vị \({}_{29}^{63}Cu\)?
Bài 4: Cho nguyên tử khối trung bình của Mg là 24,327. Số khối các đồng vị lần lượt là 24 ; 25 và A3. Phần trăm số nguyên tử hai đồng vị A1, A2 lần lượt là 78,6% và 10,9%. Tìm A3 ?
Bài 5: Bo có hai đồng vị, mỗi đồng vị đều có 5 proton. Đồng vị thứ nhất có số proton bằng số nơtron. Đồng vị thứ hai có số nơtron bằng 1,2 lần số proton. Biết ng.tử lượng trung bình của B là 10,812. Tìm % mỗi đồng vị?
Dạng 4: Viết cấu hình electron nguyên tử, xác định nguyên tố.
Bài 1: Cho biết cấu hình e của các nguyên tố sau:
A: 1s2 2s2 2p6 3s1 B: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 C: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4 D: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
a) Nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Vì sao?
b) Có thể xác định khối lượng nguyên tử của các nguyên tố đó được không? Vì sao?
Bài 2: Cho các nguyên tố sau: A1 (Z=11), A2 (Z=9), A3(Z=15)
a) Viết cấu hình e của các nguyên tố trên:
b) Nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Vì sao?
c) Đối với mỗi nguyên tử, lớp e nào liên kết với hạt nhân chặt nhất, yếu nhất?
Bài 3: Cho biết cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng của các nguyên tử sau lần lượt là 3p1 ; 3s2 ; 4s2 ; 2p2 ; 3p6.
a) Viết cấu hình e đầy đủ của mỗi nguyên tử.
b) Cho biết mỗi nguyên tử có mấy lớp e, số e trên mỗi lớp là bao nhiêu?
c) Nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? Giải thích?
Bài 4: Hợp chất ion được tạo bởi các ion M2+ và X2-. Biết rằng trong phân tử MX tổng số hạt là 84. Số n và số p trong hạt nhân nguyên tử M và X bằng nhau. Số khối của X2- lớn hơn số khối của M2+ là 8.
Viết cấu hình e của M2+; X2-; ?
Bài 5: Nguyên tử nguyên tố X có số e ở mức năng lượng cao nhất là 4p5, tỉ số giữa số hạt không mang điện và số hạt mang điện là 0,6429.
a) Tìm số điện tích hạt nhân, số khối của X?
b) Nguyên tử nguyên tố R có số notron bằng 57,143% số p của X. Khi cho R tác dụng với X thì thu được hợp chất RX2 có khối lượng gấp 5 lần khối lượng R đã phản ứng. Viết cấu hình e nguyên tử của R và phản ứng giữa R với X?
Bài 6: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trên phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 8 hạt. Tìm hai nguyên tố X, Y.
Dạng 5: Toán về độ rổng của nguyên tử, bán kính nguyên tử, khối lượng riêng của nguyên tử.
Bài 1: Nguyên tử Zn có bán kính r = 1,35.10-10 m , nguyên tử khối bằng 65 u
a. Tính khối lượng riêng của nguyên tử Zn?
b. Thực tế hầu như toàn bộ khối lượng nguyên tử tập trung vào hạt nhân với bán kính r = 2.10-15 m . Tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử Zn?
Bài 2: Ở 200C DAu = 19,32 gcm3. Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử Au là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể. Biết khối lượng nguyên tử của Au là 196,97. Tính bán kính nguyên tử của Au?
Bài 3: Giả thiết trong tinh thể các nguyên tử sắt là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu, cho KLNT của Fe là 55,85 ở 200C khối lượng riêng của Fe là 7,78gcm3. Cho Vhc = pr3.
Bán kính nguyên tử gần đúng của Fe là bao nhiêu?
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Dạng 1: Trắc nghiệm xác định ĐTHN, số p, số n, số e, nguyên tử khối của các nguyên tử.
Câu 1: Nguyên tử \({}_{20}^{40}Ca,{}_{19}^{39}K,{}_{21}^{41}Sc\) có cùng:
A. Số khối. B. Số hiệu nguyên tử Z. C. Số electron. D. Số nơtron.
Câu 2: Một nguyên tử X có 26 electron và 30 nơtron. Kí hiệu phù hợp với X là
A. \({}_{26}^{30}X\) B. \({}_{26}^{56}X\) C. \({}_{30}^{26}X\) D. \({}_{56}^{26}X\)
Câu 3: Cho 4 nguyên tử: \({}_{11}^{23}X,{}_{11}^{24}Y,{}_{12}^{24}Z,{}_{12}^{25}T\). Cặp nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học là
A.cặp Z, T B.cặp Y, Z C.cặp X,Y và cặp Z,T D.cặp X, Y
Câu 4: Tổng số hạt (p, e, n) trong \({}_{11}^{23}X\) là
A. 11 B. 23 C. 34 D. 22
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Các dạng bài tập ôn tập Chương I Cấu tạo nguyên tử môn Hóa học 10 năm 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án tài liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong các kì thi sắp tới.