Các bài toán về Máy cơ đơn giản bồi dưỡng HSG Vật lý 8 năm học 2019-2020

CÁC BÀI TOÁN VỀ MÁY CƠ ĐƠN GIẢN

1. Phương Pháp:

+ Xác định các lực tác dụng lên các phần của vật.

+ Sử dụng điều kiện cân bằng của một vật để lập các phương trình

Chú ý:

        + Nếu vật là vật rắn thì trọng lực tác dụng lên vật có điểm đặt tại khối tâm của vật.

        + Vật ở dạng thanh có tiết diện đều và khối lượng được phân bố đều trên vật, thì trọng tâm của vật là trung điểm của thanh. Nếu vật có hình dạng tam giác có khối lượng được phân bố đều trên vật thì khối tâm chính là trọng tâm hình học của vật

          + Khi vật cân bằng thì trục quay sẽ đi qua khối tâm của vật

2. Bài Tập Về Máy Cơ Đơn Giản

Bài 1: Tính lực kéo F trong các trường hợp sau đây. Biết vật nặng có trọng lượng P = 120 N (Bỏ qua ma sát, khối lượng của các ròng rọc và dây ).

Giải: Theo sơ đồ phân tích lực như hình vẽ: Khi hệ thống cân bằng ta có

- ở hình a)        6F = P => F = P/6 = 120/ 6 = 20 N

- ở hình b)       8.F = P => F = P/8 = 120/ 8 = 15 N

- ở hình c)        5.F = P => F = P/ 5 = 120/ 5 = 24 N

Bài 2:

Một thanh nhẹ AB có thể quay tự do quanh một điểm O cố định với OA=2OB. Đầu A treo một vật có khối lượng m=8 kg. Hỏi phải treo ở đầu B một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu để hệ thống cân bằng ?

Giải:

Vì thanh nhẹ có thể quay quanh điểm O nên ta coi O là điểm tựa của đòn bẩy.

Để hệ thống cân bằng ta có điều kiện cân bằng đòn bẩy như sau:

\(\begin{array}{l} \frac{{{P_1}}}{{{P_2}}} = \frac{{OB}}{{OA}} = \frac{1}{2}\\ \Rightarrow {P_2} = 2{P_1} = {\rm{ }}160{\rm{ }}N \end{array}\)

Bài 3: Một người có trong lượng P = 600N đứng trên tấm ván được treo vào 2 ròng rọc như hình vẽ.

Để hệ thống được cân bằng thì người phải kéo dây, lúc đó lực tác dụng vào trục ròng rọc cố định là F = 720 N. Tính

a) Lực do người nén lên tấm ván

b) Trọng lượng của tấm ván

Giải: a) Gọi T là lực căng dây ở ròng rọc động. T’ là lực căng dây ở ròng rọc cố định.

Bỏ qua ma sát và khối lượng của các ròng rọc. Có thể xem hệ thống trên là một vật duy nhất.

 Ta có:             T’ = 2.T;      F = 2. T’ = 4 T

⇒    T = F/ 4 = 720/ 4 = 180 N.

Gọi Q là lực người nén lên ván, ta có:

Q = P – T = 600N – 180 N = 420N

b) Gọi P’ là trọng lượng tấm ván, coi hệ thống trên là một vật duy nhất, và khi hệ thống cân bằng ta có  :

  T’ + T = P’ + Q

=> 3.T = P’ + Q => P’ = 3. T – Q

 => P’ = 3. 180 – 420 = 120N

Vậy lực người nén lên tấm ván là 420N và tấm ván có trọng lượng là 120N

...

---Để xem tiếp nội dung Chuyên đề Các bài toán về Máy cơ đơn giản, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Các bài toán về Máy cơ đơn giản bồi dưỡng HSG Vật lý 8 năm học 2019-2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?