Ca Huế trên sông Hương

Qua bài giảng Ca Huế trên sông Hương giúp học sinh hiểu được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa ở cố đô Huế - Một vừng dân ca phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu, với những con người rất đỗi tài hoa. Qua đó khuyên dạy các em có lòng yêu mến, trân trọng, tự hào có cảnh đẹp cố đô Huế nói riêng và non sông đất nước Việt Nam nói chung.

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Hà Ánh Minh

b. Tác phẩm

  • Tác phẩm
    • Tác phẩm được đăng trên báo: "Người Hà Nội".
    • Dân ca Huế nói riêng và vùng Thừa Thiên nói chung là một sinh hoạt văn hóa độc đáo của cố đô Huế.
  • Bố cục
    • Chia làm 2 phần
      • Phần 1. Từ đầu đến.... “lí hoài nam”: Vẻ đẹp phong phú đa dạng của nàn điệu dân ca Huế.
      • Phần 2. Phần còn lại: Vẻ đẹp của ca Huế.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Giới thiệu về dân ca Huế

  • Các làn điệu dân ca: điệu, hò, lí, nam,...
  • Các loại dụng cụ: đàn tranh, tì bà, tì nguyệt,...
  • Đặc điểm của làn điệu của ca Huế:
  • Thể hiện tâm hồn Huế phong phú, âm thầm, kín và sâu thẳm.
  • Các bản đàn: Lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ.
  • Nghệ thuật Liệt kê → tạo nên nét đặc trưng của, miền đất và tâm hồn Huế

b. Cảnh ca Huế trên sông Hương

  • Thời gian: Đêm khuya.
  • Không gian: sông nước đẹp, huyền ảo, thơ mông, trên chiếc thuyền rồng.

→ Khung cảnh và sân khấu đặc biệt của một buổi ca Huế trên sông Hương trong một đêm trăng mơ mộng.

  • Ca công nhạc công: trang phục thanh lịch, trang nhã. Nam mặc áo dài the, quần ống thụng, đầu đội khăn xếp. Nữ mặc áo dàu, khăn đống duyên dáng.
  • Nhạc công: Ngón đàn trau truốt điêu luyện.

→ Nhạc cụ phong phú. Trang trọng, truyền thống, thanh lịch.

  • Cách thưởng thức ca Huế: nghe, nhìn trực tiếp.
  • Cảnh Huế về đêm hiện ra với những hình ảnh.
  • Thành phố lên đèn như sao sa,
  • Cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục.
    • Trăng lên.
    • Gió mơn man.
    • Dòng sông trăng gợn sóng.
    • Bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo.
    • Tháp Phúc Duyên dát ánh trăng vàng.

→Tâm hồn người xứ Huế qua các làn điệu dân ca thanh lịch, tao nhã, kín đáo và giàu tình cảm.

  • Nghệ thuật: Miêu tả, bình luận → Nghe ca Huế trên sông Hương là thú chơi tao nhã, độc đáo.
  • Những người nghệ sĩ Huế biểu diễn trên thuyền tài ba, điêu luyện.
  • Tổng kết

    • Nghệ thuật

      • Viết theo thể bút kí.

      • Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu vảm, thấm đẫm chất thơ.

      • Miêu tả âm thanh cảnh vật, con người sinh động.

    • Nội dung

      • Ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đới với di dản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa dân tộc cần được trân trọng, bảo tồn và phát triển.

Bài tập minh họa

 
 

Ví dụ

Đề bài: Phân tích nhân vật quan phụ mẫu trong truyện Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Giới thiệu qua về ca Huế.

    • Huế nổi tiếng với các điệu hò.

    • Huế nổi tiếng với các cung điện nguy nga cổ kính, lăng tẩm đồ sộ,.. và nhiều sản phẩm văn hóa độc đáo.

  • Nói vài nét chính về qua Huế trong bài Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh.

2. Thân bài

  • Giới thiêu chi tiết về các làn điệu dân ca Huế: 
    • Lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam......
    • Hò ơ, hò ô, xay lúa,...
    • Giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm....
  • Nghe ca Huế trong khung cảnh:
    • Trên dòng sông Hương: Sông nước huyền ảo và thơ mộng.
    • Ánh sáng dát vàng trên mặt sông.
    • Về khuya: cảnh vật lung linh huyền ảo, đêm lên đèn như sao sa. Màn sương dày đậm.
    • Gió mơn man dìu dịu, 
  • Các ca công:
    • Còn rất trẻ
    • Nam: áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp.
    • Nữ: áo dài, khăn đóng duyên dáng. 
  • Điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bị ai, vương vẫn như nam ai, nam bình, quả phụ, - - - nam xuân, tương tư khúc, hành vân.
  • Điệu Bắc: pha cách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. 
  • Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán... 
  • Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng, gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.
  • Không gian: như lắng đọng, thời gian như ngừng lại.

→ Thưởng thức ca Huế là một thú vui tao nhã.

3. Kết bài

  • Nhấn mạnh vẻ đẹp và nét văn hóa ca Huế.
  • Ca Huế là hình thức sinh hoạt âm nhạc mang nét đặc trưng của xứ Huế, chính là một thú chơi tao nhã.
  • Ca Huế cần được trân trọng, bảo tồn và phát triển

 

3. Soạn bài Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế trên sông Hương là tác phẩm được Hà Ánh Minh ghi chép lại một buổi ca Huế trên sông Hương. Qua đó, tác giả thể hiện lòng yêu mến, niềm tự hào đới với di sản văn hóa độc đáo của Huế, cũng là một di sản văn hóa dân tộc cần được trân trọng, bảo tồn và phát triển. Để hiểu được văn bản này về cả hai mặt nội dung và hình thức, các em có thể tham khảo bài soạn văn sau đây: Bài soạn Ca Huế trên sông Hương.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Ca Huế trên sông Hương

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?