Bức tượng đài người nông dân qua Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy bức tượng đài sừng sững về người nông dân qua Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Chiểu và bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
  • Dẫn dắt vào vấn đề: Lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ

b. Thân bài

  • Khái quát chung:
    • Hoàn cảnh sáng tác: Là bài văn tế được tuần phủ Gia Định nhờ tác giả viết để tỏ lòng tiếc thương những người đã hi sinh trong trận Cần Giuộc.
    • Thể loại, bố cục
    • Chủ đề: Với niềm thương tiếc và kính phục sâu sắc, tác giả đã dựng nên một bức tượng đài nghệ thuật ngang tầm với hiện thực thời đại đầy bi tráng về người nông dân nghĩa sĩ Nam Bộ trong buổi đầu chống Pháp.
    • Nội dung của nhận định đã khẳng định, với Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Đình Chiểu đã dựng nên một bức tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với những phẩm chất vốn có ngoài đời của họ. → Nguyễn Đình Chiểu đã tạc nên hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân trong trạng thái, tính cách, hành động theo bản chất của người nông dân. Phải chăng chính vì thế mà bức tượng đài ấy đã trở nên bất tử trong lòng người đọc, đem đến những cách nhìn khác, quý mến biết bao về hình tượng người nông dân, bởi lẽ, trước Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, chưa từng có hình ảnh người nông dân trong chiến đấu như vậy.
  • Nội dung cần làm rõ:
    • Hình tượng người nông dân trong bức tranh chân thực về cuộc sống và chiến đấu
      • Trong cuộc sống: hiền lành, giản dị, chân chất, bình dị với cuộc sống lao động thường ngày (vốn quen việc đồng ruộng, lo toan cuộc sống…)
      • Thế nhưng, khi giặc đến, người nông dân với cuộc sống hoàn toàn xa lạ với trận mạc buộc phải cầm vũ khí đứng lên bảo vệ đất nước bằng lòng yêu nước, căm thù giặc chân chất ấy.
        • Khi giặc đến, họ lo âu và rồi đau xót đến căm ghét những tội ác mà kẻ thù xâm lược gây nên. Không chỉ như vậy, Nguyễn Đình Chiểu còn cho ta thấy rõ hơn những nét tính cách đáng quý, đáng trọng của người nông dân, đó là từ chỗ căm ghét những hành động xấu xa, những điều ác người nông dân đã nhận thức đúng đắn về quân thù và có hành động đúng đắn trước quân thù
        • Trong chiến đấu: người nông dân hiện lên với một sức sống tiềm tàng, khỏe khoắn, cương trực - một vẻ đẹp đặc trưng của con người Nam Bộ. Họ chiến đấu đầy gan dạ, dũng cảm, mạnh mẽ, quyết liệt bằng lòng căm thù giặc sâu sắc, bằng bất cứ phương tiện nào họ có trong tay hay bằng tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Đình Chiểu đã gởi vào tâm hồn của nông  dân- những con người “côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó” àNguyễn Đình Chiểu đã xây dựng nên hình ảnh người nông dân trong chiến đấu bằng tất cả những gì có thể của một người nông dân, chiến đấu bằng dụng cụ, sức mạnh và tinh thần của người nông dân, và cả cuộc sống của họ để bảo vệ đất nước.
      • Có thể nói đây là lần đầu bức tượng đài người nông dân trong chiến đấu được khắc họa sâu sắc đến vậy. Bởi dù rằng, họ là những người anh hùng trong chiến bại, nhưng cái chết của họ quật khởi biết bao tấm lòng kẻ yêu nước, để lại biết bao sự thương tiếc trong lòng  người đọc.
  • Nhận xét
    • Quả đúng như bản chất của họ, người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã chiến đấu bảo vệ đất nước bằng tất cả những gì mà họ có, chân chất và giản dị nhưng vô cùng kiên quyết trước kẻ thù xâm lược. Khi hòa bình, họ là một người nông dân chất phác, khi giặc đến họ biết “rũ bùn đúng dậy” hiên ngang trước kẻ thù.
    • Nguyễn Đình Chiểu đã dựng nên một bức tượng đài bi tráng về người nông dân trong kháng chiến. Bởi qua bài văn tế, ta thấy cảm phục và thương xót vô cùng cho những người nông dân ấy. Thế nhưng, ở đây ta không có cảm giác nuối tiếc, bi lụy mà ngược lại câu chuyện về người nông dân, những hành động của họ khơi dậy trong ta lòng căm thù giặc sâu sắc, thêm tin yêu, thêm phần tự hào và ý chí bảo vệ non sông đất nước
    • Bức tượng đài về người nông dân, qua ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu hiện lên rất gần gũi, thân thương mà lại lớn lao, sừng sững. Không viết về họ bằng những lời ngợi ca, những hình ảnh bóng bẩy, ngôn từ trau chuốt mà tác giả đã chấm phá những nét vẽ mộc mạc, gần gũi, giản gị thậm chí còn có đôi chút quê mùa. Nhưng chính điều đó, đã dựng nên bức tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ.

c. Kết bài

  • Nêu nhận xét, khẳng định vấn đề                              
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ, cảm nhận và liên tưởng của cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Bàn về bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” sách văn 11 cho rằng:

“Lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất vốn có ngoài đời của họ”.

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào và qua bài văn tế hãy làm sáng tỏ.

Gợi ý làm bài

“Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm nên đất nước.”

Vâng, có những bông hoa không rực rỡ nhưng ngát hương, có những cuộc đời thầm lặng nhưng cao cả. Tên tuổi, thể xác và linh hồn của các anh - những người lính, người nghĩa sĩ đã hóa vào hồn thiêng sông núi “để lại dáng đứng Việt Nam tạc và thế kỉ”, đã hóa thân vào những trang văn làm nên những bức tượng đài bất tử. Đến với “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu mỗi người đều xúc động trước hình tượng người nông dân nghĩa sĩ được khắc tạc dưới ngòi bút chân thực, sinh động của nhà thơ. Có lẽ chăng xuất phát từ đó mà bàn về bài văn tế sách văn 11 đã cho rằng:

“Lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc có một tượng đài nghệ thuật sừng sững về người nông dân tương xứng với phẩm chất ngoài đời của họ.”

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

“Lũ chúng tôi

Bọn người tứ xứ

Gặp nhau từ hồi chư biết chữ

Quen nhau từ buổi một mai

Súng bắn chưa quen

Quân sự mươi bài

Lòng vẫn cười vui kháng chiến.”

 (Nhớ - Hồng Nguyên)

Đó đều là hình tượng người nông dân trong chiến đấu được khắc họa thành công và trở thành một đề tài trong văn học Việt nam thời kì kháng chiến cách mạng.

Gấp trang sách lại, hình ảnh về người nông dân nghĩa sĩ trong tác phẩm “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” hiện lên trong lòng người đọc đầy dư ba, gợi ta nhớ về quá khứ, nhắc nhở mỗi người về lịch sử, về cuộc sống hôm nay. Như con chim trước lúc chết kịp để lại tiếng hót cho đời, bông hoa trước lúc tàn cũng kịp để lại hương sắc cho cuộc sống; họ - những người nông dân nghĩ sĩ đã cống hiến cho dân tộc, cho nhân dân tấm lòng yêu nước kiên trung, tinh thần xả thân vì nghĩa lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Sự thành công trong việc khắc họa hình tượng ấy lại một lần nữa khẳng định tính đúng đắn của ý kiến trên và khẳng định tài năng của Nguyễn Đỉnh Chiểu- “một ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Việt Nam”, một nhà văn, nhà thơ, một nhà yêu nước vĩ đại của dân tộc ta thời kì đầu chống thực dân Pháp.

Chúng tôi hi vọng rằng tài liệu về bức tượng đài sừng sững về người nông dân qua bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phía trên đã đưa các em đến với những cảm nhận mới mẻ và sâu sắc hơn về hình tượng văn học này.Chúc các em có thêm những kiến thức sâu rộng về bài học Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong chương trình Ngữ văn 11.

Để nắm khái quát nội dung bài học cũng như hiểu rõ hơn bố cục, kết cấu của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chúng tôi mời các em tham khảo thêm bài giảng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần tác phẩm và phần soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc phần tác phẩm. Hơn nữa, để hiểu hơn về bức tượng đài bi tráng người nghĩa sĩ nông dân, thêm phần cảm phục người nông dân đã đứng lên bảo vệ quê hương và hiểu hơn tấm lòng Đồ Chiểu đối với nhân dân, các em có thể tham khảo thêm tài liệu bài văn mẫu hình tượng nhân vật người anh hùng nông dân yêu nước chống giặc ngoại xâm qua bài văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc. Mong rằng những tài liệu trên sẽ hỗ trợ các em thật tốt trong quá trình tìm hiểu bài và học bài!

--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?