Phân tích bài thơ Chạy giặc của tác giả Nguyễn Đình Chiểu

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Sơ đồ tư duy Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Chiểu, bài thơ Chạy giặc
  • Dẫn dắt vào vấn đề

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Thể loại: thất ngôn bát cú đường luật
    • Bố cục:
      • 6 câu đầu Hiện thực nước nhà khi giặc đến
      • 2 câu cuối: Lời kêu gọi khẩn thiết của tác giả
  • Phân tích
    • Hiện thực nước nhà: Cảnh đau thương của đất nước được hiện lên qua những hình ảnh:
      • Lũ trẻ lơ xơ chạy
      • Đàn chim dáo dác bay.
      • Bến Nghé tan bọt nước.
      • Đồng Nai nhuốm màu mây.
      • → khung cảnh hoảng loạn của nhân dân, sự chết chóc, tang thương của đất nước trong buổi đầu có thực dân Pháp xâm lược.
    • Lời kêu gọi khẩn thiết của tác giả:
      • Câu hỏi tu từ tâm trạng của tác giả: Đau buồn, xót thương trước cảnh nước mất nhà tan.
      • Thái độ của tác giả: Căm thù giặc xâm lược, bộc lộ sự thất vọng đối với triều đình và mong mỏi có người hiền tài đứng lên đánh đuổi thực dân, cứu đất nước thoát khỏi nạn này.

→ Lòng yêu nước, lòng căm thù giặc của Nguyễn Đình Chiểu.

  • Nghệ thuật:
    • Tả thực kết hợp khái quát, lựa chọn từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi, sức tả
    • Sử dụng đa dạng các biện pháp tu từ: đối lập, câu hỏi tu từ

c. Kết bài

  • Nêu nhận xét, đánh giá về bài thơ
  • Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng và suy nghĩ của cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu

Gợi ý làm bài

Bài văn mẫu 1:

Nguyễn Đình Chiểu một ngôi sao sáng trong nền văn học dân tộc, tuy ông bị mù nhưng tâm hồn lại trong sáng như gương. Ông đã thấu hiểu hết nỗi thống khổ của người dân bần hàn cùng cực, nỗi khổ của những con người mất nước. Bài thơ “Chạy giặc” chính là một tác phẩm tiêu biểu của phong cách nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu, được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Tác phẩm đã trở thành nhân chứng lịch sử, gắn với niềm vui, nỗi buồn của dân tộc. Bài thơ mang một ý nghĩa sâu sắc lay động bạn đọc.

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây

Một bàn cờ thế phút sa tay

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất ổ bầy chim dáo dác bay

Bến Nghé của tiền tan bọt nước

Ðồng Nai tranh ngói nhuộm mầu mây

Hỏi trang dẹp loạn này đâu vắng?

Nỡ để dân đen mắc nạn này!

---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---

“Trang dẹp loạn” cũng là trang anh hùng hào kiệt. “Rày đâu vắng”: hôm nay, bữa nay đi đâu mà không thấy xuất hiện? Nhà thơ vừa trách móc quan quân Triều đình hèn yếu, thất trận để giặc chiếm đóng quê hương, vừa mong đợi người anh hùng tài giỏi ra tay đánh giặc để cứu nước, cứu dân thoát khỏi cảnh lầm than. Câu kết chứa đựng biết bao tình yêu thương của Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân đang quằn quại trong bom đạn giặc!

Bài thơ “Chạy giặc” được viết bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân dã đậm đặc màu sắc Nam bộ. Phép đối, phép đảo ngữ, ẩn dụ so sánh là những biện pháp nghệ thuật được tác giả vận dụng sáng tạo để viết nên những vần thơ hàm súc, biểu cảm. “Chạy giặc” là bài thơ mang giá trị lịch sử to lớn. Nó ghi lại sự kiện đau thương của đất nước ta cuối thế kỷ 19. Nó là bài ca yêu nước căm thù giặc và cũng là khát vọng độc lập, tự do.

Trên đây, Chúng tôi vừa trích dẫn sơ đồ tư duy, dàn ý chi tiết và bài văn mẫu về đề tài Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu trong chương trình Ngữ văn 11Mong rằng, với tài liệu này các em sẽ cảm nhận rõ hơn hiện thực đất nước trong buổi đầu bị thực dân xâm lược, hiểu hơn về tấm lòng của tác giả Nguyễn Đình Chiểu đối với nhân dân.

Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng Chạy giặc và hướng dẫn soạn bài Chạy giặc để ôn tập những kiến thức trọng tâm về nội dung của bài học, thêm phần hiểu hơn về khung cảnh tan tác, nhuốm màu tang thương mà Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện bằng ngòi bút chân thực qua bài thơ Chạy giặc. Và để rèn luyện kĩ năng làm văn, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu để thấy được tấm lòng thương dân của ông. Chúc các em học tốt hơn, ôn tập thuận tiện hơn với những tài liệu trên

--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?