A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và đoạn trích Lẽ ghét thương
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
- Khái quát chung
- Truyện thơ Lục Vân Tiên
- Ca ngợi tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: Tình nghĩa cha con, vợ chồng, bạn bè, lòng yêu thương sẵn sàng cưu mang đùm bọc những người gặp cơn hoạn nạn, thấm đẫm tình cảm tương thân tương ái
- Đề cao tinh thần nghĩa hiệp và thể hiện khát vọng của tác giả và nhân dân hướng về những điều tốt đẹp và lẽ công bằng trong cuộc đời: Chính nghĩa thắng gian tà
- Vị trí đoạn trích: Lẽ ghét thương là đoạn thơ trích từ câu 473 đến câu 504 câu thơ của truyện Lục Vân Tiên: Bàn về lẽ ghét và thương của ông Quán.
- Bố cục: 4 phần
- 6 câu thơ đầu: lời đối thoại giữa ông Quán và Lục Vân Tiên.
- Từ câu 7 đến câu 16: lẽ ghét của ông Quán
- Từ câu 17 đến câu 30: lẽ thương của ông Quán
- Hai câu cuối: Lời kết về lẽ ghét thương
- Truyện thơ Lục Vân Tiên
- Phân tích:
- Ông Quán là một tri thức, đọc nhiều, hiểu rộng, quan tâm đến thời cuộc và có cách suy nghĩ, quan điểm về điều ghét lẽ thương rạch ròi
- Lẽ ghét của ông Quán: chính sự suy tàn, vua chúa đắm say tửu sắc làm cho đời sống nhân dân lầm than, cực khổ
- Lẽ thương của ông Quán:
- Những người có tài có đức, có chí hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng đều không đạt được sở nguyện: Các nhà nho, nhà thơ, nhà văn, các triết gia nổi tiếng…..
- Lẽ thương của ông Quán chính là lẽ thương đời, thương người và cũng là thương cho chính mình của tác giả. Lẽ thương ấy thấm đẫm tinh thần nhân văn
- Ông Quán bàn về lẽ ghét thương
- Tồn tại song song, có mối quan hệ không thể tách rời, hoàn toàn thống nhất bởi thương là ngọn nguồn của mọi tình cảm.
- Lẽ ghét thương của ông Quán đều xuất phát từ lòng thương dân sâu sắc và niềm mong muốn những người có tài, có đức thực hiện được sở nguyện của mình.
- Nghệ thuật:
- Đậm chất tự thuật
- Sử dụng nhiều điển cố, điển tích
- Cách bày tỏ cảm xúc bộc trực, mang đậm chất Nam bộ
- Các thủ pháp nghệ thuật như: điệp từ, đối từ
c. Kết bài
- Nêu đánh giá, nhận xét
- Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng và suy nghĩ của cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu
Gợi ý làm bài
Bài văn mẫu 1:
Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng trên văn đàn văn học Việt Nam. Người ta ngưỡng mộ ông khi chỉ cái tài mà họ còn ngưỡng mộ bởi cái tâm trong sáng, cái tâm biết yêu thương và trân trọng con người. Ông ra đi nhưng đã để lại cho chúng ta một tác phẩm truyện hay là Lục Vân Tiên. Đặc biệt trong tác phẩm này đoạn trích “Lẽ ghét thương” nổi bật lên những đạo lí về lẽ ghét thương trên đời. Lẽ ghét thương ấy được nhìn qua cái nhìn của ông Quán.
Đoạn trích Lẽ ghét thương từ câu 473 đến 504 kể về cuộc nói chuyện giữa nhân vật ông Quán và mấy nho sĩ tuổi trẻ. Lục Vân Tiên cùng bạn là Vương Tử Trực đi thi, vào quán trọ gặp Trịnh Hâm và Bùi Kiệm cùng là các sĩ tử. Trịnh Hâm đề nghị bốn người làm thơ để so tài nghệ cao thấp. Trịnh Hâm, Bùi Kiệm thua tài lại còn nghi Lục Vân Tiên và Vương Tử Trực gian lận. Ông Quán nhân đó mới bàn về lẽ ghét thương ở đời.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Tất cả những điều đáng ghét, đáng thương trong cuộc sống thường xuyên dội vào tâm tư Đồ Chiểu, con người nặng tình với dân với đời, khiến ông phải xót xa, đau đớn. Cho nên không có gì lạ khi nói tới chuyện đạo lí, kinh sử đời xưa mà giọng điệu ông Quán lại không nén được nỗi buồn giận, đắng cay. Tâm trạng của ông Quán được thể hiện qua những từ ngữ mộc mạc nhưng đầy sức mạnh và giàu cảm xúc, nóng hổi hơi thở của cuộc sống như: ghét cay ghét đắng, sa hầm sẩy hang, lằng nhằng rối dân, phui pha, ngùi ngùi… Lối dùng điệp ngữ dồn dập, cụm từ Thương ông, Thương thầy cũng lặp lại chín lần ở mười bốn câu, rất có hiệu quả trong việc diễn đạt thái độ ghét, thương dứt khoát, phân minh của tác giả. Ngoài ra, đoạn thơ còn sử dụng nghệ thuật tiểu đối trong câu, ví dụ như: Vì chưng hay ghét cũng là hay thương, sa hầm đối với sẩy hang, sớm đầu đối với tối đánh, Chí thời có chi đối với ngôi mà không ngôi, Sớm dâng lời biểu đối với tối đày đi xa,… làm cho câu thơ nhịp nhàng, cân đổi, mang vẻ đẹp cổ điển. Tuy nhiên, phần lớn lời thơ trong Truyện Lục Vân Tiên mang tính chất khẩu ngữ cho nên mộc mạc, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người.
Đoạn trích Lẽ ghét thương qua lời ông Quán đã thể hiện tập trung tư tưởng thương dân, thương đời sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu. Vì thương dân, thương đời mà ông ghét bọn hôn quân, bạo chúa bất nhân. Vì thương dân, thương đời mà ông kính mến và xót xa cho các bậc hiền tài, tiếc rằng họ không có dịp đem tài năng để giúp đời. Đằng sau lẽ ghét thương là tấm lòng nhân ái sâu sắc, bao la của nhà thơ mù nổi tiếng đất Lục tĩnh Nam Kì.
Trên đây là sơ đồ tư duy, dàn ý chi tiết và bài văn mẫu về đề tài Phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương trong chương trình Ngữ văn 11. Mong rằng, với tài liệu này các em sẽ nắm rõ hơn về tấm lòng của tác giả Nguyễn Đình Chiểu gởi gắm qua đoạn trích, hiểu những điều ông Quán ghét, ông Quán thương và lí giải được cội nguồn của lẽ ghét thương ấy.
Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng Lẽ ghét thương và hướng dẫn soạn bài Lẽ ghét thương để ôn tập những kiến thức cơ bản của bài học, thấy được tình cảm yêu ghét phân minh cũng như những nét đặc sắc về nghệ thuật được thể hiện qua đoạn trích. Và để có thêm kĩ năng làm văn, nâng cao khả năng cảm nhận văn chương các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu cảm nhận về đoạn trích Lẽ ghét thương. Chúc các em học tốt hơn với những tài liệu trên.
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)