A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
B. Dàn ý chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Chiểu và bài thơ Chạy giặc
- Dẫn dắt vào vấn đề: tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Đình Chiểu
- Những nét khái quát
- Thể loại, bố cục
- Nội dung: Bài thơ gợi lại một thời đau thương của dân tộc qua đó thể hiện tình cảm đau xót của tác giả trước cảnh nước mất nhà tan
- Những nội dung cần làm rõ:
- Hiện thực đất nước đau thương trong buổi đầu bị xâm lược:
- Ngay thời điểm tan chợ thì tiếng súng Tây nổ ra → một cảnh tượng huyên náo, tan tác, hoảng loạn bắt đầu
- Cảnh thê thảm, tan tác, người dân chạy hoảng loạn tái hiện lại đầy xót xa
- Trẻ em mất nhà chạy lơ xơ
- Bầy chim mất ổ dao dác bay
- Cảnh nhà cửa làng xóm bị đốt phá…
- Tâm trạng của tác giả trươc thời cuộc:
- Lo lắng, đầy đau xót trước cảnh nước nhà
- Câu hỏi tu từ cuối bài thơ là tiếng lêu quặng thắt trước thực tại, kêu gọi khẩn thiết, oán trách, thảng thốt đầy đau xót
- Hiện thực đất nước đau thương trong buổi đầu bị xâm lược:
- Nhân xét:
- Ta thấy được tấm lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu rất rõ qua sáu câu thơ đầu với tiếng lòng đau đớn, xót xa trước tình cảnh của nhân dân. Một khung cảnh của sự đổ vỡ cứ mãi âm ỉ cháy thôi thúc trong tâm trí bạn đọc với bao hình ảnh sinh động mà ông đã gợi nên.
- Ở hai câu thơ cuối bộc lộ sự thất vọng sâu sắc về triều đình cũng như biểu hiện được lòng thương dân sâu sắc à Tiếng kêu quặn thắt của một tấm lòng trung quân đã cảm thấy đổ vỡ niềm tin đối với triều đình phong kiến nhà Nguyễn
- Đau đớn, xót xa, lo lắng và thương cảm vô cùng đối với nhân dân, Nguyễn Đình Chiểu viết bài thơ Chạy giặc đã khái quát một bức tranh hiện thực sinh động, kêu gọi trong ta lòng căm thù giặc, niềm thương yêu tổ quốc. Ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu là vậy, là đấu tranh vì nhân dân, đấu tranh cho sự nghiệp của nhân dân và yêu thương hết lòng với nhân dân.
c. Kết bài
- Nêu nhận xét, cảm nghĩ về bài thơ
- Mở rộng vấn đề bằng liên tưởng và suy nghĩ của cá nhân
Bài văn mẫu
Đề bài: Phân tích bài thơ Chạy giặc để thấy được tấm lòng yêu thương nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu
Gợi ý làm bài
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn, nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, ông là gương mặt nhà thơ tiêu biểu trong phong trào văn chương yêu nước chống thực dân xâm lược khu vực Nam Bộ, ông để lại rất nhiều những sáng tác hay có tính đấu tranh mạnh mẽ, chống lại thực dân Pháp xâm lược, và bài thơ “Chạy giặc” là một trong những bài thơ tiêu biểu của ông. Bài thơ này tái hiện được chân thực khung cảnh xã hội Việt Nam khi thực dân Pháp xâm lược, đó là khung cảnh hoang tàn, bi đát trước sự tàn phá của đội quân xâm lược. Đồng thời bài thơ này cũng thể hiện được rõ nét thái độ chán ghét, căm thù của tác giả Nguyễn Đình Chiểu với quân Pháp.
Năm 1958 Thực dân Pháp đã nổ súng, mở đầu cho công cuộc xâm lược dân tộc ta, từ Đà Nẵng chúng đã mở rộng đánh chiếm vào khu vực Gia Định, trước thực trạng xâm lược tàn bạo của thực dân Pháp, nhân dân ta bị đẩy vào bước đường lầm tham, đau khổ đến cùng cực. Nguyễn Đình Chiểu vốn là một nhà văn giàu lòng yêu nước nên khi chứng kiến thực trạng ấy đã không khỏi đau xót, thương tâm. Càng yêu nước bao nhiêu thì lòng căm thù giặc càng lớn bấy nhiêu, và trong hoàn cảnh ấy, tình cảm ấy nhà thơ đã viết bài thơ “Chạy giặc” vừa là để tái hiện lại thời thế hỗn loạn, nhân dân lầm tham vừa là để thể hiện lòng căm thù sâu sắc của mình đối với đội quân xâm lược.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Đau lòng trước thực trạng đất nước bị tàn phá bởi chiến tranh, lòng người đau đớn vì sự bạo tàn Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện sự băn khoăn, trăn trở cũng là sự trách móc thầm kín đối với triều đình bất lực, vô dụng nhà Nguyễn. Trong lịch sử, mỗi khi đất nước có chiến tranh thì lại xuất hiện những con người tài giỏi, những vị tướng tài ba, những trang dẹp loạn vĩ đại. Nhưng vào thời điểm này, trang dẹp loạn nơi nào vẫn chưa xuất hiện, nhà thơ như tự hỏi mình, câu hỏi không có câu trả lời. Đồng thời nhà thơ cũng hướng sự trách móc, phê phán của mình đến triều đình nhà Nguyễn, khi chỉ biết đến lợi ích của mình mà nhu nhược, nhún nhường trước quân bạo tàn, để chúng gây ra bao nhiêu đau khổ cho dân đen như vậy.
Bài thơ “Chạy giặc” của Nguyễn Đình Chiểu là bài thơ tái hiện được chân thực và sống động một thời kì biến loạn, đau thương của đất nước, của dân tộc. Đồng thời cũng thể hiện được một tấm lòng yêu nước sâu sắc, lòng căm thù giặc của chính nhà thơ. Đó chính là những cảm xúc thực, tình cảm thực của tác giả khi đất nước có biến loạn.
Chúng tôi mong rằng với đề tài Phân tích bài thơ Chạy giặc để thấy được tấm lòng yêu thương nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu, các em sẽ hiểu hơn về bài thơ Chạy giặc trong chương trình Ngữ văn 11. Hi vọng, các em sẽ học hỏi thêm nhiều điều thú vị và bổ ích từ tài liệu, có thêm những cảm nhận sâu sắc hơn về tâm hồn, nhân cách và nỗi niềm trăn trở cả cuộc đời cụ Chiểu.
Bên cạnh đó, các em có thể xem thêm bài giảng Chạy giặc và hướng dẫn soạn bài Chạy giặc để nắm vững hơn nội dung cơ bản, ôn tập những kiến thức cần thiết về nội dung và nghệ thuật của bài học. Ngoài ra,các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Phân tích bài thơ Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu để nâng cao kĩ năng làm văn và ôn tập đầy đủ, chi tiết, cụ thể những vấn đề cần nắm như bức tranh hiện thực đất nước; tình cảm, tâm trạng của tác giả. Chúc các em có thêm những tài liệu hay, hỗ trợ các em trong quá trình tìm hiểu và ôn tập bài thơ Chạy giặc.
--MOD Ngữ văn Chúng tôi (tổng hợp và biên soạn)