Bồi dưỡng HSG chủ đê Tương Tác Gen môn Sinh học 9 năm 2021

BỒI DƯỠNG HSG CHỦ ĐỀ TƯƠNG TÁC GEN MÔN SINH HỌC 9

 

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I. Tính trạng đa gen (nhiều gen chi phối một tính trạng)

1. Tác động bổ trợ 

a. Khái niệm: Tác động bổ trợ là kiểu tác động qua lại của 2 hay nhiều cặp gen thuộc những lôcut khác nhau (không alen) làm xuất hiện 1 tính trạng mới.

b. Nội dung định luật:

- Hai hoặc nhiều gen không alen có thể tác động lên sự hình thành tính trạng.

- Các dạng tác động khác nhau cho tỉ lệ kiểu hình ở F2  là biến dạng của (9: 3 : 3 : 1)

c. Các dạng tác động bổ trợ: Các tỉ lệ: 9 : 3 : 3 : 1; 9 : 6 : 1; 9 :7. Ta chỉ xét 1 dạng tỉ lệ: 9 : 6 : 1.

c1. Thí nghiệm 1: Khi lai 2 thứ bí quả tròn thuần chủng với nhau, F2 thu được 3 loại kiểu hình với tỉ lệ: 9 dẹt : 6 tròn : 1 dài

c2. Giải thích: F2 có tỉ lệ kiểu hình: 9 : 6 :1 = 16 tổ hợp = 4 loại giao tử đực F1 x 4loại giao tử cáiF1. Nghĩa là F1 mỗi bên cho 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.Vậy F1 mỗi bên đều phải dị hợp ít nhất 2 cặp gen, nhưng chỉ quy định 1 tính trạng. Vậy tính trạng dạng quả do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau tác động tác động qua lại cùng qui định.

- Qui ước gen: Giả sử 2 cặp gen tương tác là Aa và Bb:

+ Các kiểu gen có 2 gen trội (A-B-) tác động bổ trợ hình thành bí quả dẹt.

+ Các kiểu gen chỉ có 1 gen trội: A-bb hoặc aaB- qui định bí quả tròn.

+ Kiểu gen có 2 cặp gen lặn (aabb) tác  động bổ trợ hình thành bí quả dài.

- Sơ đồ lai:  

Pt/c: AAbb (quả  tròn)  x aaBB (quả tròn)

GP:     Ab                            aB

F1                   AaBb (100% quả dài)

F1 x F1: AaBb (quả dài)   x   AaBb (quả dài)

GF1: AB, Ab, aB, ab         ; AB, Ab, aB, ab

F2: 9 (A-B-) : 3 (A-bb) : 3(aaB-) : 1 aabb

      9quả dẹt :            6quả tròn           : 1quả dài

2. Tác động át chế

a. Khái niệm: Là trường hợp một gen này kìm hãm hoạt động của một gen khác, không cùng lôcut.

b. Các dạng tương tác át chế: Át chế gen trội (12 : 3 : 1; 13 : 3) và át chế do gen lặn (9 : 4 : 3). Ta chỉ xét 1 dạng tỉ lệ 12 : 3 : 1

b1. Thí nghiệm: Cho lai ngựa lông xám thuần chủng với ngựa lông hung thuần chủng, được F1 toàn lông xám. Cho các con ngựa F1 giao phối với nhau, F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 12xám : 3 đen : 1 hung.

b2. Giải thích: (tương tự tác động bổ trợ)

Trường hợp A át chế :

Trường hợp B át chế :

- Các kiểu gen có mặt gen trội A (A-B-; A- bb) át chế hoạt động cặp gen B, b → qui định lông xám.

- Các kiểu gen (aaB-) có gen trội B không bị át chế → qui định màu đen.

- Kiểu gen có 2 cặp gen lặn aabb → qui  định lông hung.

- Sơ đồ lai:

Pt/c: AABB (xám)  x  aabb (hung)

GP:       AB                     ab

F1:               AaBb (100% xám)

F1 x F1: AaBb (xám) x AaBb (xám)

GF1: AB, Ab, aB, ab; AB, Ab, aB, ab

F2: 9(A-B-) : 3(A-bb) : 3(aaB-) : 1aabb

             12 xám              :      3 đen            : 1 hung

- Các kiểu gen có mặt gen trội B (A-B-; aaB-) át chế hoạt động cặp gen B, b → qui định lông xám.

- Các kiểu gen (A-bb) có gen trội A không bị át chế → qui định màu đen.

- Kiểu gen có 2 cặp gen lặn aabb → qui  định lông hung.

- Sơ đồ lai:

Pt/c: AABB (xám)  x  aabb (hung)

GP:       AB                      ab

F1:               AaBb (100% xám)

F1 x F1: AaBb (xám)   x  AaBb (xám)

GF1: AB, Ab, aB, ab; AB, Ab, aB, ab

F2: 9(A- B-) : 3(aaB-) : 3(A-bb) : 1aabb

               12 xám             : 3 đen        : 1 hung

3. Tác động cộng gộp

a. Khái niệm: Tác động cộng gộp là kiểu tác động của nhiều gen, trong dó mỗi gen đóng góp 1 phần như nhau vào sự  phát triển của cùng 1 tính trạng.

b. Thí nghiệm: Lai giống lúa mì hạt đỏ thuần chủng (tc) với giống hạt trắng tc, ở F1 thu được toàn hạt dỏ đến F2 có sự phân li kiểu hình: 15 đỏ : 1 trắng. Màu đỏ có độ đậm nhạt khác nhau, từ đỏ thẩm đến đỏ nhạt.

c. Giải thích: Màu sắc hạt lúa mì ở F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 15 : 1 gồm 16 tổ hợp, nên màu sắc phải do 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST khác nhau tương tác qui định.

- Qui ước: Giả sử 2 cặp gen tương tác là Aa, Bb.

+ Các  kiểu gen có mặt gen trội (A-B-, A-bb, aaB-) đều qui định hạt màu đỏ. Số lượng gen trội trong kiểu gen càng nhiều  thì màu đỏ càng đậm.

+ Kiểu gen không có mặt gen trội nào cả (aabb) → qui định hạt trắng.

- Sơ đồ lai:

Pt/c: AABB (đỏ)  x aabb (trắng)

GP:       AB                 ab

F1:             AaBb (100% đỏ)

F1 x F1: AaBb (đỏ) x AaBb (đỏ)

GF1: AB, Ab, aB, ab; AB, Ab, aB, ab

F2: 9(A-B-) : 3 (A-bb) : 3(aaB-) : 1 aabb

            15đỏ (đậm → nhạt)       : 1trắng

 

II. Gen Đa Hiệu (một gen chi phối nhiều tính trạng)  

1. Ví dụ

- Ở đậu Hà Lan: Thứ hoa tím thì hạt nâu, nách lá có chấm đen; thứ hoa trắng thì hạt nhạt nách lá không chấm đen.

- Ở ruồi Giấm: Các gen qui định cánh ngắn thì đốt thân ngắn, lông cứng, hình dạng cơ quan sinh dục thay đổi, đẻ trứng ít, tuổi thọ giảm ấu trùng suy yếu…. Còn gen quy định cánh dài thì thân đốt dài, lông mềm đẻ trứng nhiều, tuổi thọ cao, ấu trùng mạnh…

2. Giải thích: Mỗi nhóm tính trạng trên đều do 1 gen qui định.

 

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢI.

I. Các kiểu tương tác

Mỗi kiểu tương tác có 1 tỉ lệ KH tiêu biểu dựa theo biến dạng của (3:1)2 như sau:

1. Kiểu hỗ trợ có 3 tỉ lệ KH: 9 : 3 : 3 : 1; 9 : 6 : 1; 9 : 7.

a.  Hỗ trợ gen trội hình thành 4 KH: 9:3:3:1.

A-B- ≠ A-bb ≠ aaB- ≠ aabb thuộc tỉ lệ: 9 : 3 : 3 : 1

b. Hỗ trợ gen trội hình thành 3 KH: 9 : 6 : 1

A-B- ≠ (A-bb= aaB-) ≠ aabb thuộc tỉ lệ: 9 : 6 : 1

c. Hỗ trợ gen trội hình thành 2 KH: 9 :7

A-B- ≠ (A-bb = aaB- = aabb) thuộc tỉ lệ: 9 :7

2. Kiểu át chế có 3 tỉ lệ KG: 12 : 3 : 1; 13 : 3; 9 : 4 : 3

a. Át chế gen trội hình thành 3 KH: 12 : 3 : 1

(A-B- = A-bb) ≠ aaB-  ≠ aabb thuộc tỉ lệ: 12 : 3 : 1

b. Át chế gen trội hình thành 2 KH: 13 : 3

(A-B- = A-bb = aabb) ≠ aaB- thuộc tỉ lệ: 13 : 3

c. Át chế gen lặn hình thành 3 KH: 9 : 4 : 3

A-B- ≠ (A-bb = aabb) ≠ aaB- thuộc tỉ lệ: 9 : 4 : 3

3. Tác động cộng gộp (tích luỹ) hình thành 2 KH: 15 : 1 

A-B- ≠ (A-bb = aabb) ≠ aaB- 

Tổng quát n cặp gen tác động cộng gộp  → tỉ lệ KH theo hệ số mỗi số hạng trong triển khai của nhị thức Newton (A+a)n

II. Xác định số cặp gen tương tác (Để nhận định quy luật di truyền)

- Thường dựa vào kết quả phân tính thế hệ lai → số kiểu tổ hợp giao tử → số loại giao tử của bố mẹ → số cặp gen tương tác.

- Tỉ lệ kiểu phân tính có thể thuộc 16 kiểu tổ hợp như: 9 : 6 : 1; 9 : 7… hoặc 8 kiểu tổ hợp như  4 : 3 : 1; 6 : 1 : 1…. Hoặc 4 kiểu tổ hợp như: 3 : 1; 1 : 2 : 1… (xem bảng ghi các kiểu tương tác tương ứng)

III. Dự đoán kiến thức

- Sau khi xác định kiểu tương tác, đồng  thời xác định kiểu gen bố mẹ → viết sơ đồ lai có thể có của phép lai đó để thấy tỉ lệ KG theo dạng nào, đối chiếu với tỉ lệ KH của đề bài → dự đoán kiểu tương tác.

 

-----

 -(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bồi dưỡng HSG chủ đê Tương Tác Gen môn Sinh học 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?