Cậu bé mũi dài
Ngày xưa có một cậu bé có cái mũi rất dài, vì thế mọi người gọi cậu là :”Bé mũi dài”
Một buổi sáng đẹp trời, tiếng gió vi vu thổi, tiếng chim Họa Mi hót véo von. Bé Mũi dài nhìn thấy vườn hoa với muôn vàn bông hoa đua sắc khác nhau: Hoa Hướng Dương vàng rực,Hoa Hồng, Hoa Cẩm Chướng đỏ tươi.
Chú bé nhìn thấy một cây táo sai trĩu quả,những quả táo chín đỏ ,thơm nức.Chú vội vàng leo lên cây để hái nhưng…chú không trèo lên được vì vướng phải cái mũi dài của mình.Bực quá chú nói: ”ước gì cái mũi của tôi biến mất, tôi chẳng cần cái mũi ,tôi chỉ cần cái miệng để ăn đủ thứ thơm ngon trên đời.cũng chẳng càn có tai làm gì cả.”
Lúc đó chú Ong,cô Họa Mi đứng gần đó.thấy vậy đều ngạc nhiên nói:
-Tại sao bạn không cần mũi. Đối với tôi mũi rất cần,có mũi tôi mới có thể thở được,ngửi và phân biệt được các mùi thơm khác nhau của các loài hoa.
Lúc đó chim Họa Mi bay đến chỗ Mũi dài nói:
-Nếu bạn không có tai thì làm sao nghe được tiếng hót của tôi.và những âm thanh kỳ diệu xung quanh.
Các cô hoa cũng rung rinh nói:
- Nếu bạn không có mắt bạn có nhìn thấy những màu hoa rực rỡ của chúng tôi không?
Bé mũi dài nghe xong hốt hoảng thấy mình không thể thiếu chúng được.Từ đó cậu luôn giữ gìn vệ sinh cơ thể,giữ gìn đôi mắt ,cái mũi..không bao giờ có ý định vứt chúng đi nữa.
Sự tích con Trăn nhả độc
Quạ biết Trăn có tính huênh hoang, bây giờ lại làm bộ không biết sự việc đó chính mình gây ra. Nó bảo trăn:
Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng mới cưới. Một hôm, anh chồng dẫn vợ về thăm nhà bố mẹ.
Đường xa, họ phải qua những cánh rừng rộng. Ở một quãng đường rừng hai người vừa đi qua có một con Trăn trườn ra liếm vào các vết chân của hai người trên đất. Thế là hai vợ chồng vừa về đến nhà bố mẹ thì lăn ra chết. Bố mẹ anh em họ hàng đều thương xót khóc than làm tang lễ.
Con Trăn biết được uy lực gớm ghê của nọc độc mình nên rất hợm hĩnh. Nó hỏi con quạ:
- Này anh quạ, tôi nghe như trong làng có tiếng người kêu lao xao. Họ kêu gì vậy anh?
Quạ biết Trăn có tính huênh hoang, bây giờ lại làm bộ không biết sự việc đó chính mình gây ra. Nó bảo trăn:
- À, họ cười vui đấy anh Trăn! Chẳng là xưa nay người ta vốn sợ nọc độc của anh, anh chỉ liếm theo vết chân trên đất mà làm chết người được. Vậy mà vừa qua anh đã liếm vết chân của hai vợ chồng người ấy, nhưng người ta chẳng làm sao! Đấy, vì thế người ta đang cười vui với nhau.
Trăn nghe quạ nói mà buồn nản và tự giận dỗi trong lòng. Nó nghĩ:
- Hừ, nếu bây giờ nọc của ta không linh nghiệm như trước nữa, thì còn giữ nó làm gì? Phải nhả nó ra thôi, nhả hết!
Và một bữa nọ, Trăn đã nhả hết độc của mình. Các con vật như Rắn, Rết, Bò cạp, Kiến đen, Tò vò, Ong bò vẽ… biết Trăn đã nhả nọc, chúng đua nhau đến hút lấy nọc độc của Trăn để làm sức mạnh cho mình. Một số con đến sớm hút đựơc nhiều nọc, số đến chậm đựơc ít, chậm nữa thì không kịp hút đựơc gì. Những con vật hút được nhiều nọc nhất là Rắn bông súng, Rắn đất, Rắn cá, Rắn chạc bò, Rắn đầu, Rắn cò, Rắn hoa bôi và Rắn bắt ngoé. Vì có quá nhiều nọc nên chúng mổ vào người cũng như không, không chết cũng không đau. Đấy là do nọc nhiều quá, nó chạy lung tung lạc khắp cả người nên loãng đi mất. Trái lại những con rắn hút được ít nọc hơn như Hổ Mang, Hổ Lửa, Hổ Trâu, Cạp nong… thì rất nguy hiểm. Chúng đã cắn vào ai thì khó chữa khỏi. Một số con vật khác như Cá Trê, cá Nọc, cá Chốt, cá Lăng, kiến Gánh, Rết, Ong… đến chậm chỉ còn chút nọc đủ bôi vào miệng, vào vòi… Quá lắm cũng chỉ có thể làm người ta đau buốt chút ít. Xui nhất chính là mấy chú cá Trâm bầu và cá Trắm đến muộn quá chẳng hút đựơc tí nọc nào, ức quá phát khóc đến sưng vù mặt mũi như ta thấy ngày nay. Cá Nheo thấy thế tức cười quá cười hoài đến nỗi rách cả miệng khiến cho miệng nó rộng như ngày nay như ta thấy, và môi thì trề ra như mỏ con vịt.
Nhưng thua thiệt nhất vẫn là anh Trăn nhà ta. Chỉ có tính huênh hoang, hợm hĩnh mà bị chú Qụa đánh lừa, Trăn ta đã nhả hết nọc thiêng! Từ đó con người cũng hết lo gặp nguy hiểm vì loài Trăn nữa, Trăn đã trở nên loài vật hiền lành.
Chiếc ấm sành nở hoa
Một cô bé đi qua, nhìn thấy Ấm Sành liền nhặt và đem về nhà. Cô bé đổ đầy đất vào lòng Ấm Sành rồi gieo xuống đó vài hạt giống.
Có một chiếc Ấm Sành sứt quai bị vứt lăn lóc bên vệ đường. Ấm Sành buồn lắm vì chẳng có ai làm bạn.
Một hôm, trời đang nắng bỗng đổ mưa to, đôi Bướm Vàng vội tìm chỗ trú. Ấm Sành rụt rè gọi:
-Các bạn ơi! Hãy vào trong lòng tôi này!
Đôi Bướm Vàng liền bay vào lòng Ấm Sành. Thật là một chỗ trú tuyệt vời, ấm áp và khô ráo. Mưa tạnh, đôi Bướm Vàng tạm biệt Ấm Sành và bay đi. Còn lại một mình, vừa buồn, vừa tủi thân, Ấm Sành khóc nức nở.
Mấy ngày sau, một cô bé đi qua, nhìn thấy Ấm Sành liền nhặt và đem về nhà. Cô bé đổ đầy đất vào lòng Ấm Sành rồi gieo xuống đó vài hạt giống.
Bỗng một hôm, Ấm Sành hốt hoảng kêu lên:
-Ối! Ối! Cái gì đang cựa quậy trong lòng tôi thế này?
Có tiếng đáp lại:
-Tôi đây! Tôi là hạt giống đang nảy mầm đây!
Thế rồi, ngày qua ngày, chiếc mầm cây lớn dần thành cây. Cây trổ lá xanh non mơn mởn và kết những nụ hoa màu hồng chúm chím. Chẳng bao lâu, nụ hoa xòe cánh thành bông hoa rực rỡ, tỏa hương thơm ngát. Các bạn ong rủ nhau bay đến để hút mật hoa. Các bạn bướm cũng bay đến, lượn quanh khóm hoa và reo lên:
-Hoa đẹp quá, thơm quá! Cảm ơn bạn ấm Sành nhé!
Từ đó, Ấm Sành không còn buồn vì thiếu bạn nữa.
Sự tích hoa Cúc trắng
Ngày xưa có một cô bé sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát nhưng đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo.
Thật ko may mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên ko có tiền mua thuốc chữa , và cô bé vô cùng buồn bã một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn đừng lại hỏi khi biết sự tình ông già nói với cô bé :
- Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất trong rừng hái lây một bông hoa duy nhất trên đo. bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.
Cô bé liền vào rừng va rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó , phải khó khăn lắm cô mới trèo lên được để lấy bông hoa nhưng khi đếm chỉ có một cánh hai cánh ba cánh bốn canh. chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bàng đấy ngày thôi sao?
Không đành lòng cô liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên nhiều đến mức ko còn đếm được nữa. Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình
Chiền Chiện mẹ và con
Chim Chiền Chiện làm tổ trên một cánh đồng lúa mì non. Ngày ngày trôi qua, khi những thân lúa đã vươn cao thì bầy chim con mới nở ngày nào, đã lớn nhanh như thổi.
Rồi một ngày, khi lúa những ngọn lúa chín vàng đung đưa trong gió, Bác Nông Phu và những người con đi ra đồng.
“Lúa này bây giờ gặt được rồi đây,” Bác Nông Phu nói. “Chúng ta phải kêu cả những người hàng xóm và bạn bè đến giúp cho chúng ta thu hoạch."
Bầy chim Chiền Chiện con trong tổ ngay sát đó nghe vậy hết sức sợ hãi, vì chúng biết rằng chúng sẽ gặp nguy lớn nếu không kịp dời tổ trước khi thợ gặt đến. Khi chim Chiền Chiện Mẹ kiếm ăn trở về, lũ chim con kể lại cho mẹ những gì chúng nghe được.
“Đừng sợ, các con ạ,” Chiền Chiện mẹ nói. “Nếu Bác Nông Phu bảo rằng ông ấy sẽ kêu hàng xóm và bạn bè của ông ấy đến giúp, thì đám lúa này cũng còn một thời gian nữa họ mới gặt được.
Vài ngày sau, khi lúa đã quá chín, và khi có gió lay động thân lúa, một loạt các hạt lúa rào rào rơi xuống đầu lũ Chiền Chiện con.
“Nếu không gặt gấp đám lúa này,” Bác Nông Phu bảo, “chúng ta sẽ thất thoát đến cả nửa vụ mùa. Chúng ta không thể chờ đợi bạn bè được nữa. Ngày mai chúng ta sẽ bắt đầu tự gặt lấy.”
Khi lũ Chiền Chiện con kể lại với mẹ những gì chúng nghe ngày hôm nay, nó bảo:
Thế thì mình phải dọn tổ đi ngay. Khi người ta đã quyết định tự mình làm mà không trông nhờ vào ai khác nữa, thì chắc chắn là họ chẳng trì hoãn gì nữa đâu.”
Cả nhà chim tíu tít lo bay tới bay lui dọn tổ đi ngay buổi trưa đó, và đến khi mặt trời mọc sáng hôm sau, lúc Bác Nông Phu và những người con ra đồng gặt lúa, họ chỉ gặp một cái tổ rỗng không.
Ong Mật, ong Vằn, và ong Bắp Cày
Một kho mật lớn được phát hiện ra trong một bọng cây, và bầy Ong Vằn nhất quyết bảo đó là mật của chúng.
Lũ Ong Mật cũng nhất mực khẳng định khó báu đó do chúng làm ra. Cuộc tranh chấp ngày càng căng thẳng, và như thể đã đến hồi nếu không giải quyết được thì sẽ có đánh nhau to, cuối cùng, với tất cả mọi thiện chí, chúng đồng ý mời một quan tòa đứng ra xét xử. Thế là chúng đưa vụ kiện ra gặp Ong Bắp Cày, là quan tòa chuyên giải quyết các tranh chấp trong khu rừng đó.
Khi quan tòa mời hai bên đến dự phiên tòa, các nhân chứng tuyên bố rằng họ đã nhìn thấy các sinh vật có cánh nào đấy ở gần bọng cây, cứ suốt ngày bay kêu o o ầm ĩ, có thân thể có sọc vàng đen, nhìn giống như Ong Mật.
Luật sư của Ong Vằn vội chống đỡ rằng lời mô tả đó hoàn toàn phù hợp cho khách hàng của ông ta.
Chứng cứ như thế chẳng giúp cho quan tòa Ong Bắp Cày ra được quyết định gì, nên ông liền hoãn phiên tòa đến 6 tuần nữa để ông có thời gian suy nghĩ. Khi phiên tòa kế tiếp đã đến, cả hai bên đều mang theo rất nhiều nhân chứng. Một con Kiến đứng lên làm chứng, và sắp sửa được thẩm vấn thì một cụ Ong Già khôn ngoan đứng lên phát biểu với Tòa.
“Thưa quý tòa,” cụ nói, “phiên tòa nay đã được hoãn qua sáu tháng. Nếu không có kết quả xét xử sớm, mật sẽ hư hết không còn dùng được. Tôi có ý kiến là bây giờ Tòa sẽ yêu cầu Ong Mật và Ong Vằn xây tổ chứa mật. Khi đó chúng ta sẽ biết ngay mật thực sự là của ai.”
Bầy Ong Vằn nhao nhao phản đối. Quan Tòa Ong Bắp Cày khôn ngoan hiểu ngay ra rằng tại sao chúng lại phản đối: Vì chúng biết rằng chúng đâu có xây nổi cái tổ để chứa mật.
“Bây giờ thì rõ rồi,” Quan tòa nó, “Ai là người biết làm tổ và ai không biết làm. Thế là kho mật ong được quyết định trao trả cho chủ là Ong Mật.
Người chăn cừu và sư tử
Một Người Chăn Cừu, một hôm đếm lại Cừu, thấy mất một số con.
Quá tức giận, anh ta lớn tiếng tuyên bố rằng anh ta sẽ tìm cho ra kẻ cắp và trừng trị cho nó đến nơi đến chốn cho xứng với cái tội của nó đã gây ra. Người chăn Cừu cứ nghi thủ phạm ăn cắp Cừu là một con Sói nên anh ta đi đến vùng núi đá gần đó, ở đó có những cái hang Sói thường vào. Nhưng trước khi đi, anh khẩn cầu thần Jupiter giúp đỡ, nếu anh tìm ra kẻ cắp, anh sẽ tế thần một con bê béo.
Người Chăn Cừu tìm kiếm một hồi lâu chẳng thấy con Sói nào, nhưng khi anh đang đi ngang qua gần một cái hang lớn bên sườn đồi, anh thấy một con Sư Tử bước ra, mồm ngoạm một con Cừu. Quá sức hoảng sợ, Người Chăn Cừu quỵ gối xuống.
“Ô lạy thần Jupiter, tôi đã chẳng biết điều mình muốn xin! Tôi đã hứa với thần là nếu tìm được kẻ cắp, tôi sẽ tế thần một con bê béo. Nhưng bây giờ tôi lại xin hứa nếu thần đuổi được cái thằng kẻ cắp kia đi, tôi sẽ tế thần cả một con bò mộng!”
Cáo và khỉ
Ở một hội nghị lớn của các loài thú vật muốn bầu chọn ra một vị lãnh đạo mới, Khỉ được mời ra để khiêu vũ.
Nó khiêu vũ rất hay, nhảy tưng tưng hàng ngàn lần và nhăn nhó làm trò, đến mức làm cho tất cả mọi thú vật đều quá ngưỡng mộ nó, và rồi thế là thì, chúng bầu nó lên làm vua.
Riêng Cáo thì không bầu Khỉ và lấy làm hết sức bất bình với đám thú vật về việc đã bầu lên một vị lãnh đạo chẳng chút xứng đáng.
Một hôm Cáo tìm được một cái bẫy có một miếng thịt gài bên trong. Vội vàng chạy đến vua Khỉ, nó tâu với Khỉ là nó mới bắt được một kho báu, nhưng nó chưa dám rờ đến nếu chưa có lệnh của hoàng thượng Khỉ.
Con Khỉ tham ăn theo con Cáo đến chỗ cái bẫy. Ngay khi nó vừa thấy miếng thịt, nó hăm hở vồ lấy để ăn, nhưng thịt chẳng thấy đâu nữa, chỉ thấy nó đã nhanh chóng bị lọt vào bẫy. Con Cáo đứng ngoài nhe răng cười.
“Mày nghĩ làm vua chúng tao mà dễ à," nó bảo “đến cái thân mày mày cũng chẳng bảo vệ nổi nữa mà đòi làm vua!”
Chỉ sau một thời gian ngắn, một cuộc bầu vua khác nữa cho các thú vật lại được tổ chức.
Chuột và chồn
Một con Chuột Nhắt đói bụng tìm cách chui vào một giỏ bắp. Nó phải hết sức ép mình thật mạnh mới có thể chui qua được cái khe hẹp giữa hai gờ miệng giỏ.
Nó phải hết sức ép mình thật mạnh mới có thể chui qua được cái khe hẹp giữa hai gờ miệng giỏ. Nhưng mùi bắp thơm hấp dẫn quá làm con Chuột quyết tâm vào cho bằng được. Khi nó đã vào đến nới, nó ăn ngấu ăn nghiến cho thỏa thích no đến mức bụng nó căng như quả bong bóng. Thực tế bụng nó đã căng lên to đến mức gấp ba lần so với cái khe hẹp ở miệng giỏ mà nó đã chui qua.
Khi nó đã thỏa mãn no nê và lê bước đến miệng giỏ để tìm cách chui ra. Nhưng nó làm hết sức vẫn không sao mà ra được với cái bụng to kềnh càng. Thế là nó ngồi xuống rên rỉ than van, vừa khó chịu với cái dạ dày căng cứng vừa lo không biết làm sao thoát ra được.
Bỗng dưng có một con Chồn chạy đến. Nó nhanh chóng hiểu ra được sự việc.
“Bạn ơi,” nó bảo, “Tôi biết bạn đã làm những điều gì. Bạn đã ngốn cho sướng miệng. Và đấy chính là điều bạn mong muốn. Bây giờ bạn sẽ phải ở lại trong đó cho đến khi nào bạn lại cảm thấy đói như lúc bạn chui vào thì khi ấy bạn mới chui ra được. Thôi ngủ ngon nhé để giữ gìn sức khỏe.”
Và đó là tất cả sự thông cảm mà Chuột Nhắt nhận được từ bạn Chồn của nó.
Ba Chiếc Lông Chim
Ngày xưa có một ông vua. Nhà vua có ba người con trai. Hai người con đầu thông minh, sáng trí. Người con thứ ba ít nói và đần độn nên mọi người gọi là thằng ngốc.
Khi đã già, biết mình chẳng còn sống bao lâu nữa, nhà vua suy nghĩ, không biết chọn đứa nào trong ba người con trai sẽ thừa kế ngai vàng. Rồi nhà vua nói với các con:
- Các con hãy ra đi, ai mang cho cha tấm thảm mịn đẹp nhất, đứa đó sẽ là vua sau khi cha khuất núi.
Để cho các con khỏi tranh cãi nhau, nhà vua dẫn ba con ra trước hoàng cung, thổi cho ba chiếc lông chim bay và nói:
- Lông chim bay về đâu thì các con đi về đó.
Một chiếc bay về hướng đông, một chiếc bay về hướng tây, chiếc thứ ba bay thẳng và rơi ngay gần đó. Một người anh đi về phía tay phải, một người anh đi về phía tay trái. Cả hai cười nhạo báng người em thứ ba, người ở lại với chiếc lông chim thứ ba.
Thằng ngốc ngồi buồn rầu. Bỗng nó thấy ở bên cạnh chiếc lông chim có nắp hầm. Nó nâng nắp hầm lên thì thấy có bậc thang đi xuống. Thằng ngốc bước xuống thì thấy có cửa đóng kín. Nó gõ cửa thì nghe có tiếng vọng ra:
Này các thiếu nữ thanh tú
Này bà già béo ụ kia
Cả con chó của bà nữa,
Mau ra mở cửa, xem ai đứng chờ!
Cửa từ từ mở, chàng thấy một con Cóc lớn mập với bầy cóc con. Cóc lớn mập hỏi chàng có mong muốn gì. Chàng đáp:
- Tôi muốn một tấm thảm mịn đẹp.
Nó sai một con Cóc con và nói:
Này các thiếu nữ thanh tú
Này bà già béo ụ kia
Cả con chó của bà nữa,
Lấy ra đây một hộp lớn.
Cóc con mang hộp ra. Cóc lớn mập mở hộp lấy ra một tấm thảm đưa cho thằng ngốc. Chưa bao giờ lại trông thấy một tấm thảm dệt mịn đẹp như vậy! Chàng cám ơn và bước lên.
Hai người anh thì cho thằng em là đồ khờ khạo, chẳng làm nên trò trống gì. Hai người nghĩ bụng:
- Ta tội gì mà phải tốn nhiều công trong chuyện này.
Họ mua ngay một tấm thảm thô của một người chăn cừu, rồi mang về trình vua cha. Cùng lúc đó thằng ngốc cũng trở về, mang theo tấm thảm mịn đẹp. Nhà vua ngạc nhiên khi thấy thằng ngốc lại có tấm thảm đẹp nhất, nhà vua bảo:
- Nếu đúng như lời ta nói thì vương quốc này thuộc con út.
Hai người anh không để cho vua cha yên thân và nói:
- Không thể để cho thằng ngốc làm vua được, nó làm gì cũng chậm chạp.
Hai anh xin vua cha đặt điều kiện mới khác. Nhà vua nói:
- Ai mang được về đây chiếc nhẫn đẹp nhất sẽ trị vì vương quốc này.
Nhà vua dẫn ba con ra trước hoàng cung, rồi thổi cho ba chiếc lông chim bay. Hai người anh - người đi về hướng đông, người đi về hướng tây - đi theo hướng lông chim bay. Thằng ngốc đi thẳng về phía chiếc lông chim thứ ba rơi, nơi có nắp hầm. Nó đi xuống dưới hầm nói với Cóc lớn mập, rằng nó cần một chiếc nhẫn tuyệt đẹp. Cóc cho mang ra một cái hộp, rồi mở lấy cho chàng chiếc nhẫn đẹp nhất.
Hai người anh cười thầm trong bụng về chuyện thằng ngốc cũng đòi tìm nhẫn vàng. Họ chẳng phải đi đâu xa, cạy ngay ở xe tứ mã một chiếc nhẫn và đem về trình nhà vua.
Đến lượt thằng ngốc trình nhẫn, nhà vua xem rồi nói:
- Vương quốc này là của thằng thứ ba.
Hai người anh không chịu, hành hạ nhà vua bằng những lý do này khác cho tới khi nhà vua đồng ý đặt điều kiện thứ ba. Nhà vua nói:
- Vương quốc này sẽ thuộc về người mang được một người vợ đẹp tuyệt trần về đây.
Nhà vua lại thổi ba chiếc lông chim bay. Ba chiếc lại bay ra ba hướng như trước.
Thằng ngốc chẳng đi đâu xa, nó tới chỗ Cóc lớn mập và nói:
- Tôi phải mang được về nhà một người vợ đẹp tuyệt trần.
Cóc đáp:
- Ái chà, người vợ đẹp tuyệt trần à! Làm sao có ngay được. Nhưng rồi chàng cũng có thôi!
Cóc đưa cho thằng ngốc một củ cải rỗng ruột và cỗ xe có sáu con chuột kéo. Thằng ngốc thấy thế than:
- Tôi biết làm gì với những thứ đó?
Cóc bảo:
- Cứ bế đặt một con cóc con lên xe!
Chàng cứ thế làm theo. Bỗng cóc con biến thành người đẹp tuyệt thế giai nhân, củ cải biến thành cỗ xe ngựa. Sáu con chuột thành sáu con ngựa. Chàng hôn người đẹp, đánh xe về hoàng cung trình diện nhà vua.
Hai người anh vào ngay trong làng, chọn thiếu nữ đẹp đem về trình nhà vua. Nhà vua ngắm nhìn một lượt và phán:
- Sau khi ta khuất núi thì con út sẽ lên nối ngôi.
Hai người anh nói nhiều tới mức nhà vua nhức tai đau đầu và la ầm ĩ:
- Không thể có chuyện thằng ngốc lại làm vua!
Hai người đòi nhà vua phải cho ba cô dâu thi tài với nhau, bằng cách họ phải nhảy qua vòng treo ở giữa đại sảnh. Hai người anh nghĩ bụng:
- Hai thiếu nữ nông thôn khỏe mạnh nên chắc dễ dàng nhảy qua vòng. Còn cô gái yểu điệu kia sẽ chết vì nhảy thôi.
Nhà vua cũng đành ưng thuận cho thi tài. Hai thiếu nữ nông thôn dễ dàng nhảy qua, nhưng đều bị trẹo chân tay. Cô gái yểu điệu của thẳng ngốc nhảy lướt nhẹ qua vòng như hươu nhảy. Thế là hai anh chẳng ca thán được nữa. Em út được nối ngôi, trị vì đất nước trong cảnh thái bình thịnh vượng.
Hai nàng công chúa nhà Trần
Vào thời nhà Trần có một ông vua sinh được năm nàng công chúa, trong đó có hai nàng xinh đẹp: một người tên là Bảo Nương, một người tên là Ngọc Nương.
Năm hai nàng đến tuổi lấy chồng, vua cha toan hạ chiếu kén rể nhưng cả hai đều từ chối. Họ chỉ thích đi xem núi sông cảnh vật trong nước. Họ tâu với vua cha trong một buổi vấn an: – “Thưa phụ hoàng! Phong cảnh nước nhà thật muôn phần cẩm tú. Chúng con chưa muốn lấy chồng. Chúng con chỉ xin phép phụ hoàng đi chơi một chuyến để xem cho thỏa thích”.
Vua Trần không biết làm sao can ngăn được, đành phải chiều ý hai con. Họ cải trang thành hai gã con trai, mang theo một số người hầu hạ, và từ đấy, đoàn du hành không quản gió sương, đi khắp mọi nơi trong nước, đặt dấu chân ở nhiều danh lam thắng cảnh.
Vào hồi đó, có giặc Nguyên sang cướp nước ta. Quân của chúng rất hung ác, đi đến đâu thì cướp bóc tàn phá đến đấy. Dưới tay chúng, những đình đài miếu mạo cũng như nhà cửa dân cư đều lâm kiếp tro bụi. Nhà vua phái bao nhiêu quân đội đến biên thùy nhưng không sao ngăn được bước tiến của chúng. Chẳng bao lâu, chúng đã chia nhau chiếm khắp đầu gò cuối bãi một vùng hữu ngạn sông Thương, đóng đồn la liệt, để rồi hãm hiếp, chém giết, đốt phá không còn kiêng nể gì.
Bấy giờ, hai nàng công chúa đang ở bên tả ngạn sông Thương. Vì vùng Đa-mỗi có nhiều phong cảnh đẹp, nên hai chị em sai làm nhà trên bờ sông để tiện trú chân ngắm cảnh. Thấy đất nước và dân cư bị tàn phá vì lũ giặc hung hãn, hai nàng xiết bao căm tức. Họ bèn bàn với nhau cho người về xin phép vua cha một phen liều mình diệt giặc.
Cầm đầu lũ giặc lúc đó ở vùng Bắc Giang có hai tên tướng tiên phong. Chúng lăm le vượt sông tiến nhanh về phía Kẻ Chợ. Hai nàng bí mật bàn với các phụ lão làng Đa-mỗi giúp cho mình thực hiện được mưu kế.
Thấy họ quả quyết, các phụ lão đành vâng lời. Hai nàng bèn trang điểm rất đẹp, giả làm hai cô gái bán hàng ở chợ ben sông, cố làm cho giặc ở bên kia trông thấy. Quả nhiên, hai tên tướng giặc vừa nhác thấy bóng hồng thì tâm thần mê mẩn, chúng liền rút lệnh tiễn cho quân hầu sang sông, truyền lệnh cho làng Đa-mỗi phải đưa sang dâng nạp hai người con gái đó, nếu kháng cự thì dân làng sẽ không thoát được cái vạ “làm cỏ” một khi quân “thiên triều” sang sông. Hai nàng bảo chúng:
- Chị em chúng tôi vẫn có lòng chờ hai tướng quân. Nhưng chúng tôi vốn là con vua cháu chúa cũng biết chút lễ nghĩa. Nếu hai tướng quân có lòng thương thì cho sang đây hai chiếc thuyền hoa, chọn ngày lành tháng tốt, đón về tử tế. Nếu tính chuyện “cẩu hợp” thì chị em chúng tôi thà nhảy xuống sông phó cho dòng nước, chứ không chịu để nhơ nhuốc tấm thân.
Quân hầu trở về tin lại. Hai tên tướng giặc bèn sai lấy hai chiếc thuyền, trang sức đẹp đẽ, cho mười quân hầu và thị nữ mang vàng bạc chèo sang đón về. Thấy chúng đến, hai nàng đón tiếp rất tử tế, sai dọn cỗ bàn mời chúng ăn. Trong khi đó, có mấy người thợ mộc đã cắt đặt sẵn, kín đáo lôi thuyền lên bãi dùng khoan đục mỗi thuyền chừng vài chục lỗ nhưng chú ý đút nút kín lại, rồi đưa xuống nước như cũ. Sau khi phái mấy người thân tín phi ngựa về Kẻ Chợ báo tin cho quân triều, hẹn ngày tiến quân, đồng thời gửi lời vĩnh biệt của mình tới hoàng hậu, vua cha và anh chị em hoàng thân quốc thích, hai nàng quay ra bảo mấy tên quân hầu của giặc:
- Các người về bẩm với hai tướng rằng chị em chúng tôi đã chọn được ngày lành tháng tốt, đúng giờ thân sẽ xin xuống thuyền sang sông. Nhưng hai chị em chúng tôi phải lên chỗ muôn tên nghìn giáo thì rất sợ hãi, chỉ mong hai tướng quân cùng đi thuyền đến làm lễ hợp cẩn ngay trên thuyền hoa này.
Đúng ngày hẹn, hai nàng công chúa xuống thuyền. Sắp sang bên kia sông, hai nàng nhất định bắt quân hầu cắm lại để đợi. Quả nhiên, hai tướng giặc chờ không được phải thân hành đi thuyền đến. Trông thấy hai nàng xinh đẹp, bọn chúng hết sức thèm muốn. Cho nên sau chén rượu hợp cẩn, chúng đã ra lệnh cho bao nhiêu thuyền khác lui ra xa.
Giữa lúc hai tên tướng giặc đang say sưa vì rượu nồng gái đẹp thì những chàng trai làng Đa-mỗi đã ước hẹn sẵn, lặn ra giữa sông, lần đến dưới đáy hai chiếc thuyền hoa, tháo tất cả những cái nút to nhỏ ra. Nước chảy mạnh vào thuyền và không mấy chốc đưa tất cả xuống thủy phủ.
Bấy giờ quân triều đình đã bí mật kéo tới rất đông. Khi được người Đa-mỗi kể lại tin đó, họ vượt sông ba mặt tiến đến đánh úp. Bọn giặc không tướng như rắn mất đầu nên tan vỡ rất chóng. Cuối cùng, quân ta đã tiêu diệt được cả một cánh tiên phong địch, chặn được bước tiến của chúng, nhờ đó đủ thì giờ cho vua quan và tướng sĩ rút lui khỏi kinh thành.
Về sau, đến ngày đại quân của nhà vua đuổi giặc ra ngoài bờ cõi, người ra nhớ đến công lao hai nàng công chúa Bảo Nương và Ngọc Nương nên dựng đền tại nhà của họ ở Đa-mỗi để thờ.
Quả thị áo xanh
1.Có 1 quả thị áo xanh đang ngủ trên cành. Bạn Vịt lạch bạch đến gọi:
Quả thị áo xanh
Quả thị áo xanh
Thị ơi dậy nhanh
Đi chơi thị nhé!
Nhưng quả thị áo xanh vẫn ngủ im lìm trên cành cây.
2.Bạn Mèo đến,mèo cào cào vào cây thị gọi:
Quả thị áo xanh
Quả thị áo xanh
Đi chơi thị nhé!
Nhưng quả thị áo xanh vẫn ngủ im lìm trên cây thị.
3.Một hôm có bà cụ đi ngang qua:
-Thị ở đâu mà thơm thế nhỉ?
Nhìn lên cây thị,quả thị đã mặc chiếc áo màu vàng.
Bà bèn giơ bị ra gọi:
“Thị ơi thị hỡi
Thị rụng bị bà
Thị thơm bà ngửi
Chứ bà không ăn”
Nghe bà gọi,quả thị áo vàng liền rơi đúng vào bị.
Gấu con bị sâu răng
Trong rừng có một chú Gấu con rất thích của ngọt. Mật ong, bánh gatô, các loại kẹo, chú ăn bao nhiêu cũng chẳng chán.
Gấu con nhai kẹo suốt ngày. Nhiều hôm đi ngủ rồi mồm vẫn còn ngậm kẹo.
Một hôm, răng Gấu con đau nhức. Nó ôm mặt khóc tu tu. Bao nhiêu bánh kẹo thơm ngon nhưng vì đau răng nên chẳng nhấm nháp được tì nào. Ở lớp học, cô giáo Sơn Dương luôn căn dặn học sinh:
- Sau khi ăn phải đánh răng, nhất là sau khi ăn đồ ăn ngọt!
Nhưng Gấu co chẳng chịu nghe lời. Nó bảo:
- Đánh răng trôi mất vị ngọt thì tiếc lắm!
Mẹ đưa Gấu con đến bệnh viện, bác sĩ Voi nói ngay:
- Răng cháu bị sâu hết cả rồi!
Gấu con ngạc nhiên nói:
- Cháu có ăn sâu bọ bao giờ đâu mà sâu lại cắn vào răng cháu?
Bác sĩ Voi cười phá lên giải thích:
- Cậu bé ngốc ơi! Đó là do thức ăn, nhất là các loại bánh kẹo bám vào răng, không được đánh rửa sạch, lâu ngày sẽ biến thành “sâu” đục thủng chân răng, làm răng đau nhức và có thể bị gãy hoặc lung lay. Chắc chắn ăn nhiều đồ ngọt xong, cháu không chịu đánh răng chứ gì?
Gấu con cuối đầu khẽ vâng.
Bác sĩ Voi ân cần chữa răng cho Gấu con và dặn:
- Từ nay về sau, cháu phải đánh răng buổi sớm khi mới ngủ dậy, sau các bữa ăn, và trước khi đi ngủ. Có thế mới giữ được những chiếc răng còn lại.
Gấu con sung sướng đáp:
- Vậng ạ!
Đẽo cày giữa đường
Chuyện kể rằng có một bác nông dân rất nghèo, cả đời sống bằng nghề đồng áng, bác muốn làm một cái cày thật tốt để làm công việc đồng áng năng suất và đỡ vất vả hơn. Một hôm, bác rất vui vì đã xin được một cây gỗ tốt nhưng bác chưa làm cái cày bao giờ, bác bèn mang khúc gỗ ra ven đường ngồi đẽo và hỏi ý kiến mọi người.
Bác đẽo được một lúc thì một người đi qua chê “bác đẽo thế không phải rồi, bác đẽo to quá”, bác nông dân nghe thấy có lý bèn làm theo. Bác làm được một lúc lại có một người đi qua bảo “bác đẽo thế này không cày được đâu, cái đầu cày bác làm to quá….”. Bác nông dân nghe có lý hơn, bác lại chỉnh sửa theo lời khuyên, bác đẽo được một lúc lại một người đi qua nói “bác đẽo thế không ổn rồi, cái cày bác làm dài quá không thuận tay”. Bác nông dân nghe lại có lý hơn, lại chỉnh sửa theo.
Và cuối cùng, hết ngày hôm đấy bác nông dân chỉ còn một khúc gỗ nhỏ, bác không còn cơ hội để đẽo cái cày theo ý mình nữa, cây gỗ quý đã thành một đống củi vụn. Bác buồn lắm nhưng cuối cùng bác đã hiểu: “Làm việc gì cũng vậy, mình phải có chính kiến của mình và kiên trì với một con đường đã chọn.”
Câu chuyện Đẽo cày giữa đường thời hiện đại:
Có một nhà đầu tư thấy bạn bè buôn đất lãi cũng quyết định nhảy vào buôn. Nhưng khi người đó nhảy vào buôn đất thì bất động sản đã thoái trào. Nhà đầu tư đó buôn đất thua lỗ nên quyết định bán đất đi và chịu lỗ 30%.
Thấy chứng khoán tăng mạnh, mọi người lãi nhiều rủ mua, người đó lại quyết định nhảy vào mua theo. Nhưng thật không may cho anh ta, khi anh ta quyết định dấn thân vào chứng khoán thì lại vào lúc thị trường thoái trào.
Thấy chứng khoán giảm nhiều quá sinh chán nản, nhìn vàng tăng mạnh, bạn bè khuyên anh mua vàng. Anh lại bán chứng khoán, chịu lỗ 20% quay sang mua vàng. Đúng lúc này vàng bắt đầu giảm và chứng khoán lại bắt đầu tăng.
Như vậy từ lúc ban đầu có tài sản là 1 tỷ, giờ đây anh chỉ còn hơn 300 triệu. Anh nhìn lại thị trường chứng khoán, thị trường nhà đất sau giai đoạn điều chỉnh lại tăng mạnh mà ngồi tiếc.
Anh chợt nhận ra: mình cứ kiên trì đầu tư một thứ và chịu khó học hỏi nhất định sẽ thành công.
Nếu chúng ta kiên trì học hỏi, hôm nay chúng ta có thể lỗ 20-30% nhưng nhất định ngày mai, ngày kia chúng ta sẽ lãi 50-70%. Con đường nào cũng gian nan và vất vả,thành công nào cũng thất bại đôi lần, chúng ta hãy sống hết mình với đam mê mình đã chọn. Hãy bình tĩnh khi cơ hội vẫn còn rất nhiều với tất cả chúng ta. Một ngày không xa trong tương lai bạn sẽ mỉm cười vì những khó khăn đã qua luôn là bài học quý.
Tấm cám
Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ là Tấm và Cám. Khi cha mất Tấm sống với dì ghẻ là mẹ của Cám.
Bà mẹ ghẻ là người cay nghiệt, hàng ngày bắt Tấm làm hết mọi công việc trong nhà còn Cám thì lêu lổng vui chơị
Một hôm bà mẹ bảo 2 chị em Tấm và Cám ra đồng bắt cá. Bà mẹ dặn: "Hễ đứa nào bắt được nhiều cá sẽ được thưởng". Ra đồng Tấm siêng năng và quen làm việc nên bắt được nhiều hơn, Cám biếng nhác nên không được con nào. Trên đường về nhà Cám tìm cách đánh lừa Tấm. Ngang chỗ ao kia Cám nói với Tấm :
- Chị Tấm ơi chị Tấm. Đầu chị lấm, chị tắm ao sâu kẻo về mẹ mắng.
Tấm tin lời em, để giỏ cá nhờ em coi, lội xuống ao gội đầu. Trên bờ Cám trút giỏ cá của Tấm vào giỏ mình rồi chạy về nhà trước. Khi Tấm bước lên thì giỏ cá không còn. Tấm ngồi Tấm khóc, Bụt hiện lên hỏi:
- Tại sao con khóc.
Tấm kể chuyện cho Bụt nghe, Bụt nói :
- Thôi con hãy nín đi, trong giỏ còn một con cá bống. Con đem về bỏ xuống giếng nuôi, mỗi ngày đem cơm thừa cho ăn và nhớ gọi: "Bống bống bang bang, Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.
Nói xong Bụt biến mất. Tấm nghe lời Bụt dặn đem Bống về bỏ xuống giếng nuôi. Hàng ngày Tấm nhịn ăn nuôi Bống. Cá mỗi ngày mỗi lớn, người với cá quen nhaụ
Thấy Tấm mỗi ngày đem cơm ra giếng, Cám sinh nghi rình theo. Cám nghe và thấy được đem về báo lại cho mẹ biết.
Sáng ngày hôm sau mẹ ghẻ cho Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, bà ngọt ngào dặn Tấm :
- Con ơi, làng mình cấm đồng. Con hãy mang trâu ra đồng xa cho ăn, chớ cho ăn đồng nhà làng bắt mất trâu.
Tấm nghe lời mẹ dẫn trâu đi ăn. Ở nhà mẹ con bà mẹ ghẻ ra giếng gọi y như Tấm, cá nghe tiếng trồi lên miệng giếng, hai mẹ con Cám bắt bống đem vô nhà làm thịt.
Đến chiều chăn trâu về, Tấm đem cơm ra giếng kêu mãi không thấy Bống lên biết chuyện chẳng lành Tấm ngồi khóc. Bụt lại hiện ra hỏi :
- Tại sao con khóc.
Tấm kể sự tình cho Bụt nghe, Bụt nói :
- Bống của con bị người ta ăn thịt rồi. Thôi con hãy nín đị! Về nhà lượm lấy xương cá bỏ vào bốn cái hũ và chôn dưới bốn chân giường của con.
Tấm vào nhà tìm xương cá, nhưng tìm mãi không thấỵ Có một con gà thấy như vậy nói :
- Cục ta cục tát ! Cho tao nắm thóc, ta bới xương cho.
Tấm lấy nắm lúa cho gà, con gà vô bếp bới ra đống xương cá Bống, Tấm lượm lấy đem bỏ vào hũ chôn dưới bốn chân giường.
Ít lâu sau trong nước có hội, Vua cho phép dân chúng vui chơi, trai gái trong làng nô nức đi chơi. Mẹ ghẻ không muốn cho Tấm đi chơi nên đem ra một đống lúa trộn chung với gạo bắt Tấm lựa cho xong. Tấm buồn quá nhưng cũng phải làm cố cho mau để còn thì giờ đi dự hội.
Khi Tấm đang làm việc có bầy chim sẻ bay sà xuống, Tấm liền kêu bầy sẻ xuống giúp mình. Bầy sẻ giúp Tấm lựa chẳng mấy lúc lúa ra lúa, gạo ra gạo.Nhưng khi xong việc Tấm ngồi khóc, Bụt hiện ra :
- Tại sao con khóc?
Tấm kể :
- Con rách rưới quá làm sao đi xem hội.
Bụt nói:
- Con hãy vào đào bốn cái lọ xương cá dưới chân giường thì có đủ, nhưng con phải trở về nhà trước khi gà gáy sáng.
Tấm vâng lời đào lên. Lọ thứ nhất là quần áo, khăn, nón trâm cài; lọ thứ hai đôi hài thêu, lọ thứ ba bốn con ngựa bé tí, khi đặt xuống đất biến ra bốn con ngựa thật; lọ thứ tư một chiếc xe ngựa.
Tấm vui mừng khôn xiết, vội vàng tắm gội thay quần áo lên xe đi dự hội. Hôm nay Hoàng tử mở hội kén vợ. Hoàng tử giả dạng thường dân đi cùng đoàn tùy tùng len lỏi vào dân chúng để xem. Hoàng tử gặp Tấm. Nhan sắc lộng lẫy, quần áo ngựa xe như một bà hoàng, Hoàng Tử nghĩ rằng đây là con một vị quan trong triều hay là con một đại phú trong nước. Hai người nói chuyện ý hợp tâm đầu nhưng khi trời về khuya Tấm chợt nhớ lời dặn của Bụt nên vội vã cáo từ đánh xe về nhà.
Hoàng Tử chưa kịp hỏi tên họ chỗ ở nên sai quân hầu theo dấu. Trong lúc vội vã Tấm đánh rơi lại một chiếc giày. Quân hầu liền đem về cho Hoàng tử.
Ngày hôm sau Vua cho một vị quan mang giày đi khắp xứ để cho tất cả đàn bà con gái thử, nếu ai thử vừa sẽ làm vợ Hoàng Tử. Khi quan quân đến nhà Tấm, bà mẹ ghẻ cho Cám ra thử, nhưng không vừa. Vị quan kêu hết trong nhà ra thử, khi Tấm nhìn thấy, nàng biết đó là giày của mình, nàng bước đến ướm thử. Khi đặt chân vào vừa khít khao, Tấm còn đem ra chiếc thứ hai. Quân lính hò reo đem kiệu rước nàng về cung trước sự ghen ghét của hai mẹ con Cám.
Sau khi thử giày vừa như in, Tấm được Hoàng tử rước vào cung. (Ảnh minh họa).
Ngày giỗ cha Tấm xin phép về giỗ. Thấy Tấm về mẹ con Cám sẵn bụng không ưa nên bày mưu giết Tấm. Mẹ ghẻ bảo Tấm :
- Con hãy trèo lên cây cau hái xuống một buồng để cúng cha con.
Tấm vâng lời trèo lên cây cau, ở dưới bà mẹ ghẻ đốn gốc, Tấm ngã xuống ao chết chìm. Bà mẹ ghẻ đem quần áo của Tấm cho Cám mặc về cung nói dối Vua rằng.
- Chị Tấm không may rớt xuống ao chết. Nay Cám là em vào thế chị.
Hoàng Tử không vui nhưng không nói.
Khi Tấm chết đuối dưới ao, Tấm thành con chim Hoàng Anh bay về tận hoàng thành. Một ngày, Cám đang giặt đồ ngoài sân, chim bay đến đậu trên cành hót: "Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch. Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao".
Nghe tiếng chim hót Cám tái mặt.
Hoàng Anh ở trong hoàng thành hót rất vui tai, khi hoàng tử đi đâu nó bay theo đó. Thấy chim quyến luyến theo mình Hoàng Tử bảo:
- Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chun vào tay áo.
Chim bay đến đậu trên tay Hoàng Tử rồi chui vào tay áo. Từ ngày đó Hoàng tử quyến luyến với chim bỏ quên Cám.
Cám tức lắm hỏi ý mẹ, bà mẹ ghẻ xúi Cám bắt chim ăn thịt rồi nói dối hoàng tử. Lông chim Hoàng Anh chôn ở góc vườn hoá ra hai cây đào. Khi hoàng tử ra vườn ngự, cành lá sà xuống che thành vòng như hai cái lọng, hàng ngày Hoàng Tử ra đó nằm nghỉ ngơi.
Cám biết chuyện sai người chặt cây đi rồi dối vua. Cây đem đốt ra tro đổ ở ngoài đồng xa. Nơi đó lại mọc lên cây thị cành lá xum xuê nhưng chỉ có một trái thơm ngát một vùng. Một hôm có bà lão ăn mày đi ngang qua đó thấy trái thị trên cao lấy cái bị ra và nói: "Thị ơi, thị rụng bị bà, bà để bà ngửi chứ bà không ăn".
Bà lão nói xong thị rụng vào bị của bà. Bà đem về nhà để trong buồng cho thơm. Hàng ngày bà đi ăn xin, từ trong trái thị chui ra một cô gái nhỏ biến thành cô Tấm. Tấm dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm giúp cho bà lão. Lần nào đi về bà lão cũng thấy nhà cửa đã được dọn dẹp gọn gàng. Một hôm bà giả bộ đi chợ nhưng quay trở về núp ở cánh cửa xem sự thể. Như mọi hôm Tấm chui ra làm việc, bà lão thấy mừng quá chạy lại ôm Tấm rồi xé cái vỏ thị. Từ đó Tấm ở với bà giúp bà làm lụng. Bà lão có Tấm giúp nên dành dụm làm một quán nước bên đường bán cho khách. Tấm giỏi têm trầu ngon nên hàng quán đắt khách.
Một hôm nọ, Hoàng tử đi ngang qua làng thấy quán sạch sẽ ghé uống nước ăn trầu. Thấy trầu têm cánh phượng giống vợ mình làm thuở trước nên hỏi:
- Trầu nầy ai têm ?
Bà lão đáp :
- Trầu nầy con gái già têm.
- Con gái bà đâu cho xem mặt.
Bà lão gọi Tấm ra. Khi Tấm xuất hiện Hoàng Tử nhận ra vợ mình. Mừng rỡ hỏi sự tình rồi cho kiệu đón Tấm về cung.
Vua cha truyền ngôi cho Hoàng Tử và tấn phong Tấm làm Hoàng Hậu. Còn mẹ con Cám gian ác Vua truyền đem ra xử chém để răn đời. Nhưng Tấm thương mẹ ghẻ và thương em nên xin vua tha tội. Vua chuẩn tấu nhưng đuổi hai mẹ con ra khỏi hoàng cung về làm dân giả.
Hai mẹ con ra khỏi hoàng thành, trời bỗng nổi cơn giông tố, sấm chớp nổi lên đùng đùng, sét đánh hai mẹ con Cám chết giữa cánh đồng.
Cậu bé Tích Chu
Bà gọi một lần, hai lần…rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết sức thấy bà biến thành chim và vỗ cánh bay lên trời.
Ngày xưa, có một bạn tên là Tích Chu. Bố mẹ Tích Chu mất sớm, Tích Chu ở với bà.
Hàng ngày bà phải làm việc quần quật kiếm tiền nuôi Tích Chu, có thức gì ngon bà cũng dành cho Tích Chu. Ban đêm, khi Tích Chu ngủ thì bà thức quạt. Thấy bà thương Tích Chu, có người bảo:
- Bà ơi! Lòng bà thương Tích Chu cao hơn trời, rộng hơn biển. Lớn lên, Tích Chu sẽ không khi nào quên ơn bà.
Thế nhưng lớn lên, Tích Chu lại chẳng thương bà. Bà thì suốt ngày làm việc vất vả, còn Tích Chu suốt ngày rong chơi. Vì làm việc vất vả, ăn uống lại kham khổ nên bà bị ốm. Bà lên cơn sốt nhưng chẳng ai trông nom. Tích Chu mãi rong chơi với bạn bè, chẳng nghĩ gì đến bà đang ốm. Một buổi trưa, trời nóng nực, cơn sốt lên cao, bà khát nước quá liền gọi:
- Tích Chu ơi, cho bà ngụm nước. Bà khát khô cổ rồi!
Bà gọi một lần, hai lần…rồi ba lần nhưng vẫn không thấy Tích Chu đáp lại. Mãi sau Tích Chu thấy đói mới chạy về nhà kiếm cái ăn. Tích Chu ngạc nhiên hết sức thấy bà biến thành chim và vỗ cánh bay lên trời. Tích Chu hoảng quá kêu lên:
- Bà ơi! Bà đi đâu? Bà ở lại với cháu. Cháu sẽ mang nước cho bà, bà ơi!
- Cúc cu … cu! Cúc … cu cu! Chậm mất rồi cháu ạ, bà khát quá không thể chịu nổi phải hóa thành chim để bay đi kiếm nước. Bà đi đây, bà không về nữa đâu!
Nói rồi chim vỗ cánh bay đi.
Tích Chu hoảng quá chạy theo bà, cứ nhằm theo hướng chim bay mà chạy. Cuối cùng Tích Chu gặp chim đang uống nước ở một dòng suối mát. Tích Chu gọi:
- Bà ơi! Bà trở về với cháu đi. Cháu sẽ đi lấy nước cho bà, cháu sẽ giúp đỡ bà, cháu sẽ không làm bà buồn nữa!
- Cúc …cu…cu, muộn quá rồi cháu ơi! Bà không trở lại được nữa đâu!
Nghe chim nói, Tích Chu òa khóc, Tích Chu thương bà và hối hận. Giữa lúc đó, có một bà tiên hiện ra, bà bảo Tích Chu:
- Nếu cháu muốn bà trở lại thành người thì cháu phải đi lấy nước suối Tiên cho bà cháu uống. Đường lên suối Tiên xa lắm, cháu có đi được không?
Nghe bà Tiên nói, Tích Chu mừng rỡ vô cùng, vội vàng hỏi đường đến suối Tiên, rồi chẳng một phút chần chừ, Tích Chu hăng hái đi ngay.
Trải qua nhiều ngày đêm lặn lội trên đường, vượt qua rất nhiều nguy hiểm, cuối cùng Tích Chu đã lấy được nước suối mang về cho bà uống. Được uống nước suối Tiên, bà Tích Chu trở lại thành người và về ở với Tích Chu.
Từ đấy, Tích Chu hết lòng yêu thương chăm sóc bà.
Cô bé quàng khăn đỏ
Ngày xửa, ngày xưa, có một cô bé thường hay quàng chiếc khăn màu đỏ, vì vậy, mọi người gọi cô là cô bé quàng khăn đỏ.
Một hôm, mẹ cô bảo cô mang bánh sang biếu bà ngoại. Trước khi đi, mẹ cô dặn:
- Con đi thì đi đường thẳng, đừng đi đường vòng qua rừng mà chó sói ăn thịt con đấy.
Trên đường đi, cô thấy đường vòng qua rừng có nhiều hoa, nhiều bướm, không nghe lời mẹ dặn, cô tung tăng đi theo đường đó. Đi được một quãng thì gặp Sóc, Sóc nhắc:
- Cô bé quàng khăn đỏ ơi, lúc nãy tôi nghe mẹ cô dặn đi đường thẳng, đừng đi đường vòng cơ mà. Sao cô lại đi đường này?
Cô bé không trả lời Sóc. Cô cứ đi theo đường vòng qua rừng. Vừa đi, cô vừa hái hoa, bắt bướm. Vào đến cửa rừng thì cô gặp chó sói. Con chó sói rất to đến trước mặt cô. Nó cất giọng ồm ồm hỏi:
- Này, cô bé đi đâu thế?
Nghe chó sói hỏi, cô bé quàng khăn đỏ sợ lắm, nhưng cũng đành bạo dạn trả lời:
- Tôi đi sang nhà bà ngoại tôi.
Nghe cô bé nói đi sang bà ngoại, chó sói nghĩ bụng: À, thì ra nó lại còn có bà ngoại nữa, thế thì mình phải ăn thịt cả hai bà cháu. Nghĩ vậy nên chó sói lại hỏi:
- Nhà bà ngoại cô ở đâu?
- Ở bên kia khu rừng. Cái nhà có ống khói đấy, cứ đẩy cửa là vào được ngay.
Nghe xong, chó sói bỏ cô bé quàng khăn đỏ ở đấy rồi chạy một mạch đến nhà bà ngoại cô bé. Nó đẩy cửa vào vồ lấy bà cụ rồi nuốt chửng ngay vào bụng. Xong xuôi, nó lên
giường nằm đắp chăn giả là bà ngoại ốm.
Lúc cô bé quàng khăn đỏ đến, cô thấy chó sói đắp chăn nằm trên giường, cô tưởng “bà ngoại” bị ốm thật, cô hỏi:
- Bà ơi! Bà ốm đã lâu chưa?
Sói không đáp giả vờ rên hừ… hừ…
- Bà ơi, mẹ cháu bảo mang bánh sang biếu bà.
- Thế à, thế thì bà cám ơn cháu và mẹ cháu. Cháu ngoan quá. Cháu lại đây với bà.
Cô bé quàng khăn đỏ chạy ngay đến cạnh giường, nhưng cô ngạc nhiên lùi lại hỏi;
- Bà ơi! Sao hôm nay tai bà dài thế?
- Tai bà dài để bà nghe cháu nói được rõ hơn Chó sói đáp
- Thế còn mắt bà, sao hôm nay mắt bà to thế?
- Mắt bà to để bà nhìn cháu được rõ hơn.
Chưa tin, cô bé quàng khăn đỏ lại hỏi:
- Thế còn mồm bà, sao hôm nay mồm bà to thế?
- Mồm bà to để bà ăn thịt cháu đấy.
Nói xong, sói nhổm dậy định vồ lấy cô bé. May sao, lúc đó bác hàng xóm chạy sang thấy thế, sẵn cái búa trong tay, bác liền phang ngay vào đầu Sói một cái. Con Sói gian ác vỡ sọ chết ngay. Bác hàng xóm liền lấy dao mổ bụng chó Sói và kịp thời cứu được bà. Thế là cả hai bà cháu đều không việc gì.
Từ dạo ấy, cô bé quàng khăn đỏ không bao giờ dám làm sai lời mẹ dặn.
Cây tre trăm đốt
Nó làm theo y lời dặn, ông dạy nó đọc: "Khắc nhập, khắc nhập" đủ ba lần, thì một trăm khúc tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây trẻ đủ một trăm mắt.
Ngày xưa, có một ông già nhà quê có một cô gái đẹp. Trong nhà phải thuê một đầy tớ trai, ông ta muốn lợi dụng nó làm việc khỏi trả tiền, mới bảo nó rằng: "Mày chịu khó làm ăn với tao rồi tao gả con gái cho".
Người ở mừng lắm, ra sức làm lụng tới khuya không nề hà mệt nhọc. Nó giúp việc được ba năm, nhà ông ta mỗi ngày một giàu có.
Ông nhà giàu không còn nghĩ đến lời hứa cũ nữa, đem con gái gả cho con một nhà phú hộ khác ở trong làng. Sáng hôm sắp đưa dâu, ông chủ gọi đứa ở lên lừa nó một lần nữa, bảo rằng: "Bây giờ mày lên rừng tìm cho ra một cây tre một trăm mắt đem về đây làm đũa ăn cưới, thì tao cho mày lấy con gái tao ngay".
Đứa ở tưởng thật, vác dao đi rừng. Nó kiếm khắp nơi, hết rừng này qua rừng nọ, không tìm đâu thấy có cây tre đủ trăm mắt. Buồn khổ quá, nó ngồi một chỗ ôm mặt khóc. Bỗng thấy có một ông lão râu tóc bạc phơ, tay cầm gậy trúc hiện ra bảo nó: "Tại sao con khóc, hãy nói ta nghe, ta sẽ giúp cho". Nó bèn đem đầu đuôi câu chuyện ông phú hộ hứa gả con gái cho mà kể lại. Ông lão nghe xong, mới bảo rằng: "Con đi chặt đếm đủ trăm cái mắt tre rồi đem lại đây ta bảo".
Nó làm theo y lời dặn, ông dạy nó đọc: "Khắc nhập, khắc nhập" đủ ba lần, thì một trăm khúc tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây trẻ đủ một trăm mắt. Nó mừng quá, định vác về, nhưng cây tre dài quá, vướng không đi được. Ông lão bảo nó đọc: "Khắc xuất, khắc xuất" đúng ba lần thì cây tre trăm mắt lại rời ra ngay từng khúc.
Nó bèn bó cả lại mà gánh về nhà. Đến nơi thấy hai họ đang ăn uống vui vẻ, sắp đến lúc rước dâu, nó mới hay là ông chủ đã lừa nó đem gả con gái cho người ta rồi. Nó không nói gì, đợi lúc nhà trai đốt pháo cưới, bèn đem một trăm khúc tre xếp dài dưới đất, rồi lẩm bẩm đọc: "Khắc nhập, khắc nhập" cho liền lại thành một cây tre trăm mắt, đoạn gọi ông chủ đến bảo là đã tìm ra được, và đòi gả con gái cho nó. Ông chủ lấy làm lạ cầm cây tre lên xem, nó đọc luôn: "Khắc nhập, khắc nhập", thì ông ta bị dính liền ngay vào cây tre, không làm sao gỡ ra được. Ông thông gia thấy vậy chạy đến, định gỡ cho, nó lại đọc luôn: "Khắc nhập, khắc nhập", thì cả ông cũng bị dính theo luôn, không lôi ra được nữa.
Hai họ thấy thế không còn ai dám lại gần nó nữa. Còn hai ông kia không còn biết làm thế nào đành van lạy xin nó thả ra cho. Ông chủ hứa gả con gái cho nó, ông thông gia xin về nhà ngay, nó để cho cả hai thề một hồi rồi nó mới đọc: "Khắc xuất, khắc xuất" thì hai ông rời ngay cây tre, và cây tre cũng rời ra trăm khúc.
Mọi người đều lấy làm khiếp phục đứa ở, ông chủ vội gả con gái cho nó, và từ đó không còn dám khinh thường nó nữa
Sự tích khăn tang
Lần lượt ông đi thăm đủ cả năm cô con gái yêu quý nhưng chẳng đứa nào là không say mê với công việc của nó, chẳng đứa nào quan tâm chăm sóc đến ông như lúc còn ở nhà.
Nhà giàu nhưng lại không con trai, nên bao nhiêu tình thương họ đều dồn vào những cô con gái. Lần lượt năm cô lớn lên, ai nấy đều lập gia đình và đi ở riêng.
Vì các cô lấy chồng xa, nên hai ông bà phú hộ cảm thấy nhớ con quá. Một hôm bà bảo chồng:
- Sắp tới, ông chịu khó trông nhà cửa cho tôi đi thăm chúng một lượt, sau đó tôi lại về trông để ông đi…
- Phải đó – ông đáp – nhưng bà phải đi nhanh nhanh lên mới được, đừng bắt tôi đợi lâu!
- Không được đâu, tôi tính ở lại với các con đứa nào ít nhất cũng một tháng, năm đứa vị chi là năm tháng, còn đi đường tổng cộng độ vài ba chục ngày, như vậy cũng mất ngót nửa năm rồi ông ạ!
- Thôi được, thế thì bà nó đi đi, bà nhớ đừng để cho đứa nào quấn quýt quá rồi ăn dầm nằm dề ở đó làm cho tôi mỏi mòn trông đợi.
Rồi người vợ cùng con hầu ra đi. Nhưng chỉ được vài tháng đã thấy bà trở về, vẻ mặt buồn xo. Thấy thế, ông liền hỏi dồn:
- Cơn cớ làm sao mà bà về nhanh như vậy? Có gặp điều gì khó khăn dọc đường hay không mà vẻ mặt bà không được vui?
Bà phú hộ đáp:
- Chẳng có gì hết, tôi vẫn bình yên, chúng nó đều mạnh khỏe cả. Tôi về sớm là vì tôi muốn ông khỏi trông. Ông cứ đi một lần cho biết.
Thấy vợ nói úp úp mở mở, ông phú hộ chẳng hiểu gì nên cuối cùng cũng sắm sửa hành lý ra đi.
Ông ghé nhà người con gái thứ nhất. Chàng rể tiếp đón niềm nở làm ông hài lòng, nhưng con gái ông lại không được như thế, nó chỉ chuyện trò giả lả được đôi câu rồi quay vào công việc của nó.
Đến khi chồng nó ra đồng trông coi thợ cày cấy, thì con gái ông lúi húi lo việc bếp núc, cha con chẳng có dịp chuyện trò.
Mãi đến gần trưa, ông cảm thấy bụng đói cồn cào, định bảo nó dọn cho mình ăn trước như khi còn ở nhà, nhưng rồi lại nghĩ thầm: “Để xem nó đối đãi với cha nó ra sao cho biết?!”. Ông thấy con gái chờ chồng về mới dọn cơm ra. Chàng rể của ông lúc ấy tuy đã về rồi mà vẫn còn bận một số công việc nên ông phải đợi tiếp. Đến khi thấy quá trưa, con gái ông mới gọi chồng:
- Mình ơi, hãy để đó vào ăn cơm đi, cho ông già ăn với!
Nghe con gái nói thế, ông cảm thấy không được vui. Chiều hôm ấy và liên tiếp những ngày sau cũng vậy. Ông nghiệm ra rằng con gái ông chăm sóc cho chồng nó chứ không phải cho ông: “Thì ra bây giờ nó coi cha nó chẳng ra cái quái gì. Nếu chồng nó không ăn thì có lẽ mình cũng phải ngồi nhịn đói”Ở chơi được ít ngày, thấy con gái không được vồn vã đằm thắm như xưa, ông liền từ giã vợ chồng nó mà đi đến nhà đứa khác xem sao.
Lần này vừa đi ông vừa lẩm bẩm: “Chắc thế nào những đứa sau cũng phải khác chứ, chẳng lẽ đứa nào cũng như vậy cả sao? Vợ chồng ta trông cậy chúng nó rồi đây sẽ chia nhau về phụng dưỡng một khi bố mẹ tuổi già kia mà!”
Nhưng khi đến nơi, ông thấy đứa thứ hai cũng chẳng khác gì đứa đầu. Nghe bố đến thăm cũng tiếp đãi gọi là cho tròn bổn phận rồi lại loay hoay vào công việc nhà chồng, bỏ mặc ông chẳng chút quan tâm.
Lần lượt ông đi thăm đủ cả năm cô con gái yêu quý nhưng chẳng đứa nào là không say mê với công việc của nó, chẳng đứa nào quan tâm chăm sóc đến ông như lúc còn ở nhà. Sau cùng, ông chép miệng:
- Vậy là con gái một khi bước về nhà chồng thì chẳng còn là con mình nữa. Nó xem chồng trọng hơn bố mẹ nó nhiều.
Nghĩ vậy nên ông quày quả trở về. Ông tính lại thời gian thăm con cả đi lẫn về còn ngắn hơn cả bà.
Khi về, ông gọi vợ lại bàn rằng:
- Thế là mấy đứa con gái có cũng như không, chẳng hy vọng gì vào chúng nó đỡ đần mình tuổi già nữa rồi. Bây giờ bà để tôi đi kiếm một đứa con nuôi đặng mai sau nó săn sóc chúng mình lúc mắt lòa chân chậm. Bà nó nghĩ sao?
Vợ phú hộ trả lời:
- Thôi ông ạ! Đừng có đi mà mất công lại nhọc xác. Con đẻ rứt ruột ra mà chúng không đoái không hoài thì con nuôi có làm được gì.
Phú ông liền bảo:
- Trên đời này có kẻ tốt người xấu, đâu phải ai cũng như ai, bà đừng ngại.
- Được rồi, ông cứ đi đi, cố tìm một đứa con ngoan phụng dưỡng, mọi việc ở nhà mặc tôi lo liệu.
Phú hộ bèn đóng vai một ông già nghèo khó rồi ra đi từ làng này đến làng khác, đến đâu ông cũng rao
- Ai mua cha không ? Có ai mua cha thì ra mà mua! Mua ta về làm cha chỉ mất năm quan tiền thôi…
Mọi người nghe ông già rao như vậy thì tưởng ông điên. Có người còn vui miệng nói :
- Mua lão ấy để về nhà mà hầu ư ? và để rồi đây lão ta trăm tuổi qua đời có được đồng nào còn phải lo tống táng nữa sao ? Thà là nuôi một người đầy tớ còn hơn.
Tuy có nghe nhiều lời mỉa mai cười cợt, phú ông vẫn không nản chí, vẫn đi hết xóm này đến ấp kia, miệng rao không ngót:
- Có ai mua cha không này?
Bấy giờ ở làng nọ có hai vợ chồng một nông phu nghèo, nghe có người đi bán mình làm cha, chồng bảo vợ :
- Hai vợ chồng mình mồ côi từ thuở bé, chưa bao giờ được hưởng tình cha con, lại chưa có mụn con nào, thật là buồn. Thôi thì ta mua ông già này về thủ thỉ với nhau khuya sớm cho vui cửa vui nhà.
Thấy vợ bằng lòng, anh chàng chạy ra đón ông già vào và nói :
- Ông định bán bao nhiêu tiền?
- Năm quan không bớt.
Anh chồng liền thưa:
- Thú thật với ông, nhà tôi nghèo quá, muốn mua ông nhưng không sẵn tiền. Vậy ông ngồi chơi để tôi bảo nhà tôi đi vay xem.
Phú hộ ngồi chờ hồi lâu, thấy chị vợ chạy đi một lát rồi lại quay về, nhưng số tiền vay được cùng với tiền nhà gom lại cũng chỉ có hai quan. Anh chồng liền nói:
- Thôi thì ông thông cảm cho, hai ngày nữa mời ông trở lại, chúng tôi sẽ có đủ tiền.
Hai ngày sau, vợ chồng anh nông phu trao tiền cho ông, mời ông vào nhà “cha cha, con con” rất thân tình. Phú hộ thấy đầu tóc người vợ bây giờ biến đi đâu mất liền hỏi:
- Này con ơi, tại sao đầu tóc của vợ con lại cắt cụt đi như vậy ?
Anh chồng tần ngần đáp:
- Chẳng giấu gì cha, nhà con quá nghèo không đủ tiền mua, mà nếu không mua thì ít có dịp nào tốt hơn. Vì vậy, vợ con phải cắt tóc đi bán mới có đủ số tiền năm quan đó.
Từ ngày có người cha nuôi, hai vợ chồng nông phu tỏ ra rất niềm nở và chịu khó chăm sóc hầu hạ ông không biết mệt. Phú ông vẫn không cho biết gốc tích quê quán thật của mình, hằng ngày vẫn cứ ăn no ngủ kỹ, đôi lúc lại kêu váng đầu mỏi lưng, bắt họ phải xoa bóp hoặc tìm thầy chạy thuốc.
Mặc dầu vậy, hai vợ chồng vẫn cơm nước săn sóc không bê trễ. Cứ như vậy được vài tháng sau, nhà họ đã nghèo lại càng mạt thêm.
Hai vợ chồng phai cố gắng làm thêm để nuôi cha, có bữa phải nhịn đói để nhường cơm cho ông già
Tình hình như vậy kéo dài nửa năm, nợ nần của họ chồng chất quá nhiều mà trong nhà gạo tiền đã kiệt. Tuy vậy, họ vẫn không hề lộ vẻ mỏi mệt, cố làm vui lòng cha già.
Một hôm, hai vợ chồng ngủ dậy đã thấy người cha nuôi khăn gói chỉnh tề, ông bảo họ:
- Các con hãy đốt cái nhà này rồi đi theo ta!
Vợ chồng anh nông phu trố mắt nhìn nhau, tưởng ông phát điên, nhưng sau đó lại thấy ông phú hộ giục bảo:
- Làm con thì phải vâng theo cha mẹ, chớ có sai lời. Cha đã bảo các con đi theo cha kiếm ăn thì cứ việc đi, còn cái nhà này ọp ẹp chẳng đáng bao nhiêu đừng tiếc nữa.
Vợ chồng nghe thế thì biết ông nói thật, không dám cãi, đành nhặt nhạnh một vài món đồ buộc thành một gói, rồi châm lửa đốt nhà.
Đi theo ông già, họ thấy ông ban ngày lần hồi xin ăn, tối tối lại vào nhà người xin ngủ nhờ, họ vẫn vâng lời, không chút phân vân.
Ba người đi xin ăn như thế được năm ngày, cuối cùng đến trước một ngôi nhà ngói tường vôi, ông mới vui vẻ bảo họ:
- Các con ơi, đã đến nhà ta rồi!
Bà phú hộ bước ra cổng đón vào, ông tươi cười bảo vợ:
- Bà nó này, đây mới thật là con của chúng ta đấy!
Bấy giờ vợ chồng anh nông phu mới ngớ người ra, biết được cha mẹ nuôi mình là một nhà giàu có.
Phú hộ bảo anh nông phu lấy theo họ mình, và từ đó hai vợ chồng bước vào một cuộc đời sung sướng.
Ít lâu sau, phú hộ lâm bệnh nặng. Biết mình sắp gần đất xa trời, ông bèn làm tờ di chúc để phần lớn gia tài cho đứa con nuôi, đoạn ông gọi vợ đến trối rằng:
- Sau khi tôi chết, bà nhớ đừng cho năm đứa con gái biết tin đấy!
Ông nói tiếp:
- Nếu chúng nó có nghe ai mách mà về đây, chưa biết chừng tôi sẽ “bứt néo” trổi dậy cho mà coi. Việc để tang thì đứa con trai cứ theo cổ tục, cắt tóc, đội mũ, quấn rơm trên đầu để chứng tỏ mình chịu cực chịu khổ với cha mẹ thì thôi cũng được, nhưng đứa con dâu thì bà bảo nó khỏi cắt tóc, vì tôi chưa bao giờ quên được cái việc nó đã hy sinh mái tóc dài của nó để mua cha, vậy nó chỉ cần đội khăn tang là đủ
Nhưng khi khâm liệm cho chồng xong, bà phú hộ vì nặng lòng nên cũng cho người lén báo tin cho năm đứa con gái biết. Khi chúng về, bà đón ở cổng, thuật lại lời trối của cha chúng cho nghe và bảo chúng đừng có vào nhà, kẻo có sự chẳng lành.
Năm đứa con gái hối hận lắm, nhưng việc đã rồi biết làm sao? Khi đưa linh cữu cha, chúng đòi đi đưa cho bằng được. Khuyên can con mãi không xong, cuối cùng bà buộc lòng phải xé cho chúng ngoài khăn tang ra còn thêm mỗi đứa một vuông vải cho chúng che mặt lại để mong linh hồn bố chúng khỏi biết
Từ đó, người ta bắt chước để tang theo cách gia đình này đã làm:
“Con trai cắt tóc vành rơm, mũ mấn, dây lưng chuối như cổ tục, con dâu được miễn cắt tóc, chỉ đội khăn tang, lại miễn cả che mặt. Còn con gái ngoài khăn tang còn có một mảnh vải che mặt.”
Ba sợi tóc vàng của quỷ
Bà lão dỗ dành con quỉ, rồi lại bắt chấy cho nó. Nó lại ngủ và ngáy. Bà nhổ sợi tóc vàng thứ ba của nó.
Ngày xưa, ở một làng kia, có một người đàn bà nghèo sinh được một đứa con trai. Khi nó ra đời, người ta tiên tri là năm mười bốn tuổi, nó sẽ lấy được công chúa. Vào lúc đó, nhà vua vi hành qua làng, không một ai biết. Vua hỏi trong làng có sự gì lạ không, thì dân làng tâu:
- Gần đây có một đứa trẻ mà người ta tiên tri là năm mười bốn tuổi, nó sẽ lấy được công chúa.
Nhà vua vốn độc ác nghe nói như vậy tức lắm, liền đến ngay nhà bố mẹ đứa trẻ, giả vờ thân mật bảo:
- Các bác nghèo khó, hãy giao con cho tôi để tôi chăm sóc nó cho.
Hai vợ chồng nhà kia trước còn từ chối, sau thấy người lạ mặt đưa cho nhiều vàng, nghĩ bụng: “Con mình là đứa tốt số. Như thế lại hay cho nó”, nên cuối cùng bằng lòng trao con.
Vua đặt đứa trẻ vào một cái hòm, cưỡi ngựa tới một chỗ nước sâu, ném hòm xuống, nghĩ thầm: “Thế là con gái ta thoát khỏi tay anh chàng rể bất đắc dĩ này”.
Nhưng cái hòm không chìm, cứ nổi như một chiếc tàu nhỏ, nước không thấm vào một giọt. Hòm trôi lềnh bềnh cách kinh kỳ hai dặm, đến cửa cổng một cối xay thì bị mắc lại. May lúc đó có thằng bé xay bột trông thấy, lấy móc kéo vào. Nó tưởng trong có của, nhưng khi mở ra thì thấy một đứa bé khỏe mạnh, khôi ngô. Nó mang đứa trẻ về cho chủ. Hai vợ chồng này không có con, nên mừng lắm. Họ hết sức chăm sóc, đứa bé hay ăn chóng lớn. Một hôm, tình cờ vua vào nhà xay để tránh mưa. Vua hỏi vợ chồng người xay bột có phải gã thanh niên cao lớn là con trai họ không. Họ đáp:
- Tâu bệ hạ không phải, đó là đứa trẻ nhặt được cách đây mười bốn năm. Nó nằm trong một cái hòm trôi dạt tới cửa cổng, thằng bé xay bột nhà chúng tôi đã vớt nó lên.
Vua nghĩ thầm chắc là đứa bé tốt số mà mình đã vứt xuống nước trước kia, bèn nói:
- Này ta muốn nhờ gã này mang một lá thư đến cho hoàng hậu, có được không? Ta sẽ thưởng cho hai đồng vàng.
Bố mẹ nuôi vâng lệnh bảo gã chuẩn bị đi.
Vua viết thư cho hoàng hậu nói: “Khi gã thanh niên mang thư này đến, thì giết nó ngay và chôn nó đi. Phải thi hành mệnh lệnh này trước khi ta về”.
Chàng thanh niên cầm thư lên đường, nhưng đi lạc đến một khu rừng to. Trong đêm tối, chàng thấy một ánh đèn, lại gần thì là một cái nhà nhỏ. Chàng vào nhà thấy một bà lão ngồi một mình bên bếp lửa. Bà lão thấy chàng, hoảng sợ hỏi:
- Con ở đâu đến? Con đi đâu?
- Con ở nhà xay đến. Con phải mang thư đến cho hoàng hậu, nhưng bị lạc trong rừng. Con muốn xin ngủ lại đêm nay ở đây.
- Tội nghiệp! Con lạc vào nhà kẻ cướp rồi. Chúng về thì chúng sẽ giết con.
- Thôi, muốn ra sao thì ra. Cháu chẳng sợ. Vả lại cháu mệt quá, không đi được nữa đâu.
Chàng nằm lên ghế dài ngủ. Lát sau bọn cướp về, tức giận hỏi gã thanh niên nào ngủ đó.
Bà lão nói:
- Trời ơi! Thằng bé có tội tình gì đâu! Nó lạc vào rừng, tôi thương tình cho nó vào đây. Nó phải mang thư cho hoàng hậu đấy.
Bọn cướp bóc dấu niêm phong thư thấy nói là phải giết ngay người mang thư này. Bọn cướp tuy nhẫn tâm mà cũng động lòng, tên tướng cướp xé tan lá thư đó, viết lá thư khác đại ý nói phải gả công chúa ngay cho chàng thanh niên mang thư này đến. Họ để cho chàng ngủ yên đến sáng. Sáng hôm sau, họ giao thư cho chàng và chỉ đường cho đi. Hoàng hậu nhận được thư, theo lệnh tổ chức đám cưới linh đình, gả công chúa cho chàng tốt số. Chú rể đẹp trai và tốt nết, công chúa sống với chồng hạnh phúc lắm.
Sau đó ít lâu, vua về, thấy lời tiên tri đã thành sự thật, đứa bé tốt số đã lấy con mình, bèn nói:
- Chẳng hiểu sao lại thế, trong thư ta ra lệnh khác cơ mà.
Hoàng hậu lấy thư đưa vua xem. Vua thấy thư đã bị đánh tráo, bèn hỏi con rể thư cũ đâu, sao lại đánh tráo thư khác. Chàng đáp:
- Tâu bệ hạ, con không biết. Chắc ban đêm con ngủ trong rừng, thư đã bị đánh tráo.
Vua tức giận nói:
- Như thế không ổn. Muốn lấy con ta thì phải xuống âm phủ nhổ ba sợi tóc vàng của con quỉ đem về nộp ta. Nếu người làm nổi thì vẫn được phép làm chồng con ta.
Vua định làm như thế để tống khứ chàng thanh niên đi. Nhưng chàng đáp:
- Con không sợ quỉ, con sẽ lấy được tóc vàng về.
Chàng bèn cáo từ vua ra đi. Khi chàng đến một thành phố lớn, lính canh hỏi chàng làm
nghề gì và biết những gì. Chàng đáp:
- Gì cũng biết.
Lính canh nói:
- Thế anh bảo giùm chúng tôi tại sao giếng ở chợ chúng tôi trước kia luôn chảy ra rượu vang, mà nay lại cạn hẳn đi, đến một giọt nước cũng không còn.
Chàng nói:
- Chờ khi tôi về, tôi sẽ bảo cho biết.
Chàng lại đi, đến một thành phố khác. Lính canh cũng hỏi chàng làm nghề gì và biết những gì. Chàng lại đáp:
- Gì cũng biết.
Lính canh nói:
- Thế anh bảo giùm chúng tôi biết tại sao trong thành chúng tôi có cây táo trước kia ra quả vàng mà nay đến một chiếc lá cũng không còn?
Chàng lại đáp:
- Chờ tôi về, tôi sẽ cho biết.
Chàng lại đi, đến một con sông lớn. Người lái đò hỏi chàng làm nghề gì và biết những gì.
Chàng đáp:
- Gì cũng biết.
Người lái đò nói:
- Thế anh bảo giùm tôi biết tại sao tôi cứ phải chở đò qua lại trên khúc sông này không có ai thay.
Chàng đáp:
- Để khi trở về tôi sẽ bảo cho biết.
Qua sông đến bến, chàng thấy cửa âm phủ tối om, ám khói. Con quỉ đi vắng. Ở nhà chỉ có một bà già ngồi trong một chiếc ghế bành rộng. Bà không có vẻ ác. Bà hỏi:
- Cháu muốn gì?
- Cháu muốn lấy ba sợi tóc của con quỉ, nếu không thì mất vợ.
- Kể thì quá đấy. Nếu con quỉ về mà thấy cháu ở đây thì chắc chắn là cháu mất đầu. Nhưng thôi, ta thương hại cháu, để xem có cách nào giúp cháu không.
Bà làm phép cho chàng biến ra kiến và bảo:
- Cháu hãy bò vào trong áo ta thì mới toàn tính mệnh được.
- Vâng, quí hóa quá, nhưng con còn muốn biết ba điều: “Một là tại sao giếng nước trước kia chảy ra rượu vang, nay bỗng cạn hẳn, không còn một giọt nước? Hai là tại sao cây táo kia trước có quả táo vàng mà giờ không có đến một cái lá? Ba là tại sao bác lái đò kia cứ phải chở đò mãi, không có ai thay”.
Bà già nói:
- Ba câu hỏi này khó thật, nhưng cháu cứ yên tâm, lắng tai nghe con quỉ nói khi ta nhổ ba sợi tóc vàng của nó nhé.
Đến tối con quỉ về nhà. Vừa vào cửa, nó đã ngờ ngợ thấy mùi gì lạ. Nó nói:
- Quái, ta ngửi như có mùi thịt người ở đây, có phải không?
Bà lão chế nó:
- Tôi vừa quét dọn ngăn nắp, bây giờ anh lại lục tung cả ra. Lúc nào mũi anh cũng chỉ ngửi thấy mùi thịt người. Thôi ngồi xuống ăn đi.
Ăn uống xong, con quỉ thấy mền mệt, tựa đầu vào gối bà già và bảo bà bắt chấy cho. Được một lát, nó thiu thiu ngủ rồi ngáy khò khò. Bà già nhổ một sợi tóc vàng của nó, để bên mình. Con quỉ hỏi:
- Ái chà, bà làm gì thế?
Bà lão nói:
- Tôi mộng thấy sự không lành, nên tôi đã nắm tóc anh đấy.
Con quỉ hỏi:
- Bà mộng thấy gì?
- Tôi nằm mộng thấy giếng ở chợ trước kia thường chảy ra rượu vang, nay cạn hẳn, đến một giọt nước cũng không còn? Tại sao thế?
Con quỉ đáp:
- Chà! Nếu biết thì đã chẳng nên chuyện. Dưới tảng đá ở đáy giếng có một con cóc. Đem giết nó đi thì rượu vang lại chảy ra.
Bà lão lại bắt chấy cho con quỉ. Quỉ lại ngủ, ngáy rung cả cửa kính. Bà già lại nhổ một sợi tóc nữa. Quỉ cáu, nói:
- Ô hay, làm gì thế?
Bà lão đáp:
- Anh đừng giận nhé, tôi lại mộng đấy mà.
- Lại mộng gì nữa thế?
- Tôi thấy ở một nước nọ có một cây táo trước kia thường vẫn ra quả vàng mà nay đến một cái là cũng chẳng còn. Tại sao thế?
- Chà! Nếu biết thì đã chẳng nên chuyện. Có một con chuột nhắt gặm rễ cây. Giết nó đi thì cây lại ra quả vàng. Nếu để chuột gặm mãi thì cây đến chết mất. Nhưng thôi, đừng có mơ mộng gì nữa nhé, để cho tôi ngủ yên, nếu còn làm tôi thức giấc, tôi sẽ tát cho đấy.
Bà lão dỗ dành con quỉ, rồi lại bắt chấy cho nó. Nó lại ngủ và ngáy. Bà nhổ sợi tóc vàng thứ ba của nó. Con quỉ chồm dậy, kêu lên và toan đánh bà, nhưng bà lại nói ngọt rằng:
- Khốn nỗi cứ mộng mãi thì biết làm thế nào?
Con quỉ tò mò hỏi:
- Bà còn mộng thấy gì nữa?
- Tôi chiêm bao thấy có một người lái đò than phiền là cứ phải chở đò qua lại mãi mà không có người thay. Tại sao thế?
Quỉ đáp:
- Ngốc quá. Nếu có ai muốn qua sông, thì hắn chỉ việc trao mái chèo cho người ấy là thoát, và người kia sẽ chở đò thay hắn thôi.
Sau khi đã nhổ ba sợi tóc vàng của con quỉ và đã được nghe nó trả lời ba lần, bà già để cho nó ngủ đến sáng. Con quỉ bước chân ra khỏi cửa, thì bà liền bắt con kiến ở trong
nếp áo bà ra, hóa phép biến nó lại thành người. Bà lão nói:
- Đây ba sợi tóc vàng đây, còn ba câu trả lời của con quỉ thì cháu nghe được rõ rồi chứ?
Chàng đáp:
- Vâng, cháu đã nghe rõ rồi, cháu sẽ nhớ kỹ.
Bà lão bảo:
- Thôi thế mày thoát rồi nhé. Lên đường về được rồi đấy.
Chàng cảm ơn bà lão đã giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn. Chàng đi khỏi âm phủ, Trong lòng phấn khởi vì mọi việc đều được như ý.
Chàng gặp bác lái đò, bác xin chàng giải đáp cho như chàng đã hứa. Chàng tốt số nói:
- Bác hãy chở tôi sang bờ bên kia, tôi sẽ bảo bác cách giải thoát.
Tới bờ, chàng cho bác biết câu trả lời của con quỉ:
- Nếu có người muốn qua sông thì bác chỉ việc đặt mái chèo vào tay người ấy rồi đi.
Chàng lại lên đường, đến thành phố có cây trụi quả. Lính canh cũng đang chờ chàng giải đáp. Chàng nhắc lại lời của con quỉ:
- Giết con chuột nhắt gặm rễ cây đi, thì cây lại ra quả táo vàng.
Họ cám ơn chàng và biếu chàng hai con lừa tải nặng vàng. Sau cùng, chàng đến thành phố có giếng cạn. Chàng cũng nhắc lại lời con quỉ:
- Có một con cóc ngồi dưới hòn đá ở đáy giếng, phải tìm nó giết đi, thì rượu vang lại chảy ra nhiều.
Lính canh cảm ơn chàng và cũng tặng chàng hai con la trở nặng vàng.
Chàng về tới nhà; vợ chàng vui mừng khôn xiết, vì lại trông thấy mặt chồng và thấy chồng đi gặp được mọi việc đều như ý. Chàng dâng vua ba sợi tóc vàng của con quỉ. Vua thấy bốn con la tải nặng vàng, mừng lắm, nói:
- Nay con đã làm xong mọi việc ta giao cho, thì con vẫn được lấy con gái ta. Này con, con lấy đâu ra nhiều vàng thế? Thật là một kho tàng vô giá!
- Con lấy ở bên kia sông, đó là cát trên bờ.
Vua tham lam, hỏi:
- Ta có lấy được không?
Chàng rể đáp:
- Bẩm muốn lấy bao nhiêu cũng được ạ. Bệ hạ bảo người chở đò đưa sang bờ bên kia thì tha hồ lấy.
Ông vua tham lam kia vội lên đường ngay. Đến bờ sông, vua ra hiệu cho bác chở đò đưa qua sông. Người lái đò mời vua xuống thuyền. Khi sang đến bờ bên kia, bác đặt mái chèo vào tay vua rồi nhảy lên bờ. Thế là ông vua, vì tham của mà chịu tội thành anh lái đò.
- Thế vua còn chèo đò nữa không?
- Sao! Thì đã có ai cầm mái chèo cho nhà vua đâu!
Đôi bạn nhỏ
Vịt xuống ao mò ốc, gà trên bãi cỏ tìm giun. Bỗng một con Cáo xuất hiện, nó đuổi bắt gà con.
Có hai bạn Gà con và Vịt con rủ nhau đi kiếm ăn.
Vịt xuống ao mò ốc, gà trên bãi cỏ tìm giun. Bổng một con Cáo xuất hiện, nó đuổi bắt gà con. Sợ quá Gà con kêu thất thanh
- Chiếp chiếp ! cứu tôi với, cứu tôi với
Nghe tiếng Gà con kêu cứu Vịt bơi thật nhanh vào bờ Vịt kêu bạn
- Vít vít ! vịt đây vịt đây
Thế là Gà leo lên lưng Vịt ,Vịt cỏng bạn Gà bơi ra xa,con Cáo không bắt được Gà con nó đành bỏ đi.Gà con và vịt con vui sướng cất tiếng hát
- Lá là la ,ta đã bơi ra xa.Ê con Cáo già con Cáo ác
Cô bé bán diêm
Đêm giáng sinh năm ấy trời thật lạnh. Đã mấy ngày liền tuyết rơi liên miên, như hối hả điểm trang cho thành phố vẻ thánh khiết để đón mừng ngày kỷ niệm Chúa Cứu Thế ra đời... Em bé tay ôm bao giấy đầy những hộp diêm, vừa đi vừa cất giọng rao mời. Lạnh thế mà bé phải lê đôi chân trần trên hè phố. Đôi dép cũ rích của bé sáng nay bị lũ nhóc ngoài phố nghịch ngợm dấu đi mất. Trời lạnh như cắt. Hai bàn chân của bé sưng tím cả lên. Bé cố lê từng bước sát dưới mái hiên cho đỡ lạnh, thỉnh thoảng đôi mắt ngây thơ ngước nhìn đám đông hờ hững qua lại, nửa van xin, nửa ngại ngùng. Không hiểu sao bé chỉ bán có một xu một hộp diêm như mọi ngày mà đêm nay không ai thèm hỏi đến.
Càng về đêm, trời càng lạnh. Tuyết vẫn cứ rơi đều trên hè phố. Bé bán diêm thấy người mệt lả. Đôi bàn chân bây giờ tê cứng, không còn chút cảm giác. Bé thèm được về nhà nằm cuộn mình trên chiếc giường tồi tàn trong góc để ngủ một giấc cho quên đói, quên lạnh. Nhưng nghĩ đến những lời đay nghiến, những lằn roi vun vút của người mẹ ghẻ, bé rùng mình hối hả bước mau. Được một lát, bé bắt đầu dán mắt vào những ngôi nhà hai bên đường. Nhà nào cũng vui vẻ, ấm cúng và trang hoàng rực rỡ. Chỗ thì đèn màu nhấp nháy, chỗ có cây giáng sinh với những quà bánh đầy mầu. Có nhà dọn lên bàn gà tây, rượu, bánh trái trông thật ngon lành. Bất giác bé nuốt nước miếng, mắt hoa lên, tay chân run bần bật, bé thấy mình lạnh và đói hơn bao giờ hết. Đưa tay lên ôm mặt, bé thất thểu bước đi trong tiếng nhạc giáng sinh văng vẳng khắp nơi và mọi người thản nhiên, vui vẻ, sung sướng mừng Chúa ra đời...
Suốt ngày em chẳng bán được gì cả và chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh. Em bé đáng thương, bụng đói cật rét, vẫn lang thang trên đường. Bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành từng búp trên lưng em, em cũng không để ý.
Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Chả là đêm giao thừa mà ! Em tưởng nhớ lại năm xưa, khi bà nội hiền hậu của em còn sống, em cũng được đón giao thừa ở nhà. Nhưng thần chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tán và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân leo quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắc nhiếc, chửi rủa.
Em ngồi nép trong một góc tường, giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi lại một chút.
Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em càng thấy rét buốt hơn.
Tuy nhiên em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào đem về; nhất định là cha em sẽ đánh em. Vả lại ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác, sát mái nhà và, mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở trên vách, gió vẫn thổi rít vào trong nhà. Lúc này đôi bàn tay em đã cứng đờ ra.
Chà ! Giá quẹt một que diêm lên mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que diêm. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biếc đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.
Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà ! Ánh sáng kỳ diệu làm sao ! Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng. Thật là dễ chịu!
Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, cái ngón cái nóng bỏng lên. Chà ! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!
Em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất. Em ngồi đó, tay cầm que diêm đã tàn hẳn. Em bần thần cả người và chợt nghĩ ra rằng cha em đã giao cho em đi bán diêm; đêm nay, về nhà thế nào cũng bị cha mắng.
Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên. Bức tường như biến thành một tấm rèm bằng vải màn. Em nhìn thấu tận trong nhà. Bàn ăn đã dọn, khăn trải trắng tinh, trên bàn bày toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kỳ diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi dĩa và mang cả dao ăn, phóng sết, cắm trên lưng, tiến về phía em bé.
Rồi... que diêm vụt tắt; trước mặt em chỉ còn là những bức tường dầy đặc và lạnh lẽo.
Thực tế đã thay thế cho mộng mị: chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, mà chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu và mất ngừơi khách qua đường quần áo ấm áp vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm. Em quẹt que diêm thứ ba. Bỗng em thấy hiện ra một cây thông Noel. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng, hiện ra trước mắt em bé. Em với đôi tay về phía cây... nhưng diêm tắt. Tất cả những ngọn nến bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời.
- Chắc hẳn có ai vừa chết, em bé tự nhủ, vì bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu, trước đây thường nói rằng: "Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với thượng đế". Em quẹt một que diêm nữa vào tường, một ánh sáng xanh tỏa ra xung quanh và em bé nhìn thấy rõ ràng là bà em đang mỉm cười với em.
- Bà ơi ! Em bé reo lên, cho cháu đi với ! Cháu biết rằng diêm tắt thì bà cũng biến đi mất như lò sưởi, ngỗng quay và cây Noel ban nãy, nhưng xin bà đừng bỏ cháu ở nơi này; trước kia, khi bà chưa về với thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao ! Dạo ấy bà đã từng nhủ cháu rằng nếu cháu ngoan ngoãn cháu sẽ được gặp lại bà; bà ơi! cháu van bà, bà xin với Thượng Đế chí nhân cho cháu về với bà. Chắc Người không từ chối đâu.
Que diêm tắt phụt và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biết mất.
Thế là em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao. Em muốn níu bà em lại ! Diêm nối nhau chiếu sáng như giữa ban ngày. Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa. Họ đã về với Thuợng đế.
Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ kín mặt đất, nhưng mặt trời lên, trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh nhợt. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà.
Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy, ở một xó tường người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giáng sinh. Ngày mồng một đầu năm hiện lên trên tử thi em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Mọi người bảo nhau: "Chắc nó muốn sưởi cho ấm!." Nhưng chẳng ai biết những cái kỳ diệu em đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.
Sọ Dừa
Ngày xưa, có hai vợ chồng một lão nông nghèo đi ở cho nhà một phú ông. . Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng đã ngoài năm mươi tuổi mà chưa có lấy một mụn con.
Một hôm, người vợ vào rừng lấy củi. Trời nắng to, khát nước quá, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước mưa, bà bèn bưng lên uống. Thế rồi, về nhà, bà có mang.
ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy, cứ tròn lông lốc như một quả dừa. Bà buồn, toan vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo.
- Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp. Bà lão thương tình để lại nuôi rồi đặt tên cho cậu là Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa vẫn thế, cứ lăn lông lốc chẳng làm được việc gì. Bà mẹ lấy làm phiền lòng lắm. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ đến chăn bò cho nhà phú ông.
Nghe nói đến Sọ Dừa, phú ông ngần ngại. Nhưng nghĩ: nuôi nó thì ít tốn cơm, công sá lại chẳng đáng là bao, phú ông đồng ý. Chẳng ngờ cậu chăn bò rất giỏi. Ngày ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về nhà. Cả đàn bò, con nào con nấy cứ no căng. Phú ông lấy làm mừng lắm!
Sọ Dừa chăn bò cho phú ông
Vào ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm hết cả, phú ông bèn sai ba cô con gái thay phiên nhau đem cơm cho Sọ Dừa. Trong những lần như thế, hai cô chị kiêu kì, ác nghiệt thường hắt hủi Sọ Dừa, chỉ có cô em vốn tính thương người là đối đãi với Sọ Dừa tử tế.
Một hôm đến phiên cô út mang cơm cho Sọ Dừa. Mới đến chân núi, cô bỗng nghe thấy tiếng sáo véo von. Rón rén bước lên cô nhìn thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đang ngồi trên chiếc võng đào thổi sáo cho đàn bò gặm cỏ. Thế nhưng vừa mới đứng lên, tất cả đã biến mất tăm, chỉ thấy Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy. Nhiều lần như vậy, cô út biết Sọ Dừa không phải người thường, bèn đem lòng yêu quý.
Đến cuối mùa ở thuê, Sọ Dừa về nhà giục mẹ đến hỏi con gái phú ông về làm vợ. Bà lão thấy vậy tỏ ra vô cùng sửng sốt, nhưng thấy con năn nỉ mãi, bà cũng chiều lòng.
Thấy mẹ Sọ Dừa mang cau đến dạm, phú ông cười mỉa mai:
- Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây.
Bà lão đành ra về, nghĩ là phải thôi hẳn việc lấy vợ cho con. Chẳng ngờ, đúng ngày hẹn, bỗng dưng trong nhà có đầy đủ mọi sính lễ, lại có cả gia nhân ở dưới nhà chạy lên khiêng lễ vật sang nhà của phú ông. Phú ông hoa cả mắt lúng túng gọi ba cô con gái ra hỏi ý. Hai cô chị bĩu môi chê bai Sọ Dừa xấu xí rồi ngúng nguẩy đi vào, chỉ có cô út là cúi đầu e lệ tỏ ý bằng lòng.
Trong ngày cưới, Sọ Dừa cho bày cỗ thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. Lúc rước dâu, chẳng ai thấy Sọ Dừa trọc lốc, xấu xí đâu chỉ thấy một chàng trai khôi ngô tuấn tú đứng bên cô út. Mọi người thấy vậy đều cảm thấy sửng sốt và mừng rỡ, còn hai cô chị thì vừa tiếc lại vừa ghen tức.
Từ ngày ấy, hai vợ chồng Sọ Dừa sống với nhau rất hạnh phúc. Không những thế, Sọ Dừa còn tỏ ra rất thông minh. Chàng ngày đêm miệt mài đèn sách và quả nhiên năm ấy, Sọ Dừa đỗ trạng nguyên. Thế nhưng cũng lại chẳng bao lâu sau, Sọ Dừa được vua sai đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà nói là để hộ thân.
Ganh tị với cô em, hai cô chị sinh lòng ghen ghét rắp tâm hại em để thay làm bà trạng. Nhân quan trạng đi vắng, hai chị sang rủ cô út chèo thuyền ra biển rồi cứ thế lừa đẩy cô em xuống nước. Cô út bị cá kình nuốt chửng, nhưng may có con dao mà thoát chết. Cô dạt vào một hòn đảo, lấy dao khoét bụng cá chui ra, đánh đá lấy lửa nướng thịt cá ăn. Sống được ít ngày trên đảo, hai quả trứng gà cũng kịp nở thành một đôi gà đẹp để làm bạn cùng cô út.
Một hôm có chiếc thuyền đi qua đảo, con gà trống nhìn thấy bèn gáy to:
ò… ó… o
Phải thuyền quan trạng rước cô tôi về.
Quan cho thuyền vào xem, chẳng ngờ đó chính là vợ mình. Hai vợ chồng gặp nhau, mừng mừng tủi tủi. Đưa vợ về nhà, quan trạng mở tiệc mừng mời bà con đến chia vui, nhưng lại giấu vợ trong nhà không cho ai biết. Hai cô chị thấy thế khấp khởi mừng thầm, tranh nhau kể chuyện cô em rủi ro ra chiều thương tiếc lắm. Quan trạng không nói gì, tiệc xong mới cho gọi vợ ra. Hai cô chị nhìn thấy cô em thì xấu hổ quá, lén bỏ ra về rồi từ đó bỏ đi biệt xứ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ truyện cổ tích dành cho học sinh lớp 1. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.