Bộ đề thi HSG môn Địa lý 10 năm 2021 - Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ có đáp án

SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

HOÀNG VĂN THỤ

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ 10

Năm học: 2020-2021

Thời gian: 180 phút

1. ĐỀ 1

Câu 1:

a. Thế nào là tỉ lệ số của bản đồ?  Trên thực tế đường biên giới nước ta ở đất liền dài 4550km, trên bản đồ hành chính Việt Nam dài 100 cm. Tính tỉ lệ bản đồ trên.

b. Phân tích tác động của lực côriôlit đến dòng biển và hoàn lưu khí quyển.

Câu 2:

a. Con người xác định cấu trúc của Trái đất bằng cách nào?

b. Trên Trái đất có những vòng đai nhiệt nào? Giữa vòng đai nhiệt và vòng đai địa lí có mối quan hệ với nhau như thế nào?

Câu 3:

a. Chu kì Saros của thủy triều là gì?

b. Vì sao sinh vật và đất có sự phân bố theo đới?

Câu 4:

a. Tìm biểu hiện của quy luật địa đới thông qua thành phần địa hình và thủy văn

b. Đô thị và đô thị hóa khác nhau như thế nào?

Câu 5:

a. Phân loại các nguồn lực phát triển kinh tế. Nêu mối quan hệ giữa các nguồn lực.

b. Phân biệt vai trò và đặc điểm cây lương thực và cây công nghiệp

Câu 6:

a. Hãy nêu vai trò của ngành công nghiệp điện tử - tin học. Ngành công nghiệp này chế tạo những sản phẩm gì?

b. Tại sao sự phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới lại phản ánh khá rõ sự phân bố công nghiệp ở các nước, các châu lục?

Câu 7:

a. So sánh sự khác biệt giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo.

b. Cho BSL sau: Sản lượng lương thực năm 2000 (đơn vị: triệu tấn)

Nước

Tổng sản lượng lương thực

Trong đó

Lúa mì

Lúa gạo

Ngô

Các loại khác

Ấn Độ

280

78

98

42

62

Hoa Kì

390

97

12

242

39

 

 So sánh cơ cấu lương thực của 2 quốc gia trên và giải thích sự khác biệt trong cơ cấu đó.

ĐÁP ÁN

CÂU

PHẦN

NỘI DUNG

1

 

 

 

a.

- Tỉ lệ số của bản đồ: Là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách ngoài thực tế.

-  Đổi: 4550km = 455.000.000cm

Tỉ lệ bản đồ là:

 100: 455.000.000 = 1: 4.550.000

 

b

Tác động của lực côriôlit đến dòng biển và hoàn lưu khí quyển.

- Đến dòng biển: tác động trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua gió) đến hướng chảy của các dòng biển

+ Những dòng biển chảy từ XĐ về phía bắc đều bị lệch sang phía đông và chảy theo hướng Tây nam – đông bắc

+ Những dòng chảy từ XĐ về phía Nam càng chảy về nam càng lệch về phía Đông, tới vĩ tuyến 400- 500N thì lệch hẳn về phía Đông

+ Các dòng chảy từ phía Đông về phía Tây dọc xích đạo ở các đại dương, càng về phía tây càng tỏa rộng ra. Phần trên XĐ, các nhánh bị lệch về phải, chảy lên phía Bắc. Phần dưới XĐ, lệch về trái, rẽ xuống phía Nam

- Đến hoàn lưu khí quyển: ảnh hưởng đến hướng chuyển động của các khối khí hình thành các hướng gió khác nhau

+ Không khí ở xđ bị đốt nóng, nở ra bay cao lên,, chuyển động về hai cực bị lệch về phía đông  so với hướng chuyển động ban đầu. Tới 300-350, các dòng khí song song với vĩ tuyến, bị lạnh hẳn, hạ xuống hình thánh đai áp cao cận nhiệt đới

+ Gió được hình thành do sự chênh lệch khí áp từ hai khu áp cao cận nhiệt về phía xđ và 2 cực:

. Gió từ xđ thổi theo hướng đông bắc ở BBC và đông nam ở bán cầu nam (Tín phong hay Mậu dịch)

. Gió từ áp cao cận nhiệt về phía cực bị lực cô ri ô lit làm lệch hướng, lên tới các vĩ độ 450- 500 hầu như thổi theo hướng Tây (gió Tây ôn đới)

.Gió từ áp cao cực về phía XĐ, tới vĩ độ dưới 650 lệch hướng thổi từ đông sang tây (gió Đông cực)

2

 

 

 

a

Con người xác định cấu trúc của Trái đất bằng phương pháp địa chấn. PP này xác định được trạng thái của môi trường bên trong TĐ nhờ sóng địa chấn:

- Sóng chỉ có thể truyền qua vật chất ở thể rắn

- Sóng không truyền qua vật chất thể lỏng và thể khí

=> từ đó gián tiếp suy ra cấu tạo TĐ không đồng nhất, gồm nhiều lớp vật chất khác nhau về trạng thái và tỉ trọng

 

b

- Do góc nhập xạ giảm khi đi từ xích đạo về hai cực, nhiệt độ giảm theo => sự phân bố nhiệt có tính đới, gồm 5 vòng đai nhiệt:

+ Vòng đai nóng: giữa hai chí tuyến Bắc và Nam

+ Hai vòng đai ôn hòa: giữa chí tuyến và vòng cực

+ Hai vòng đai lạnh: nằm giữa vòng cực và cực

 

- Do ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác: sự phân bố lục địa, đại dương, dòng biển nóng, lạnh nên chí tuyến và vòng cực không được xem là giới hạn tự nhiên của các vòng đai nhiệt. Do vậy sự phân bố các vòng đai dựa vào cơ sở các đường đẳng nhiệt năm. Cụ thể:

+ Vòng đai nóng: giữa hai đường đẳng nhiệt năm 200 C của bán cầu Bắc và bán cầu Nam, tức là trong khoảng giữa vĩ độ 300 Bắc và Nam.

+ Hai vòng đai ôn hòa: giữa đường đẳng nhiệt + 200 và + 100 của tháng nóng nhất.

+ Hai vòng đai lạnh:

 

- Mối quan hệ giữa vòng đai nhiệt và vòng đai địa lí:

Vòng đai nhiệt là cơ sở của các vòng đai địa lí. Dựa vào chế độ nhiệt ẩm, người ta chia ra 7 vòng đai địa lí. Ranh giới của các vòng đai nhiệt không trùng với ranh giới vòng đai địa lí:

+ Xích đạo

+ Cận xích đạo

+ Nhiệt đới

+ Cận nhiệt đới

+ Ôn đới

+ Cận cực

+ Cực

3

 

 

 

a

Chu kì Saros của thủy triều : Nếu vào ngày viễn nhật mà 3 thiên thể ở vị trí vuông góc với nhau thì dao động thủy triều nhỏ nhất. Nếu vào ngày cận nhật mà 3 thiên thể ở vị trí thẳng hàng thì dao động thủy triều lớn nhất. Hiện tượng này xảy ra trong chu kì khoảng 18,16 năm (được gọi là chu kì Saros.)

 

b

Sinh vật và đất có sự phân bố theo đới:

- 2 thành phần này phụ thuộc vào sự thay đổi của các yếu tố khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng

- Do Trái đất hình cầu, ở mỗi vành đai vĩ độ khác nhau nhận được lượng ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thay đổi theo xu hướng giảm dần từ xích đạo về 2 cực=> tạo thành các đới khí hậu khác nhau

- Tại các đới khí hậu khác nhau, quá trình hình thành các loại đất khác nhau, từ đó ảnh hưởng tới đặc điểm sinh thái của các loài sinh vật

4

 

 

 

a

Biểu hiện của quy luật địa đới thông qua thành phần địa hình và thủy văn:

- Địa hình:

+ Đới nóng: địa hình caxto, địa hình bồi tụ do sông

+ Đới cận nhiệt: địa hình bồi tụ do gió (cồn cát trong các hoang mạc)

+ Đới ôn hòa, đới lạnh: địa hình fio, địa hình băng hà khác

- Thủy văn: thể hiện qua chế độ mùa của nước sông

+ Đới nóng: mùa hè trùng với mùa lũ, mùa đông khô ít mưa trùng với mùa cạn

+ Đới ôn hòa, lạnh: mùa xuân là mùa lũ do băng tuyết tan

 

b

Sự khác nhau của đô thị và đô thị hóa:

* Khái niệm:

- Đô thị: là một hệ thống các điểm dân cư, mà ở đó có sự tập trung dân cư với các hoạt động sản xuất chủ yếu là phi nông nghiệp và có cơ cấu hạ tầng đặc biệt để phục vụ cho sản xuất và đời sống.

- Đô thị hóa: là sự phát triển hệ thống thành phố và nâng cao vai trò của nó trong đời sống kinh tế xã hội cũng như tăng tỉ trọng của dân số đô thị ở các nước, các vùng và trên toàn thế giới. Đó cũng là sự tập trung dân cư trong các thành phố lớn và cực lớn, sự phổ biến rộng rãi lối sống thành thị trong toàn bộ mạng lưới các điểm dân cư. một quá trình kinh tế - xã hội, nó được thể hiện thông qua quá trình chuyển dịch các hoạt động của dân cư từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp sang lĩnh vực sản xuất công nghiệp hoặc dịch vụ. Từ đó diễn ra sự chuyển dịch các điểm dân cư nông thôn sang các điểm dân cư đô thị với quy mô khác nhau.

 

* Đặc điểm:

- Đô thị: Là nơi cư trú của hơn 3 tỉ người, chiếm 48% dân số thế giới, 70% GDP

- Đô thị hóa: 3 đặc điểm chính (yêu cầu trình bày khái quát

{-- Nội dung đáp án câu 5 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

6

 

 

 

a

*Vai trò của ngành công nghiệp điện tử - tin học:

  • Là ngành công nghiệp trẻ, được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước
  • Là thước đo trình độ phát triển kinh tế- kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới

* Ngành công nghiệp này chế tạo những sản phẩm :

+ Máy tính: thiết bị công nghệ, phần mềm

+ Thiết bị điện tử: linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch

+ Điện tử tiêu dùng: ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa

+ Thiết bị viễn thông: máy fax, điện thoại

 

b

Sự phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới phản ánh khá rõ sự phân bố công nghiệp ở các nước, các châu lục:

- Đường sắt ra đời đáp ứng nhu cầu vận chuyển nguyên, nhiên liệu, sản phẩm của nền công nghiệp TBCN

- Các quốc gia phát triển công nghiệp đều chú trọng mở rộng mạng lưới đường sắt, các nước còn lại không có điều kiện để phát triển đường sắt:

+ Châu Âu và các vùng phía Đông Hoa Kì có mạng lưới đường sắt dày đặc, đường ray khổ tiêu chuẩn và là các tuyến đường đôi

+ Các nước đang và chậm phát triển: các tuyến đường sắt đều ngắn, thường nối cảng biển với những nơi khai thác tài nguyên nằm trong nội địa, đường ray thường có khổ trung bình, là các tuyến đường đơn (châu Phi, Nam Mĩ, ...)

7

 

 

 

a

So sánh sự khác biệt giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo:

- Về nguồn gốc:

+ Môi trường tự nhiên: từ tự nhiên

+ Môi trường nhân tạo: từ con người

- Sự phát triển của môi trường tuân theo quy luật:

+ Môi trường tự nhiên: Vừa tuân theo quy luật tự nhiên vừa bị chi phối bởi quy luật xã hội

+ Môi trường nhân tạo: Tuân theo quy luật xã hội

 

b

- Xử lí số liệu: cơ cấu lương thực (%)

Nước

Tổng

Trong đó

Lúa mì

Lúa gạo

Ngô

Các loại khác

Ấn Độ

100

27,9

35

15

22,1

Hoa Kì

100

24,9

3,1

62,1

9,9

 

- So sánh cơ cấu lương thực của 2 quốc gia trên và giải thích sự khác biệt trong cơ cấu đó:

* So sánh:

  • Giống nhau: Cả 2 quốc gia đều có đầy đủ các loại lương thực trong cơ cấu
  • Khác nhau:

+ Ấn Độ: Lúa gạo chiếm tỉ trọng lớn nhất  (35%), sau đến lúa mì (27,9%)

+ Hoa Kì: Ngô chiếm tỉ trọng lớn nhất (62,1%), sau đến lúa mì (24,9%), lúa gạo chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ (3,1%)

* Giải thích:

- 2 quốc gia có diện tích rộng lớn, khí hậu phân hóa đa dạng thích hợp trồng nhiều loại cây lương thực

- Ấn Độ trồng nhiều lúa gạo do là quốc gia đới nóng, chịu ảnh hưởng của gió mùa nên có lượng mưa lớn phù hợp với đặc điểm sinh thái của cây lúa gạo. Diện tích núi cao khiến cho Ấn Độ trồng được cả lúa mì

- Hoa Kì: khí hậu khô, thích hợp trồng cây ngô, và cây lúa mì đặc trưng vùng ôn đới. Khí hậu ở đây không thích hợp trồng lúa gạo như Ấn Độ

2. ĐỀ 2

Câu 1:

a) Em hãy vẽ mạng lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu phương vị ngang và cho biết đặc điểm sai số của các địa điểm trên địa cầu

b) Tính giờ và ngày của các địa điểm sau:

TP.Hồ Chí Minh

(múi số 7)

Luân Đôn

(múi số 19)

Tôkiô

(múi số 9)

Oasintơn

(múi số19)

Niu Đêli

( múi số 5)

12 giờ

Ngày 23-12-2010

 

 

 

 

 

Câu 2:

a) Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung: Ngoại lực

b) Nêu tên các kiểu khí hậu của các địa điểm sau:

Địa điểm A:

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Nhiệt độ (0C)

27,8

28,0

27,5

26,4

25,6

24,4

23,6

23,6

23,9

25,0

26,1

27,2

Lượng mưa (mm)

65

62

130

277

189

34

27

65

29

42

70

90

 

Địa điểm B:

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Nhiệt độ (0C)

9,8

12,5

16,8

20,9

25,9

31,2

34,0

33,2

29,5

22,8

16,0

10,6

Lượng mưa (mm)

5,4

3,8

3,8

2,3

0,9

0,5

0

0,4

1,1

3,8

3,5

10

 

Địa điểm C:

Tháng

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Nhiệt độ (0C)

-19

-16,7

-8,4

3,4

11,1

16,8

19,6

18

12,5

5,8

-5.1

-13,8

Lượng mưa (mm)

24

20

29

33

54

78

74

62

56

36

29

23

 

Câu 3:

a) Nêu các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông?

b) Khái niệm và vai trò của thổ nhưỡng đối với sản xuất và đời sống

Câu 4:

a) Lớp vỏ địa lý là gì? Kể tên các quy luật của lớp vỏ địa lý và nêu khái niệm các quy luật đó.

b) Cho biết những thuận lợi và khó khăn của dân số già và dân số trẻ

Câu 5:

a) Phân biệt các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế

b) Ngành thủy sản đang phát triển theo xu hướng nào? Vì sao?

Câu 6:

a) Nêu vai trò của sản xuất công nghiệp

b) so sánh ưu, nhược điểm của vận tải đường ôtô và đường sắt

Câu 7:

Bảng: Tỷ trọng và cơ cấu GDP của hai nhóm nước năm 2004

Đơn vị: %

Nhóm nước

Tỉ trọng GDP

Cơ cấu GDP

Khu vực I

Khu vực II

Khu vực III

Phát triển

85,0

2,3

27,0

71,0

Đang phát triển

15,0

25,0

32,0

43,0

 

a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển năm 2004.

b) Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nêu nhận xét.

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

1

a) Em hãy vẽ mạng lưới kinh, vĩ tuyến của phép chiếu phương vị ngang và cho biết đặc điểm sai số của các địa điểm trên địa cầu.

+ Vẽ mạng lưới kinh, vĩ tuyến:

+ Đặc điểm sai số:

- Tại điểm giao cắt giữa xích đạo và đường kinh tuyến tiếp xúc: không có sai số (sai số = 0)

- Càng xa điểm tiếp xúc, sai số càng lớn

b) Tính giờ các địa điểm

TP.HCM

(múi số 7)

Luân Đôn

(múi số 0)

Tôkiô

(múi số 9)

Oasintơn

(múi số19)

Niu Đêli

( múi số 5)

 

12h

23/12/2010

5h

23/12/2010

14h

23/12/2010

24h

22/12/2010 Hoặc 0h (23/12/2010)

10h

23/12/2010

 

 

{-- Nội dung đáp án câu 2,3  của đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

4

a) Lớp vỏ địa lý là gì? Kể tên các quy luật của lớp vỏ địa lý và nêu khái niệm các quy luật đó.

+ Lớp vỏ địa lí:

- Là lớp vỏ của trái đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thổ nhưỡng quyển, thủy quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

- Chiều dày: 30 – 35km ( từ giới hạn dưới tầng ozon đến đáy đại dương, trên lục địa tính đến hết lớp vỏ phong hóa)

+ Các quy luật:

- Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh: Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ của lớp vỏ địa lí

- Quy luật địa đới: Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo về hai cực)

- Quy luật phi địa đới: Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan. Gồm 2 quy luật: Quy luật địa ô và quy luật đai cao.

  • Quy luật địa ô: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo kinh độ
  • Quy luật đai cao: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo độ cao địa hình

b) Cho biết những thuận lợi và khó khăn của dân số già và dân số trẻ

 

Kết cấu dân số

Thuận lợi

Khó khăn

Dân số già

- Ít các vấn đề tệ nạn xã hội,

- Không có sức ép lên vấn đề việc làm, nhà ở,…

- Đòi hỏi các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi, dưỡng lão,…

- Thiếu lao động

- Phúc lợi xã hội cao

Dân số trẻ

- Lực lượng lao động dồi dào, trẻ và năng động

 

- Vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm

- Đòi hỏi yêu cầu về các dịch vụ y tế, giáo dục,…

- Tệ nạn xã hội, bất ổn định chính trị

- Sức ép lên không gian cư trú

- Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên,…

 

5

a) Phân biệt các bộ phận của cơ cấu nền kinh tế?

- Cơ cấu nền kinh tế bao gồm: 3 bộ phận ( cơ cấu theo ngành, cơ cấu theo thành phần kinh tế, cơ cấu theo lãnh thổ)

- Phân biệt:

+ Cơ cấu kinh tế theo ngành: phân loại theo tính chất sản phẩm ( khu vực Nông – lâm  ngư nghiệp sx ra các sản phẩm hữu cơ, Khu vực Công nghiệp – xây dựng sản xuất ra các sản phẩm vô cơ, còn khu vực dịch vụ không sản xuất ra của cải vật chất)

+ Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: Phân loại theo đối tượng sở hữu kinh tế. Ví dụ: khu vực kinh tế quốc doanh, tập thể, tư nhân, cá thể, có vốn đầu tư nước ngoài,…

+ Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ: phân loại theo sự phân bố sản xuất. Ví dụ như toàn cầu và khu vực, các quốc gia hay các vùng.

b) Ngành thủy sản đang phát triển theo xu hướng nào? Vì sao?

- Xu hướng phát triển: Đẩy mạnh ngành nuôi trồng thủy hải sản, giảm ngành khai thác

- Giải thích:

+ Do nhiều nơi khai thác đã cạn kiệt

+ Nuôi trồng sẽ chủ động được về sản phẩm, tập trung sản xuất những loại thủy hải sản đặc sản, có giá trị kinh tế cao, năng suất và chất lượng sản phẩm cao

+ Đảm bảo sự phát triển bền vững

+ Trình độ kinh tế ngày càng nâng cao, khoa học kĩ thuật hiện đại, người dân có trình độ và kinh nghiệm -> có thể phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản

6

a) Nêu vai trò của sản xuất công nghiệp

- Vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân.

- Cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế.

- Cung cấp sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong đời sống con người

- Không ngành kinh tế nào không sử dụng sản phẩm của ngành công nghiệp => thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển

-Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn TNTN, làm thay đổi sự phân công lao động, giảm mức độ chênh lệch kinh tế giữa các vùng lãnh thổ.

- Tạo khả năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao đông, tạo công ăn việc làm cho người dân và nâng cao thu nhập

b) So sánh ưu, nhược điểm của vận tải đường ôtô và đường sắt

- Giống nhau:

+ Đều là loại hình giao thông phổ biến thuộc giao thông đường bộ

+ Đều có thể chuyên chở hành khách và hàng hóa

+ Tốn nhiều nhiên liệu

- Khác nhau:

 

Đường ôtô

Đường sắt

Ưu điểm

- Thuận lợi, cơ động, thích nghi cao trong các điều kiện địa hình, khí hậu

- Có nhiều loại với các trọng tải khác nhau

- Tiện nghi, thoải mái, chủ động về thời gian

- có thể kết hợp dễ dàng với các phương tiện vận tải khác

- Hiệu quả cao trên cự li ngắn và trung bình

- Năng lực chuyên chở lớn, đối tượng chuyên chở đa dạng.

- Tốc độ cao, mức độ an toàn và tiện nghi cao

- Tỷ lệ tai nạn thấp

- tiêu hoa năng lượng thấp, ít ô nhiễm

- Chi phí xây dựng cho hoạt động lâu dài không lớn, giá rẻ

Nhược điểm

- Trọng tải nhỏ hơn so với đường sắt, nhiều loại hàng hóa (than, quặng, …) không thích hợp.

- Định mức nhiên liệu cho 1km đường cao -> tăng cước phí

- Tai nạn giao thông

- Gây ồn

- Tính linh động không cao vì diễn ra trên 1 tuyến trục nhất định, khó khăn cho việc vận chuyển từ của đi – cửa đến, từ kho – kho

- Chi phí xây dựng ban đầu lớn, đòi hỏi vốn đầu tư kinh doanh lớn

 

7

a) Vẽ biểu đồ

- Vẽ biều đồ hình tròn, có tính bán kính

         + Tính bán kính:

                              Lấy bán kính của nhóm nước đang phát triển là: 1,5cm

  • BK của nhóm nước phát triển là: 1,5×  = 3,6 cm

+ Vẽ biểu đồ:

b) Nhận xét

- Quy mô GDP có sự chênh lệch lớn giữa các nhóm nước: Nhóm nước phát triển chiếm tới 85%, trong khi nhóm nước đang phát triển chỉ chiếm tỷ trọng 15%

- Cơ cấu GDP cả 2 nhóm nước đều có tỷ trọng khu vực III lớn nhât, thứ 2 là khu vực II và khu vực I tỷ trọng thấp nhất.

- Cơ cấu cũng có sự khác biệt giữa 2 nhóm nước:

+ Phát triển: Cơ cấu tích cực, khu vực III chiếm tỷ trọng cao nhất với 71%, thứ 2 là khu vực II, khu vực I tỷ trọng nhỏ bé, không đáng kể (2,3%)

+ Đang phát triển: Cơ cấu GDP chưa hợp lí: Khu vực III là khu vực kinh tế đem lại hiệu quả kinh tế cao tuy đã có tỷ trọng cao nhất nhưng vẫn thấp (43%), Khu vực I vẫn chiếm tỷ trọng lớn, tới 25%.

3. ĐỀ 3

Câu 1:

a. Trình bày khái niệm, khả năng biểu hiện của phương pháp ký hiệu đường chuyển động.

    Quan sát bản đồ Khí hậu chung (Atlat Địa lý Việt Nam - NXB Giáo dục), cho biết phương pháp ký hiệu đường chuyển động biểu hiện được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ.

b. Vẽ hình thể hiện hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ, giải thích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.

Câu 2:

a. Chứng minh Trái Đất là một khối cầu dẹt ở hai đầu.

b. Tại sao cùng xuất phát từ áp cao chí tuyến nhưng gió Mậu dịch nói chung là khô và ít gây mưa, còn gió Tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều?

Câu 3:

a. Nước ngầm là gì? Nguồn gốc của nước ngầm.

b. Vì sao các loại đất phù sa trồng được nhiều loại cây, trong khi đó đất feralit chỉ trồng được một số loại cây nhất định ?

Câu 4:

a. Sự không đối xứng của các vành đai (sự khác nhau về độ cao của vành đai cùng tên ở các sườn đối lập) do những nguyên nhân chủ yếu nào chi phối ?

b. Giải thích tại sao các nước đang phát triển phải giảm tỉ lệ gia tăng dân số?

Câu 5 :

a. Hãy nêu các tiêu chí đánh giá nền kinh tế của một quốc gia.

b. Tại sao việc đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính ở các nước đang phát triển là điều không dễ thực hiện.

Câu 6:

a. Công nghiệp hóa là gì? Tại sao cần phải tiến hành công nghiệp hóa ?

b. Các điều kiện để có thể phát triển mạnh ngành du lịch? Tại sao ngành du lịch lại phát triển mạnh ở các nước phát triển?

Câu 7:

a. Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào ?

b. Cho bảng số liệu :

Tỉ lệ dân nông thôn và dân thành thị trên thế giới thời kỳ 1970 - 2005 (đơn vị : %)

Năm

1970

1990

2000

2005

Nông thôn

62,3

57,0

55,0

52,0

Thành thị

37,7

43,0

45,0

48,0

Vẽ biểu thích hợp thể hiện cơ cấu dân số nông thôn và thành thị trên thế giới thời kỳ 1970 - 2005. Nhận xét.

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

Câu 1

 

 

a. Trình bày khái niệm, khả năng biểu hiện của phương pháp ký hiệu đường chuyển động.

    Quan sát bản đồ Khí hậu chung (Atlat Địa lý Việt Nam - NXB Giáo dục), cho biết phương pháp ký hiệu đường chuyển động biểu hiện được những đặc điểm nào của gió và bão trên bản đồ.

- Khái niệm: là phương pháp thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên, cũng như các hiện tượng kinh tế - xã hội trên bản đồ.

- Khả năng biểu hiện: hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ di chuyển của các đối tượng địa lý bằng những mũi tên dài ngắn hoặc dày, mảnh khác nhau.

-  Những đặc điểm của gió và bão được biểu hiện trên bản đồ:

  + Thấy được các hướng chuyển động của các loại gió, bão.

  + Thấy được tần suất khác nhau của các cơn bão đến nước ta

b. Vẽ hình thể hiện hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ, giải thích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.

* Vẽ hình:

 Lấy một điểm A bất kỳ trong phạm vi giữa hai vòng cực của Trái Đất. Qua A kẻ một đường song song với xích đạo. Đo độ dài đoạn được chiếu sáng và đoạn vị khuất bóng. Sự chênh lệch về độ dài đó (trừ xích đạo) là biểu hiện độ dài ngày đêm khác nhau trên Trái Đất

 

* Giải thích:

  - Do Trái Đất hình cầu nên ánh sáng Mặt Trời luôn phân chia diện tích bề mặt Trái Đất làm 2 phần bằng nhau// Nhưng do trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời nên vòng phân chia sáng - tối thường xuyên thay đổi vị trí.

- Trong năm, chỉ có hai ngày 21/3 và 23/9 ánh sáng Mặt Trời chiếu vuông góc ở xích đạo. Vòng phân chia sáng tối đi qua chính hai cực của Trái Đất, do đó trong hai ngày này mọi địa điểm trên Trái Đất đều có ngày dài bằng đêm// Các ngày khác có sự chênh lệch về độ dài ngày và đêm tại bất kỳ địa điểm nào trên Trái Đất (trừ xích đạo).

{-- Nội dung đáp án câu 2,3 của đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 4

a. Sự không đối xứng của các vành đai (sự khác nhau về độ cao của vành đai cùng tên ở các sườn đối lập) do những nguyên nhân chủ yếu nào chi phối ?

Chủ yếu do hai nguyên nhân chi phối:

- Hướng phơi của sườn. Hiện tượng này xảy ra phổ biến ở miền ngoại chí tuyến với 2 sườn núi phía Nam và phía Bắc rất khác nhau, nguyên nhân là do các sườn núi hướng về xích đạo thường xuyên được Mặt Trời chiếu sáng, ngược lại các sườn hướng về hai cực thường xuyên ở trong bóng râm

- Sự khác nhau về hướng đón gió: sườn đón gió sẽ nhận được nhiều hơi ẩm, sườn khuất gió sẽ khô khan

b. Giải thích tại sao các nước đang phát triển phải giảm tỉ lệ gia tăng dân số?

* Hiện trạng gia tăng dân số ở các nước đang phát triển:

   - Còn cao so với trung bình thế giới giai đoạn 2000 – 2005 là 1,5 %

   - Quy mô dân số ở các nước đang phát triển đông nên trung bình mỗi năm dân số tăng khá lớn.

* Kinh tế:

  - Hầu hết các nước đang phát triển kinh tế lạc hậu, nông nghiệp là ngành kinh tế chính.

  - Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp// nhất là các nước ở châu Phi

* Dân số tăng nhanh gây hậu quả nghiêm trọng:

  - Kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm do sản xuất không đủ đáp ứng yêu cầu tích luỹ và tái sản xuất.

  - Xã hội: + Chất lượng cuộc sống chậm được cải thiện

       + Khó khăn cho giải quyết việc làm, LT- TP, tệ nạn xã hội gia tăng.

  - Tài nguyên-môi trường: tài nguyên bị suy giảm, môi trường ô nhiễm..

Câu 5

a. Hãy nêu các tiêu chí đánh giá nền kinh tế của một quốc gia.

Các tiêu chí đánh giá nền kinh tế của một quốc gia:

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP)...

- Tổng thu nhập quốc gia (GNI)...

- GNI/ người và GDP/ người...

- Cơ cấu ngành trong GDP...

b. Tại sao việc đưa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính ở các nước đang phát triển là điều không dễ thực hiện?

Vì:

  + ở các nước đang phát triển, nông nghiệp là ngành chính nhưng dân số đông nên vấn đề lương thực được quan tâm hàng đầu. Vì vậy trồng trọt được chú ý hơn chăn nuôi.

  + Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa được cung cấp đủ và không ổn định:  - Đồng cỏ tự nhiên còn rất ít, cỏ tạp nhiều

- Lương thực chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho con người nên nguồn thức ăn dư thừa cho chăn nuôi còn rất ít.

- Thức ăn từ công nghiệp chế biến không nhiều.

  + Thiếu trang bị khoa học kỹ thuật + Dịch vụ thú y, giống còn hạn chế + Thiếu vốn + Công nghiệp chế biến chưa thật phát triển -> chất lượng sản phẩm từ chăn nuôi chưa cao nên khó cạnh tranh với các thị trường lớn.

  + Sức mua trong nước còn hạn chế  + Đa số các nước đang phát triển nằm ở khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới nên dễ bị các dịch bệnh.

Câu 6

a. Công nghiệp hóa là gì? Tại sao cần phải tiến hành công nghiệp hóa ?

* CNH: là quá trình phát triển công nghiệp của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định nhằm đưa nền sản xuất xã hội tiến lên quy mô lớn, thay thế lao động sản xuất thủ công bằng máy móc; máy móc sẽ chiếm vị trí chủ yếu trong các quá trình sản xuất.

* Cần phải tiến hành CNH vì:

- Xuất phát từ vai trò của CN: là ngành sản xuất vật chất quan trọng, có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. CN làm ra máy móc, thiết bị, tư liệu sản xuất cho các ngành kinh tế...

- Ngày nay, các nhà nghiên cứu và quản lý kinh tế trên thế giới cho rằng các nước muốn có nền kinh tế tăng trưởng, sử dụng tốt lao động và giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư thì phải thực hiện quá độ từ nông nghiệp sang công nghiêp, tức là phải tiến hành CNH.

Đó là một giai đoạn phát triển tất yếu, là tiền đề quan trọng cho các giai đoạn phát triển cao hơn mà bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển đều phải trải qua.

            Đối với các nước đang phát triển, chỉ có thực hiện CNH, HĐH mới có thể thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu.

- Quá trình CNH phụ thuộc vào điều kiện, đường lối chiến lược xây dựng kinh tế và hoàn cảnh cụ thể của mỗi nước. Do vậy mà quá trình CNH của các quốc gia không giống nhau.

b. Các điều kiện để có thể phát triển mạnh ngành du lịch? Tại sao ngành du lịch lại phát triển mạnh ở các nước phát triển?

* Điều kiện để có thể phát triển mạnh ngành du lịch:

- Phải có nhu cầu xã hội về du lịch, nghỉ dưỡng

- Phải có tài nguyên du lịch phong phú (tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn, các di sản)

- Phải có một hệ thống các cơ sở phụ vụ du lich, phục vụ tốt (ví dụ hệ thống khách sạn, nhà nghỉ, khu điều dưỡng, các bãi tắm, các khu thể thao, hệ thống giao thông vận tải và thông tin liên lạc...), có khả năng phục vụ nhu cầu của nhiều loại khách du lịch khác nhau, nhiều loại hình du lịch khác nhau.

* Ngành du lịch phát triển mạnh ở các nước phát triển vì: ở các nước phát triển hội tụ đầy đủ các yếu tố thúc đẩy ngành phát triển:

- Kinh tế phát triển, mức sống của người dân cao, nhu cầu về du lịch, nghỉ dưỡng nhiều..

- Hệ thống phục vụ du lịch, phục vụ tốt, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của du khách với nhiều loại hình du lịch khác nhau.

- Mặt khác do có nền kinh tế phát triển + ý thức bảo tồn các tài nguyên du lịch tốt nên việc đầu tư, bảo tồn và phát triển các tài nguyên du lịch được quan tâm thích đáng và được biến thành các giá trị kinh tế.

Câu 7

a. Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào ?

Sự khác nhau căn bản giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo:

- Môi trường tự nhiên xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc vào con người// Con người tác động bào tự nhiên, làm cho nó bị thay đổi, nhưng các thành phần của tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật riêng của nó.

- Môi trường nhân tạo là kết quả lao động của con người, nó tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người// Nếu không có bàn tay chăm sóc của con người, thì các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị hủy hoại

b. Cho bảng số liệu : Tỉ lệ dân nông thôn và dân thành thị trên thế giới thời kỳ 1970 - 2005   (đơn vị : %)

Năm

1970

1990

2000

2005

Nông thôn

62,3

57,0

55,0

52,0

Thành thị

37,7

43,0

45,0

48,0

Vẽ biểu thích hợp thể hiện cơ cấu dân số nông thôn và thành thị trên thế giới thời kỳ 1970 - 2005. Nhận xét

* Vẽ biểu đồ miền, đúng, chính xác, đầy đủ

* Nhận xét:

- Cơ cấu dân số phân theo khu vực nông thôn, thành thị không đều, nông thôn chiếm tỉ lệ lớn (dẫn chứng)

- Cơ cấu dân số phân theo khu vực nông thôn, thành thị có sự chuyển dịch theo hướng: tăng tỉ trọng dân thành thị, giảm tỉ trọng dân nông thôn nhưng còn chậm (dẫn chứng)

4. ĐỀ 4

Câu 1.

A. Chương I. Bản đồ

Trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ cần lưu ý những vấn đề nào? Tỉ lệ bản đồ 1: 600000 nghĩa là gì ?

B. Vũ trụ. Các chuyển động chính của Trái Đất trong vụ trụ và các hệ quả của chúng

Xác định toạ độ địa lý của thành phố A (thuộc khu vực nội chí tuyến) biết góc nhập xạ ngày 22/12 tại địa điểm đó là 45054’’. Khi ở London là 12giờ ngày 22/12 thì ở thành phố A là 19h 03’ 05’’. Tính góc nhập xạ tại thị xã H vào ngày hạ chí, xuân phân.

Câu 2.

A. Cấu trúc Trái Đất. Thạch quyển

Phân tích mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong quá trình hình thành các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất.

B. Khí quyển

Trình bày sự khác biệt giữa gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới. Giải thích tại sao cùng xuất phát từ áp cao chí tuyến, nhưng gió Mậu dịch nói chung là khô, còn gió Tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều.

Câu 3.

A. Thủy quyển

Độ muối ở đại dương có sự thay đổi như thế nào theo vĩ độ. Độ muối thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào?

B. Thổ nhưỡng quyển. Sinh quyển

Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ và theo độ cao.

Câu 4.

A. Một số quy luật của lớp vỏ địa lí

Vì sao quy luật địa đới là quy luật phổ biến và quan trọng nhất của lớp vỏ địa lí?

B. Địa lí dân cư

Cho bảng số liệu:

Tỉ lệ dân số thành thị của thế giới và các nhóm nước từ 1950-2010

(Đơn vị: %)

Năm

1950

1970

1990

2010

Toàn thế giới

29,2

37,7

43,0

50,0

Nhóm nước phát triển

54,9

66,7

73,7

75,0

Nhóm nước đang phát triển

17,8

25,4

34,7

44,0

a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ lệ dân số thành thị của thế giới và hai nhóm nước giai đoạn 1950-2010.

b. Nhận xét và giải thích về tỉ lệ dân số thành thị của thế giới và hai nhóm nước giai đoạn 1950-2010.

c. Tại sao các nước đang phát triển phải điều khiển quá trình đô thị hóa?

Câu 5.

A. Cơ cấu nền kinh tế. Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế xã hội.

Cơ cấu kinh tế là gì? Tại sao trong cơ cấu kinh tế theo ngành của các nước đang phát triển, tỉ trọng GDP của khu vực I còn cao, khu vực II và III còn thấp?

B. Địa lí nông nghiệp

Lúa gạo được trồng nhiều nhất ở khu vực nào trên thế giới. Giải thích tại sao?

Câu 6.

A. Địa lí công nghiệp

So sánh sự khác biệt về đặc điểm giữa sản xuất công nghiệp với sản xuất nông nghiệp.

B. Địa lí dịch vụ

Tại sao nói thông qua việc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế trong nước sẽ có động lực mạnh mẽ để phát triển.

Câu 7. Môi trường và sự phát triển bền vững.

Thế nào là tài nguyên thiên nhiên? Chứng minh rằng sự tiến bộ của khoa học công nghệ có thể giúp con người giải quyết tình trạng bị đe dọa khan hiếm tài nguyên khoáng sản.

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Hướng dẫn chấm

1

A

 

 

* Một số vấn đề cần lưu ý:

- Chọn bản đồ phù hợp với nội dung (mục đích) cần tìm hiểu (học tập).

- Đọc bản đồ phải tìm hiểu tỉ lệ của bản đồ và kí hiệu trên bản đồ.

- Xác định phương hướng trên bản đồ.

* Tỉ lệ 1: 600000: nghĩa là 1 cm trên bản đồ ứng với 60 km trên thực địa.

B

 

 

* Xác định toạ độ địa lý của thành phố A thuộc nội chí tuyến

- Xác định vĩ độ của thành phố A

+ Có vĩ độ Bắc, vì thành phố A vào ngày 22/12 có góc nhập xạ nhỏ hơn 66033

+ A = 900 – α  - hA =  900- 23027’ – 45054” = 21032’06”B

-Xác định kinh độ của thành phố A

+ Có kinh độ Đông, vì thành phố A có giờ sớm hơn so với giờ ở kinh tuyến gốc.

+ A = 7h03’5’’ x 150 = 105046’15’’Đ

- Vậy toạ độ địa lí của thành phố A (21032’06”B, 105046’15’’Đ)

* Tính góc nhập xạ vào ngày 22/6, 21/3

- Ngày 22/6, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc, α = 23027’, Bắc bán cầu là bán cầu mùa hạ

        hA = 900- 23027’ + 21032’06” = 88005’06”

- Ngày 21/3, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở xích đạo, α = 00

        hA = 900- 21032’06” = 68027’54’’

2

A

Phân tích mối quan hệ:

 

* Khái quát: khái niệm và nguyên nhân sinh ra nội lực và ngoại lực.

* Mối quan hệ:

- Nội lực và ngoại lực xảy ra đồng thời, liên tục và có tính đối lập nhau về phương hướng: nội lực có khuynh hướng làm tăng cường tính gồ ghề của bề mặt Trái Đất, ngoại lực có khuynh hướng san bằng những chỗ gồ ghề đó.

- Nội lực và ngoại lực có ảnh hưởng qua lại nhau: nếu vận động kiến tạo nâng lên sinh ra miền núi, thì ngoại lực có hướng phá hủy, còn khi vận động hạ xuống thì phương hướng chung của ngoại lực là bồi tụ.

- Vai trò của nội lực và ngoại lực trong các yếu tố địa hình cụ thể không giống nhau: trong việc hình thành các yếu tố địa hình lớn, nội lực đóng vai trò chủ yếu, đối với địa hình nhỏ ngoại lực đóng vai trò quan trọng…

B

Trình bày và giải thích:

 

* Trình bày sự khác biệt:

- Nguyên nhân:

+ Gió Tây ôn đới: thổi từ áp cao chí tuyến về vùng áp thấp ôn đới.

+ Gió Mậu dịch: thổi từ các áp cao ở hai chí tuyến về Xích đạo.

- Hướng gió:

+ Gió Tây ôn đới: chủ yếu là hướng Tây (ở bán cầu Bắc là hướng tây nam, còn ở bán cầu Nam là hướng tây bắc).

+ Gió Mậu dịch: ở Bắc bán cầu có hướng đông bắc, ở Nam bán cầu có hướng đông nam.

- Tính chất:

+ Gió Tây ôn đới: thường đem theo mưa, độ ẩm cao quanh năm.

+ Gió Mậu dịch: tính chất nói chung là khô, ít gây mưa.

* Giải thích:

- Gió Tây ôn đới thổi về phía cực, vùng có khí hậu lạnh hơn nên sức chứa hơi nước giảm theo nhiệt độ, hơi nước nhanh chóng đạt đến độ bão hòa, vì thế gió Tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa.

- Gió Mậu dịch: di chuyển đến các vùng có nhiệt độ trung bình cao nên hơi nước càng tiến xa độ bão hòa, không khí càng trở nên khô.

3

A

 

 

* Sự thay đổi:

- Dọc xích đạo, độ muối thấp là 34,5%o.

- Vùng chí tuyến, độ muối cao nhất lên tới 36,8%o

-  Gần hai cực, độ muối chỉ còn 34%o.

* Độ muối thay đổi phụ thuộc vào: tương quan giữa độ bốc hơi với lượng mưa và lượng nước sông từ các lục địa đổ ra biển.

B

Trình bày nguyên nhân:

 

* Khái quát: Thảm thực vật và đất có sự phân bố theo vĩ độ và độ cao phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu ( nhất là chế độ nhiệt ẩm).

* Nguyên nhân:

- Theo vĩ độ:

+ Các yếu tố khí hậu (nhiệt và ẩm) ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua quá trình phong hóa (phân tích). Và khí hậu ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất thông qua sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

+ Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật thông qua các yếu tố: nhiệt độ, độ ẩm không khí, nước, ánh sáng. Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định đồng thời nước và độ ẩm cũng là nhân tố quyết định hoạt động sống và phân bố của thực vật…

+ Do Trái Đất hình cầu nên từ Xích đạo về cực ánh sáng và nhiệt độ giảm dần, chế độ nhiệt ẩm có sự thay đổi khác nhau kéo theo sự phân bố đất và sinh vật tương ứng.

- Theo độ cao:

+ Nguyên nhân tạo nên các vành đai đất và sinh vật theo độ cao là do ở miền núi càng lên cao nhiệt độ càng giảm, độ ẩm và lượng mưa có sự thay đổi.

+ Ở miền núi độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật và đất có sự khác nhau do các hướng sườn khác nhau thường nhận được lượng nhiệt ẩm và ánh sáng khác nhau.

{-- Nội dung đáp án câu 4, 5 của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

6

A

Sự khác biệt:

* Tư liệu sản xuất:

- Sản xuất nông nghiệp: đất trồng

- Sản xuất công nghiệp: máy móc, thiết bị

* Đối tượng lao động:

- Sản xuất nông nghiệp: cây trồng, vật nuôi

- Sản xuất công nghiệp: tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu

* Mức độ phụ thuộc vào tự nhiên:

- Sản xuất nông nghiệp: phụ thuộc chặt chẽ vào tự nhiên, có tính mùa vụ rõ rệt

- Sản xuất công nghiệp: ít phụ thuộc vào tự nhiên

*Các giai đoạn sản xuất:

- Sản xuất nông nghiệp: các giai đoạn sản xuất kế tiếp nhau vì đối tượng lao động là cây trồng và vật nuôi.

- Sản xuất công nghiệp: gồm hai giai đoạn (dẫn chứng). Hai giai đoạn của sản xuất công nghiệp không phải theo trình tự bắt buộc như nông nghiệp mà có thể tiến hành đồng thời hoặc cách xa nhau về mặt thời gian.

* Mức độ tập trung sản xuất:

- Sản xuất nông nghiệp: phân tán trong không gian

- Sản xuất công nghiệp: tập trung cao độ (dẫn chứng)

* Đặc điểm khác:

- Sản xuất nông nghiệp: trong nền kinh tế hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa.

- Sản xuất công nghiệp: gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp với nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng

 

B

Vì:

 

* Hoạt động xuất khẩu:

- Tạo đầu ra cho sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế của nhiều ngành sản xuất...

- Đẩy mạnh xuất khẩu tạo vốn cho công nghiệp hóa, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện để đẩy mạnh nhập khẩu.

* Hoạt động nhập khẩu: tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển:

- Nhập khẩu máy móc, thiết bị góp phần hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật của các ngành kinh tế.

- Nhập khẩu nguyên nhiên liệu cho phép mở rộng sản xuất, bù đắp các nhu cầu trong nước chưa đáp ứng được, tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Việc nhập khẩu hàng hóa có thể tạo ra môi trường cạnh tranh cần thiết giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu, thúc đẩy các cơ sở trong nước nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm....

7

 

 

 

* Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần của tự nhiên ( các vật thể và các lực tự nhiên) mà ở trình độ nhất định của lực lượng sản xuất chúng được sử dụng và có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng.

* Chứng minh:

- Con người sản xuất được các vật liệu mới thay thế vật liệu có trong tự nhiên hoặc thay thế các vật liệu được sản xuất với yêu cầu khối lượng tài nguyên lớn (dẫn chứng).

- Nhờ có tiến bộ khoa học công nghệ, con người sử dụng triệt để các tài nguyên khoáng sản (dẫn chứng).

- Với tiến bộ khoa học công nghệ, con người ngày càng tìm ra được các loại tài nguyên mới, vô tận (dẫn chứng).

5. ĐỀ 5

Câu 1:

       A. Khi sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập, cần hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí ngay trong bản đồ, Atlat. Vậy, để trình bày và giải thích về chế độ nước của một con sông cần sử dụng những bản đồ nào?

       B.  Cho thông tin số liệu về độ dài thời gian các mùa như sau:

Bán cầu Bắc

Số ngày, giờ

Bán cầu Nam

 

92 ngày 20h 50'

 

 

93 ngày 14h13'

 

 

89 ngày 18h35'

 

 

89 ngày 0h02 '

 

         Hãy xác định độ dài thời gian trên thuộc các mùa nào trong bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông ở các bán cầu và giải thích cho sự chênh lệch thời gian giữa các mùa (yêu cầu kẻ lại bảng và điền các kết quả vào bảng).

Câu 2:

      A. Tại sao ở các miền địa cực và hoang mạc hiện tượng phong hóa lí học lại thể hiện rõ nhất?

       B. Biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt ngày trên Trái Đất có sự thay đổi như thế nào từ xích đạo về hai cực? Hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.

Câu 3:

      A. Cho biết các dòng biển chảy trong đại dương thế giới có theo quy luật không? Hãy chứng minh.

      B. Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sự hình thành đất và phân bố sinh vật.

Câu 4:

      A. Tại sao con người có thể dự báo được những thay đổi của các thành phần tự nhiên khi sử dụng chúng?

      B. Gia tăng dân số cơ học có phải là động lực tăng dân số thế giới không? Tại sao? Phân tích các nguyên nhân gây biến động dân số cơ học.

Câu 5:

      A. Nêu ý nghĩa của các chỉ số GDP và GDP/người.

      B. Tại sao ở các nước đang phát triển, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu?

Câu 6:

      A. Phân tích đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp năng lượng trên thế giới.

      B. Tại sao để phát triển kinh tế - xã hội miền núi, giao thông vận tải phải đi trước một bước?

Câu 7:

       A. Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo khác nhau như thế nào?

        B. Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi

                                                                                       (Đơn vị: %)

Nhóm tuổi

Các nước phát triển

Các nước đang phát triển

0 – 14 tuổi

21,1

32,3

15 – 59 tuổi

60,6

59,9

Trên 60 tuổi

18,3

7,8

           Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi của các nhóm nước. Từ đó, rút ra nhận xét và giải thích về cơ cấu dân số theo tuổi của các nhóm nước trên.

ĐÁP ÁN

 

Câu

Ý

Nội dung cần đạt

Câu 1

 

A

Để trình bày và giải thích về chế độ nước một con sông cần tìm hiểu các bản đồ:

- Bản đồ thuỷ văn để biết vị trí, hình dạng lưu vực sông...

- Bản đồ địa hình để biết tốc độ dòng chảy…

- Bản đồ khí hậu để biết chế độ nước theo mùa…

- Bản đồ sinh vật thổ nhưỡng để biết sự điều tiết của dòng chảy...

B

Xác định độ dài thời gian vào các mùa trong bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông ở các bán cầu và giải thích.

* Điền thông tin:

Bán cầu Bắc

Số ngày, giờ

Bán cầu Nam

Xuân

92 ngày 20h 50'

Thu

Hạ

93 ngày 14h13'

Đông

Thu

89 ngày 18h35'

Xuân

Đông

89 ngày 0h02 '

Hạ

* Giải thích:

- Vẽ hình minh họa chuyển động của TĐ trên quỹ đạo MT.

- Do TĐ chuyển động quanh MT với quỹ đạo hình elip gần tròn nên nó làm cho khoảng cách giữa MT và TĐ khác nhau ở các thời điểm khác nhau, có lúc TĐ gần MT, có lúc TĐ xa MT => chuyển động của TĐ không đều trên quỹ đạo.

- Cụ thể:

       + Từ 21/3 đến 22/6: đây là thời kì mùa xuân của BCB và là mùa thu của BCN với thời gian chuyển động trên quỹ đạo khá dài (92 ngày 20h50') do TĐ chuyển động đến gần điểm viễn nhật (khoảng 3 - 5/7) => lực hút nhỏ, tốc độ chuyển động chậm…

       + Từ 22/6 đến 23/9: đây là thời kì mùa hạ của BCB và là thời kì mùa đông của BCN với thời gian chuyển động trên quỹ đạo dài nhất (93 ngày 14h13') do TĐ chuyển động đến và đi qua điểm viễn nhật => lực hút giảm, tốc độ chuyển động chậm nhất (vận tốc nhỏ nhất = 29,3 km/s)…

       + Từ 23/9 đến 22/12: đây là mùa thu của BCB và là mùa xuân của BCN với thời gian chuyển động trên quỹ đạo ngắn lại (89 ngày 18h35') do TĐ chuyển động đến gần điểm cận nhật (khoảng 1 - 3/1) => lực hút lớn, tốc độ chuyển động nhanh dần…

        + Từ 22/12 đến 21/3: đây là thời kì mùa đông của BCB và là thời kì mùa hạ của BCN với thời gian chuyển động trên quỹ đạo ngắn nhất (89 ngày 0h02') do TĐ chuyển động đến và đi qua điểm cận nhật => lực hút tăng, tốc độ chuyển động nhanh nhất (vận tốc lớn nhất = 30,3 km/s).

Câu 2

A

GT ở các miền địa cực và hoang mạc hiện tượng phong hóa lí học lại thể hiện rõ nhất vì:

- Phong hóa lí học là hiện tượng phá hủy đá thành những mảnh lớn nhỏ khác nhau, không có sự thay đổi về thành phần hóa học.

- Hiện tượng này do nhiều nguyên nhân: sự thay đổi nhiệt độ, tác động cơ học của nước và gió, đặc tính của đá… nhưng nguyên nhân chủ yếu là sự thay đổi nhiệt độ giữa ngày đêm.

- Ở hoang mạc, sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm rất lớn, còn ở địa cực do tác động nhiều của băng nước nên thúc đẩy quá trình phong hóa lí học.

B

Sự thay đổi biên độ nhiệt năm và biên độ nhiệt ngày trên Trái Đất từ xích đạo về hai cực và giải thích nguyên nhân.

- Biên độ nhiệt năm:

   + Biên độ nhiệt năm là sự chênh lệch giữa tháng có nhiệt độ lớn nhất với tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm.

   + Biên độ nhiệt năm của Trái Đất có xu hướng tăng dần từ Xích đạo về hai cực.

   + Giải thích: là do mặt trời chuyển động biểu kiến trong vùng nội chí tuyến(23°27’B - 23°27’N), vì vậy ở vùng có vĩ độ thấp, lượng nhiệt nhận được giữa các tháng trong năm tương đối đều trong khi ở vùng có vĩ độ cao lượng nhiệt nhận được giữa các tháng mùa đông và mùa hè có sự chênh lệch lớn.

 

 

- Biên độ nhiệt ngày:

   + Biên độ nhiệt ngày là sự chênh lệch giữa thời điểm có nhiệt độ cao nhất và thời điểm có nhiệt độ thấp nhất trong ngày.

   + Biên độ nhiệt ngày trên Trái Đất có xu hướng giảm dần từ xích đạo về hai cực.

   + Giải thích:

  • Ở vùng có vĩ độ thấp: lượng nhiệt nhận được vào ban ngày lớn trong khi vào ban đêm lại bị mất nhiệt và lạnh đi nhanh => biên độ nhiệt ngày sẽ lớn.
  • Ở vùng có vĩ độ cao về hai cực: do góc nhập xạ giảm dần nên lượng nhiệt nhận được vào ban ngày luôn thấp hơn ở vùng có vĩ độ thấp => nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm sẽ không lớn, đặc biệt tại hai cực biên độ nhiệt ngày rất nhỏ.

Câu 3

A

Cho biết các dòng biển chảy trong đại dương thế giới có theo quy luật không? Hãy chứng minh.

- Nhìn chung các dòng biển chảy trong đại dương đều tuân theo một quy luật.

- Trong các đại dương, dòng biển đều chảy tạo thành những hệ thống hoàn lưu. Ở BCB, hướng chảy của các vòng hoàn lưu theo chiều kim đồng hồ, còn ở BCN thì ngược chiều kim đồng hồ.

- Các dòng biển trong đại dương đều chịu ảnh hưởng của giới hạn các đại dương (tức là của các bờ lục địa), của hình dạng các đại dương.

- Các dòng biển chảy từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao là những dòng biển nóng, còn những dòng biển chảy từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp là những dòng biển lạnh. Các dòng biển nóng và dòng biển lạnh chảy đối xứng nhau ở hai bờ các đại dương.

B

Phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sự hình thành đất và phân bố sinh vật.

* Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành đất:

- Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành đất thông qua các yếu tố khí hậu, sinh vật và các tác động ngoại lực khác.

    + Độ cao địa hình: ở vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phong hóa xảy ra chậm => quá trình hình thành đất yếu.

    + Độ dốc: địa hình dốc làm cho quá trình xâm thực diễn ra mạnh, đất dễ bị xói mòn, đặc biệt khi lớp phủ thực vật bị phá huỷ, nên tầng đất thường mỏng và bị bạc màu. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ chiếm ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.

    + Hướng sườn: các hướng sườn khác nhau sẽ nhận được lượng nhiệt, ẩm khác nhau. Vì thế, sự phát triển của lớp phủ thực vật cũng khác nhau, ảnh hưởng gián tiếp tới sự hình thành đất.

* Địa hình ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật:

- Độ cao, hướng sườn và độ dốc của địa hình ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi.

    + Khi lên cao, nhiệt độ và độ ẩm thay đổi => thành phần thực vật thay đổi, thực vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau.

    + Các hướng sườn khác nhau cũng gây nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng => ảnh hưởng tới độ cao bắt đầu xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

{-- Nội dung đáp án câu 4, 5 của đề số 5 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 6

A

Phân tích đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp năng lượng trên thế giới.

- Nêu khái quát ngành CNNL gồm: khai thác nhiên liệu, CN điện.

- Đặc điểm phân bố:

    + Khai thác nhiên liệu: (than, dầu mỏ và khí đốt) gần nguồn TN.

    + Điện:

  • Thuỷ điện : gần tài nguyên
  • Nhiệt điện : gần nhiên liệu, gần nơi tiêu thụ
  • Điện nguyên tử : gần nơi tiêu thụ
  • Điện từ sức gió, sức nước... : gần tài nguyên; gắn với tiến bộ của KHKT

B

GT GTVT phải đi trước một bước vì:

- GTVT có vai trò rất quan trọng (dẫn chứng ).

- GTVT ở miền núi được phát triển sẽ thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương ở miền núi vốn có nhiều trở ngại do địa hình giữa miền núi với đồng bằng, nhờ thế sẽ phá được thế cô lập, tự cấp tự túc của nền KT.

- GTVT đi trước 1 bước sẽ giúp miền núi có ĐK khai thác tài nguyên, 1 thế mạnh to lớn, hình thành các nông trường, trang trại, lâm trường, thúc đẩy sự phát triển của CN, đô thị, tăng cường sự thu hút dân cư từ đồng bằng lên và như vậy sẽ thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu KT ở miền núi; các hoạt động dịch vụ cũng có ĐK phát triển.

Câu 7

A

Sự khác nhau giữa MT tự nhiên và MT nhân tạo.

- MT tự nhiên xuất hiện trên bề mặt Trái Đất không phụ thuộc vào con người. Cong người tác động vào tự nhiên, làm cho nó bị thay đổi, nhưng các thành phần của tự nhiên vẫn phát triển theo quy luật riêng của nó.

- MT nhân tạo là kết quả lao động của con người, nó tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người. Nếu không có bàn tay chăm sóc của con người, thì các thành phần của MT nhân tạo sẽ bị hủy hoại.

B

Vẽ biểu đồ. Nhận xét và giải thích về cơ cấu dân số theo tuổi của các nhóm nước.

* BĐ hình tròn

- Yêu cầu vẽ đúng, đẹp, chính xác, ghi đầy đủ tên BĐ, SL, kí hiệu, chú thích (Thiếu từ 1 - 2 yếu tố trừ 0,25đ)

* Nhận xét:

- Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già (d/c).

- Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số trẻ (d/c)

* Giải thích:

- Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số già do nền KT phát triển, mức sống cao, tỉ suất GTDS tự nhiên thấp, tuổi thọ TB của người dân cao…

- Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số già do nền KT phát triển chậm, mức sống còn thấp, tỉ suất GTDSTN còn cao, tuổi thọ TB thấp…

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ đề thi HSG môn Địa lý 10 năm 2021 - Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra, các em còn có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?