Bộ đề thi HSG môn Sinh học 10 năm 2021 - Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

NĂM HỌC: 2020-2021

MÔN SINH HỌC- LỚP 10

( Thời gian làm bài 180 phút)

1. ĐỀ 1

PHẦN TẾ BÀO HỌC

Câu 1. Thành phần hóa học của tế bào

a. Nêu đặc điểm cấu tạo, tính chất, vai trò của đường đơn trong tế bào?

b. Biết đường aldose có nhóm chức aldehyde (-CHO), đường ketose có nhóm chức ketone (

>C=O). Viết công thức của loại đường aldose và đường ketose đơn giản nhất và tên gọi của chúng.

Câu 2. Cấu trúc tế bào

a. Ở tế bào vi khuẩn lam, vi khuẩn cố định đạm, tế bào biểu mô ruột ở người, tế bào biểu mô ống thận ở người, màng sinh chất có những biến đổi gì giúp tế bào thích nghi với chức năng?

b. Xét về mặt tế bào học, nêu nguyên nhân của bệnh tiểu đường typ I, bệnh viêm phổi ở các thợ mỏ, bệnh nhiễm trùng do Streptococcie, bệnh Pompe (bệnh tim mạch thừa glycogen II)

Câu 3. Cấu trúc tế bào

a. Tế bào hồng cầu gà có nhân nhưng nhân bị bất hoạt. Tế bào Hela- các tế bào được tách ra từ mô ung thư của một người bệnh, có khả năng tích cực tổng hợp protein,  phân chia không ngừng. Nêu thí nghiệm sử dụng hai tế bào này để thấy được sự liên quan mật thiết giữa nhân và tế bào chất?

b. Nêu sự khác nhau giữa enzim của lizoxom và peroxixom về nguồn gốc, cơ chế tác động. Vì sao trong nước tiểu của linh trưởng và người có axit uric mà các động vật khác không có?

Câu 4. Chuyển hóa năng lượng trong tế bào

a. Enzim hidrolaza và izomeraza xúc tác cho các phản ứng nào? Nêu ví dụ enzim của mỗi loại?

b. Phân biệt trung tâm hoạt tính và trung tâm điều chỉnh của enzim?

Câu 5. Phân bào

a. Phân lập các tế bào ở các pha khác nhau trong chu kì tế bào, sau đó kết hợp các tế bào để tạo thành các tế bào lai. Khi lai tế bào ở pha G1, G2 với các tế bào ở pha S thì các nhân G1, G2 có những biến đổi gì? Giải thích?

b. Tại sao nguyên bào sợi ở da bình thường không phân chia nhưng khi bị thương nó lại phân chia hàn gắn vết thương? Yếu tố nào kích thích các tế bào mô limpho phân bào tạo ta các tế bào limpho B và T?

PHẦN VI SINH VẬT

Câu 1.

Nêu cơ sở hóa học của phương pháp nhuộm Gram? Ý nghĩa của phương pháp nhuộm Gram?

Câu 2.

So sánh quang hợp ở vi khuẩn lam và vi khuẩn màu lục và màu tía?

Câu 3.

Dựa vào mối quan hệ của vi sinh vật với oxi, người ta phân biệt các loại vi sinh vật nào? Giải thích? Lấy ví dụ.

Câu 4.

a. Thế nào là hiện tượng sinh trưởng kép?

b. Độ dài của pha tiềm phát phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Câu 5.

Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa phagơ và HIV về cấu tạo và đặc điểm lây nhiễm vào tế bào chủ?

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Nội dung

1

a

- Cấu tạo: từ các nguyên tố C, H, O theo công thức Cn(H2O)m  với số nguyên tử cacbon từ 3- 10

- Tính chất: kết tinh, vị ngọt, tan trong nước, có tính khử.

- Vai trò:

+ nhiên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào

+ nguyên liệu xây dựng nên các đường đôi, đường đa

 

b

- Công thức:

Đường aldose đơn giản nhất: glyceraldehydes

Đường ketose đơn giản nhất : dihydroxyaxetone

2

a

- Tế bào vi khuẩn lam: màng sinh chất gấp nếp và tách ra hình thành các túi dẹt tilacoit chứa sắc tố giúp tế bào thực hiện chức năng quang hợp

- Vi khuẩn cố định đạm: màng sinh chất gấp nếp tạo mezoxom, bên trong chứa hệ enzim nitrogenaza giúp tế bào thực hiện quá trình cố định nito

- Tế bào biểu mô ruột ở người: màng sinh chất lồi ra ngoài hình kép theo chất nguyên sinh và hệ thống vi sợi, thành các vi mao làm tăng diện tích tiếp xúc giúp tế bào thực hiện chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng

- Tế bào biểu mô ống thận ở người; màng sinh chất lõm xuống tạo thành nhiều ô, trong các ô chứa nhiều ti thể giúp tế bào tăng cường trao đổi các chất

 

b

- Bệnh nhiễm trùng do Streptococcie: vi khuẩn làm phá hủy mang lizoxom làm enzim được giải phóng tiêu hủy tế bào

- Bệnh Pompe (bệnh tim mạch thừa glycogen II): do thiếu enzim glicogidaza trong lizoxom nên glycogen không được phân hủy, tích lại trong lizoxom dẫn đến các bệnh tim mạch

- Bệnh Tay- Sachs: lizoxom của tế bào thần kinh thiếu enzim tiêu hóa lipit, gây tắc nghẽn lipit làm não bị tổn thương.

{-- Nội dung đáp án câu 3,4 của đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

5

a

a. – Lai tế bào ở pha G1 với các tế bào ở pha S thì nhân G1 tiến hành nhân đôi ADN

=> do tế bào chất trong tế bào ở pha S chứa các nhân tố khởi động quá trình nhân đôi ADN  trong nhân G1

- Lai tế bào ở pha G2 với các tế bào ở pha S thì nhân G2 vẫn tiếp tục các quá trình tiếp theo sau pha G2 mà không nhân đôi AND lần nữa.

=> nhân G2 đã nhân đôi ADN tế bào hình thành cơ chế ngăn cản sự tiếp tục nhân đôi cho tới khi tế bào hoàn thành chu kì phân bào.

 

 

b

- Khi bị thương ở da, các tiểu cầu vỡ ra giải phóng  nhân tố sinh trưởng PDGF.

PDGF  có tác dụng kích thích sự sinh sản của các nguyên bào sợi ở da. Các nguyên bào sợi phân bào để hàn gắn vết thương.

- Sự có mặt của kháng nguyên đã kích thích tế bào của mô limpho phân bào để tạo tế bào limpho B và T

 

 

Phần sinh học vi sinh vật

1

 

- Phương pháp nhuộm Gram là phương pháp nhuộm kép. Một lần nhuộm bằng thuốc nhuộm màu tím, một lần bằng thuốc nhuộm màu đỏ.

- Cơ sở hóa học: Do cấu tạo thành TB VK Gram (–) và Gram (+) khác nhau nên bắt màu thuốc nhuộm khác nhau.

+ VK Gram (-): Có lớp  peptidoglucan mỏng, nằm giữa lớp màng sinh chất và màng ngoài. Màu tím kết tinh dễ dàng bị rửa trôi khỏi tế bào chất và TB có màu hồng hoặc đỏ.

+ VK Gram (+): có thành TB dày, được tạo thành từ peptidoglucan. Hợp chất này giữ màu tím kết tinh trong tế bào chất. Việc rửa cồn không loại bỏ được tím kết tinh, ngăn chặn màu hồng hoặc đỏ.

- Ý nghĩa: + sinh học: Phân loại được VK dựa trên sự khác biệt về thành phần thành tế bào.

                 + thực tiễn: Ứng dụng điều trị. Phần lipit của lớp LPS trong thành của VK Gram (-) là độc, gây sốt hoặc gây sốc; màng ngoài giúp bảo vệ tế bào khỏi hàng rào bảo vệ của cơ thể. VK Gram (-) có xu hướng kháng lại kháng sinh tốt hơn VK Gram (+) do lớp màng ngoài ngăn cản thuốc vào trong tế bào. 

2

 

Tính chất

Vi khuẩn lam

Vi khuẩn màu lục và màu tía

Sắc tố quang hợp

chlorophylle a

Bacteria chlorophylle

Hệ quang hóa II

không có

Chất cho e trong quang hợp

H2O

H2, H2S, S0, hợp chất hữu cơ

Sản sinh oxi

không

Sản phẩm sơ cấp biến đổi NL

ATP, NADPH

ATP

Nguồn cacbon

CO2

chất hữu cơ và CO2,

 

3

 

Loại vi sinh vật

Quạn hệ với oxi

Sự có mặt của

Ví dụ

catalaza

SOD

Hiếu khí bắt buộc

phải có oxi

VK mủ xanh

Hiếu khí không bắt buộc

có thể sinh trưởng khi có hoặc không có oxi

E. coli

Vi hiếu khí

sinh trưởng tốt ở lượng oxi thấp

VK giang mai

Kị khí chịu khí

sinh trưởng tốt khi không có oxi, nhưng không bị chết khi có oxi

không có

liên cầu gây viêm phổi

Kị khí bắt buộc

bị chết khi có oxi

không có

không có

VK sinh metan

 

4

a

-  Sinh trưởng kép là sinh trưởng theo 2 pha, thường xảy ra trong môi trường có hỗn hợp chất dinh dưỡng.

VD: trong môi trường chứa glucose và sorbitol, thì glucose cảm ứng tạo enzim sử dụng glucose trước và kìm hãm tổng hợp enzim sử dụng sorbitol. Khi nào sử dụng hết glucosethì enzim sử dụng sorbitol mới được tổng hợp. Vì thế nên xuất hiện hai pha tiềm phát và hai pha lũy thừa: 1 cho glucose và 1 cho sorbitol.

 

b

- Độ dài của pha tiềm phát phụ thuộc vào giống, tuổi giống, và thành phần môi trường.

 - Nếu giống già (lấy từ  pha cân bằng) thì phải kéo dài pha tiềm phát để vi khuẩn thích nghi thông qua tổng hợp ARN, enzzim,...

- Hoặc nếu cấy vi khuẩn vào môi trường có nguồn cacbon mới, thì vi khuẩn sẽ được cảm ứng tạo enzim mới sử dụng cho nguồn cacbon mới, còn enzimcũ không được tạo thành

5

 

Phagơ

HIV

Cấu tạo gồm vỏ protein bao bọc vật chất di truyền là ADN

Cấu tạo gồm vỏ protein bao bọc vật chất di truyền là ARN

Cấu trúc phức tạp gồm 3 phần

Cấu trúc khối

Nhận ra tế bào chủ lây nhiễm bằng sử dụng sợi đuôi liên kết với các thụ thể trên màng tế bào vi khuẩn

Nhận ra tế bào chủ lây nhiễm  bằng sử dụng các glycoprotein đặc hiệu thuộc lớp vỏ ngoài của virut để liên kết với các thụ thể trên màng tế bào chủ

Khi lây nhiễm tế bào chủ, bao đuôi co rút, bơm vật chất di truyền (ADN) của virut vào tế bào chủ (vỏ protein của virut nằm lại bên ngoài tế bào chủ)

Khi lây nhiễm tế bào chủ, vỏ ngoài của virut dung hợp với màng tế bào chủ và chuyển vật chất di truyền (ARN) của virut vào tế bào chủ (vỏ ngoài của virut dung hợp với màng tế bào chủ)

ADN à ARN

ARN à sADN àdADN

 

2. ĐỀ 2

Câu 1:

a.Nêu cấu trúc và bốn tính chất nổi trội của nước góp phần cho Trái Đất thích hợp với sự sống?

b.Nêu các bậc cấu trúc của protein và cho biết các loại liên kết hóa học trong các bậc cấu trúc đó?

Câu 2: Nêu vai trò của vi ống, vi sợi trong tế bào? Nếu vi ống, vi sợi không được tạo thành sẽ gây hậu quả gì ?

Câu 3:

a.Cấu tạo và chức năng của bào quan peroxixom?

b.Peroxixom có mặt nhiều ở tế bào nào? Vì sao?

c.Những enzim nào thường có peroxixom và chức năng của những enzim đó?

Câu 4:

a.Tại sao enzim có thể làm tăng tốc độ phản ứng? Nêu cơ chế chủ yếu điều hòa hoạt tính enzim trong tế bào?

b. Nêu vai trò của ATP trong điều hòa hoạt tính của enzim trong tế bào?

Câu 5:

a.Nêu nguyên nhân dẫn tới sự đa dạng di truyền trong giảm phân?

b.Nêu tóm tắt nội dung chủ yếu của từng pha G1,S,G2,M. Nấm men Saccharomyces cerevisia có hình thức sinh sản vô tính đâm chồi các pha trên có gì khác không? Tế bào vi khuẩn và tế bào ung thư có phân chia theo các pha như trên không?

Câu 6: Nêu các đặc điểm ở vi khuẩn giúp nó trở thành bậc thầy về khả năng thích nghi với môi trường?

Câu 7: Nguyên nhân vi sinh vật có các kiểu hô hấp khác nhau là gì? Trình bày các kiểu hô hấp ở vi sinh vật, cho ví dụ vi sinh vật và nêu ứng dụng chính với từng kiểu hô hấp?

Câu 8: Phân biệt quang hợp ở vi khuẩn lam và vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, màu tía? Trong hai dạng trên dạng nào tiến hóa hơn? Vì sao?

Câu 9: Để nghiên cứu sự phụ thuộc của Salmonella typhi vào tryptophan. Người ta cấy vào một loạt ống nghiệm chứa môi trường dinh dưỡng chỉ khác nhau về hàm lượng tryptophan với cùng lượng giống ban đầu là 105 tế bào /ml vào mỗi ống. Sau 18 giờ nuôi ở 370C, người ta đếm số tế bào vi sinh vật trong mỗi ống (N) và  thu được kết quả ghi trong bảng sau:

                   ống

Các yếu tố       

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

Số ml dung dịch tryptophan 0,3g/ml đưa vào ống nghiệm

0

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

0,8

0,9

1,0

Nước cất (ml)

1

0,9

0,8

0,7

0,6

0,5

0,4

0,3

0,2

0,1

0

Môi trường dinh dưỡng (ml)

9

9

9

9

9

9

9

9

9

9

9

N trong ml.

105

105

1,12

.105

1,58

.105

3,98

.105

1,58

.106

6,31

.106

2,51

.107

 1,0

.108

2,24

.108

 

2,24

.108

Log N

5

5

5,05

5,2

5,6

6,2

6,8

7,4

8

8,35

8,35

a.Xác định nồng độ (C) của tryptophan (mg/ml) trong từng ống nghiệm?

b.Kẻ đồ thị biểu diễn sự thay đổi của logN theo sự thay đổi nồng độ tryptophan (mg/ml). Có nhận xét gì về đồ thị này?

c.Người ta lặp lại thí nghiệm trong cùng một điều kiện như thí nghiệm trên nhưng thay tryptophan bằng 1ml dung dịch thủy phân protein . Sau 18 giờ nuôi ủ thì đếm được số tế bào là 3,16.106 vi khuẩn /ml. Có thể rút ra kết luận gì về thành phần chất lượng và số lượng của dịch thủy phân trên?

Câu 10:

a.  Hiện nay có rất nhiều loại thuốc được dùng cho bệnh nhân nhiễm HIV, em có thể cho biết một số cơ chế tác động của các loại thuốc đó?

b. Nêu quá trình  nhân lên của virus cúm trong tế bào vật chủ?

ĐÁP ÁN

Nội dung

Câu 1:

  1. a.
  2. -Cấu trúc của nước: Nước có công thức phân tử là H2O, gồm 2H: 1O liên kết nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Do nguyên tử oxi có độ âm điện lớn hơn nguyên tử H nên cặp electron dùng chung bị lệch về phía nguyên tử oxi → Liên kết cộng hóa trị phân cực, phía nguyên tử O mang điện âm,  phía nguyên tử H mang điện dương.
  3. Do tính phân cực nên các phân tử nước có thể liên kết với nhau bằng liên kết hidro. Từ đó tạo nên các tính chất nổi trội của nước. ………………………………………

– Bốn tính chất nổi trội của nước góp phần cho Trái Đất thích hợp với sự sống:

  1. +Sự kết dính: Do các phân tử nước liên kết nhau bằng liên kết hidro nên tạo cột nước liên tục trong mạch dẫn của cây, nước tạo sức căng bề mặt, một số động vật có thể di chuyển trên nước……………………………………………………………….
  2. +Điều tiết nhiệt độ: nước hấp thụ nhiệt từ không khí nóng  khi đó đứt các liên kết hidro  và giải phóng nhiệt vào không khí lạnh, khi hình thành liên kết hidro , trong  khi thay đổi rất ít nhiệt độ của nước. ………………………………………………….
  3. +Sự cách nhiệt các khối nước do lớp băng nổi: khi nhiệt độ ở 00 nước đóng băng nở ra và nổi trên lớp nước bên dưới cách nhiệt cho lớp nước ở dưới, do đó cho phép sự sống tồn tại dưới các lớp băng. ……………………………………………………..

+Dung môi của sự sống: nước có thể hòa tan được nhiều chất  cần cho sự sống…….

  1. b. Protein có 4 bậc cấu trúc:

-Bậc 1: trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit. Được giữ bởi liên kết peptit. ….

- Bậc 2: do bậc 1 xoắn kiểu α hay nếp gấp β, được giữ nhờ liên kết peptit + liên kết yếu là hidro. …………………………………………………………………………..

- Bậc 3: do bậc 2 tiếp tục cuộn xoắn lại, bậc 3 được giữ bởi liên kết peptit + liên kết yếu như liên kết hidro,  đísunfit, lực hút vandevan, tương tác kị nước, liên kết ion….

-Bậc 4 do từ hai chuỗi polipeptit trở lên kết hợp với nhau tạo thành, nhờ liên kết peptit +  1 số liên kết yếu như ở bậc 3………………………………………………..

Câu 2:

-Vai trò của vi ống:

+Duy trì hình dạng tế bào (các “xà nhà chống nén”).

+Giúp chuyển động của các bào quan...........................................................................

+Cấu tạo roi, lông của tế bào → giúp tế bào vận động.

+ Cấu tạo thoi vô sắc → giúp chuyển động của các NST trong quá trình phân bào. ....

Nếu không hình thành được vi ống dẫn tới: NST không được phân chia trong phân bào, các bào quan không di chuyển định hướng được, tế bào không duy trì được hình dạng, tinh trùng không roi gây vô sinh, các tế bào đường hô hấp không hình thành được lông rung cản bụi nên dễ mắc bệnh đường hô hấp. ............................................

-Vai trò của vi sợi:

+Duy trì hình dạng tế bào: chịu lực căng của tế bào.

+Thay đổi hình dạng tế bào. .........................................................................................

+Dòng tế bào chất

+Vận động tế bào: vận động chân giả. .......................................................................

+Phân chia tế bào chất.

+Co cơ..........................................................................................................................

Nếu không hình thành vi sợi được sẽ gây ra: không phân chia được tế bào chất trong phân bào, amip không di chuyển được, không co cơ được, tế bào không thay đổi được hình dạng.....

{-- Nội dung đáp án câu 3,4 của đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 5:

a.Các sự kiện trong giảm phân giúp tạo đa dạng di truyền:

+Sự trao đổi chéo các cromatit không chị em của cặp tương đồng ở kì đầu I.

+Sự phân li độc lập của các NST của các cặp tương đồng khác nhau về các cực TB.

+Sự phân li độc lập của các cromatit chị em của các cặp khác nhau ở kì sau II. …….

b.Các diễn biến chính trong các pha của nguyên phân:

+Pha G1: TB tăng kích thước do tăng tổng hợp các chất, tổng hợp mARN, t-ARN, rARN…

+Pha S: tổng hợp AND và histon.

+Pha G2: tổng hợp NST chuẩn bị cho phân bào.

+Pha M: phân chia tế bào gồm các kì (kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối). NST trải qua biến đồi hình thái (đóng xoắn, tháo xoắn) xếp thành một hang ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc, phân li đồng đều về các cực tế bào. Cuối cùng là sự phân chia tế bào chất cho hai tế bào con.

-Nấm men đâm chồi nên có các pha G1,S bình thường, nhưng thoi vô sắc hình thành rất sớm ngay cuối pha S làm cho pha G2 ngắn lại và trong khi chưa hình thành xong nhân, thành tế bào đã bắt đầu gấp lại.

-Tế bào vi khuẩn và tế bào ung thư không phân chia như trên mà phân chia theo hình thức trực phân.

Câu 6:

- Về cấu trúc:

+ Hầu hết vi khuẩn có thành tế bào giúp nó sống được trong môi trường nhược trương mà không bị vỡ.

+ Một số vi khuẩn có roi (tiên mao) giúp nó di chuyển đinh hướng trong môi trường, có nhung mao giúp bám dính trên bề mặt, nhung mao giới tính tạo cầu tiếp hợp.

+Một số vi khuẩn có khả năng hình thành màng nhầy giúp chống lại sự nhận ra của bạch cầu, vì thế chống lại sự thực bào và vì thế tăng độc lực của vi khuẩn.

+ Đa số vi khuẩn có plasmid mang những gen có lợi cho vi khuẩn (kháng thuốc, chịu axit, mặn, chịu nhiệt…) và có thể truyền gen cho nhau bằng nhiều cách như tiếp hợp, biến nạp, tải nạp.

+ Một số vi khuẩn trong điều kiện bất lợi có thể hình thành nội bào tử trong điều kiện bất lợi giúp vi khuẩn vượt qua điều kiện bất lợi của môi trường.

+ Các vi khuẩn cổ có thành tế bào, màng sinh chất đặc trưng, có tỉ lệ G-X/A-T cao, có các protein đặc biệt giúp chúng sống được trong các môi trường khắc nghiệt.

- Về trao đổi chất:……………………………………………………………………...

Vi khuẩn có đa dạng các kiểu trao đổi chất: quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng. Thậm chí có vi khuẩn có thể sử dụng kiểu dinh dưỡng này trong môi trường này và kiểu dinh dưỡng khác trong môi trường khác. Chúng có thể sống được trong điều kiện có oxy hoặc không có oxy .Vì thế chúng sống được trong nhiều môi trường khác nhau…………………………………………………………

- Về di truyền: Hệ gen vi khuẩn có một phân tử AND vì thế đột biến sẽ biểu hiện ra ngay, hơn nữa do TB kích thước nhỏ, chưa có màng nhân nên AND dễ bị đột biến.

- Về  sinh sản: ……………………………………………………………………….

+Vi khuẩn sinh sản bằng phân đôi với tốc độ rất nhanh do TB có kích thước nhỏ , trao đổi chất nhanh, sinh sản nhanh.

Vì thế mà vi khuẩn thích nghi rất nhanh với sự thay đổi của môi trường.

Câu 7:

-Vai trò của O2 và sự hình thành các gốc O2-, H2O2, OH-, độc hại. Tế bào muốn sống phải có 3 loại enzim SOD (O2-→H2O2), catalaza và peroxidaza (H2O2 + 2H+→ 2H2O). Tùy theo sự có mặt hay hàm lượng các enzim này mà vi sinh vật có kiểu hô hấp khác nhau.

-Môi trường có oxi (O2): chất nhận electron cuối cùng là oxi phân tử

+ Hô hấp hiếu khí : glucozo + O2→ 6CO2 + 6H2O +38ATP (40% năng lượng của glucozo). Ví dụ: tảo, động vật nguyên sinh, nhiều vi khuẩn…..Ứng dụng: sử dụng vi sinh vật phân giải xenlulozo

+Hô hấp vi hiếu khí:  glucozo + O2→ 6CO2 + 6H2O (nồng độ oxi thấp hơn khí quyển). Ví dụ: một số vi khuẩn lactic. Ứng dụng: lên men lactic làm sữa chua, dưa chua.

+Hô hấp hiếu khí không hoàn toàn: Glucozo + O2→ chất hữu cơ + Q. Ví dụ: vi khuẩn axetic, nấm cúc sinh axit xitric. Ứng dụng: làm giấm, chế axit xitric.

-Môi trường không có oxi (O2).

+Hô hấp nitrat:  chất nhận e cuối cùng là NO3-: NO3-→NO2-→N2O→N2. Tế bào thu được 28-29% năng lượng. Ví dụ: vi khuẩn phản nitrat hóa, vi khuẩn đường ruột. Ứng dụng: không bón phân nitrat trong điều kiện kị khí. Sử dụng vi khuẩn này như là giai đoạn cuối của phân giải nito hữu cơ.

+Hô hấp sunfat: chất nhận e cuối cùng là SO42-: SO42-→H2S→S0. Tế bào thu được 25% năng lượng. Ví dụ: vi khuẩn phản sunfat. Ứng dụng: xử lí môi trường ô nhiễm axit, H2S

+Hô hấp cacbonat: chất nhận e cuối cùng làCO2:  CO2→CH4. Ví dụ: Archaea sinh metan. Ứng dụng: tạo biogas, tìm mỏ CH4….

+Hô hấp lưu huỳnh: S0→H2S. Ví dụ: vi khuẩn lưu huỳnh. Ứng dụng thăm dò mỏ lưu huỳnh.

+ Lên men: chất nhận electron cuối cùng là chất hữu cơ nội sinh.

Ví dụ: nấm men → ứng dụng: lên men rượu. .

Câu 8:

Dấu hiệu

Vi khuẩn lam

Vi khuẩn lưu huỳnh lục và tía

Sắc tố QH

Clorophin a

Khuẩn diệp lục

Quang hệ II

Không

Chất cho electron

H2O

H2, H2S, S, chất hữu cơ (fumarat)

Giải phóng oxi

Không

Sản phẩm tạo thành

ATP + NADPH

ATP

Nguồn cacbon

CO2

Chất hữu cơ hoặc CO2

Hiệu quả năng lượng

Cao

Thấp

-Hai đại diện trên, dạng quang hợp của vi khuẩn lam tiến hóa hơn vì:

+Sử dụng chất cho electron là nước rất phổ biến trong tự nhiên.

+Thải oxi thúc đẩy tiến hóa của các sinh vật dị dưỡng.

+Hệ sắc tố bẫy năng lượng hiệu quả hơn.

Câu 9:

a.Nồng độ tính bằng mg/ml trong các ống nghiệm 1,2,3….11 lần lượt là: 3,6,9,12,15,18,21,24,27,30.

b.Vẽ đồ thị

Trong phạm vi nồng độ tryptophan từ 12 mg/ml đến 24mg/ml, sự sinh trưởng của vi khuẩn tăng thuận với nồng độ của nhân tố sinh trưởng

c.Protein đó chứa tryptophan với nồng độ khoảng 15-18mg/ml.

Câu 10:

a. Một số cơ chế tác động của các loại thuốc dùng cho bệnh nhân bị nhiễm HIV:

+ Ức chế sự gặp gỡ của thụ thể bề mặt tế bào bạch cầu và gai glycoprotein virut.

+ Ức chế quá trình phiên mã ngược.

+ Ức chế quá trình tổng hợp Protein virut.

+ Ức chế sự gắn kết gen virut vào hệ gen tế bào chủ

b.Quá trình nhân lên của virut cúm trong tế bào vật chủ:

-Hấp phụ: Gai H gắn vào thụ thể tế bào vật chủ.

-Xâm nhập: nhập bào tạo túi sau đó gắn với lizoxom của tế bào chủ.

-Sinh tổng hợp:

+ARN virut cúm sao chép trong nhân tế bào vì cần mARN mồi của tế bào chủ. Nhờ ARN polimeraza phụ thuộc ARN virut mang theo, virut tổng hợp ARN (+)từ ARN(-)

+Các sợi ARN(+) làm khuôn tổng hợp các sợi ARN(-) mới, một số ARN(-) dùng làm gennom để lắp ráp. Một số ARN(-) làm khuân để tổng hợp mARN , mARN này ra khỏi nhân để tổng hợp protein.

+Một số protein trở vào nhân bao gồm protein sớm để tổng hợp thêm nhiều ARN(-) và protein cấu trúc để lắp ráp nucleocapxit trong nhân. Các protein cấu trúc khác (H,N)được bao bọc bởi màng của gongi đưa ra cắm vào màng sinh chất. …………..

-Lắp ráp: nucleocapsit được lắp ráp trong nhân tế bào.

-Giải phóng: virut giải phóng khỏi tế bào theo lối nảy chồi. 

3. ĐỀ 3

Câu 1:

           a) Giải thích vì sao tế bào bình thường ở cơ thể sinh vật nhân thực không thể gia tăng mãi về kích thước?

            b) Một người uống một lượng lớn rượu thì chỉ sau một thời gian ngắn trong các tế bào gan có số lượng một loại bào quan tăng gấp vài lần. Hãy cho biết tên, chức năng của bào quan đó.

Câu 2:

          a) Vai trò của nước trong quang hợp?

          b) Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu và tạo ra sản phẩm gì để cung cấp cho pha tối?

Câu 3:

      a) Cho đồ thị sau :

                          

           Em hãy đưa ra nhận xét, từ đó rút ra kết luận về ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính của enzim.

           b) Tại sao các biện pháp bảo quản nông phẩm đều hướng tới việc làm giảm cường độ hô hấp?                    

Câu 4:

           a) Một cơ thể động vật có kiểu gen Aa  giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?

           b) Theo lí thuyết, 3 tế bào sinh tinh của một cơ thể động vật có kiểu gen  giảm phân xảy ra trao đổi chéo và không xảy ra đột biến thì có thể tạo ra tối đa là bao nhiêu loại tinh trùng?

           c) 3 tế bào sinh tinh của một cơ thể động vật có kiểu gen. Trong đó tế bào thứ nhất giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo; tế bào thứ hai giảm phân chỉ xảy ra trao đổi chéo giữa B và b và không xảy ra đột biến; tế bào thứ ba giảm phân không xảy ra trao đổi chéo, không bị đột biến gen, không bị đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, ở giảm phân I có  cặp nhiễm sắc thể không phân li, cặp nhiễm sắc  phân li bình thường, giảm phân II diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, 3 tế bào sinh tinh trên giảm phân tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng? Viết kiểu gen của những loại tinh trùng đó.

Câu 5:

      a) Hãy nêu 2 sự kiện trong giảm phân bình thường dẫn đến việc hình thành nhiều loại giao tử khác nhau. Giải thích?

      b) Tại sao nói quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh có vai trò duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài?

Câu 6:

  Tiến hành nuôi cấy 3 chủng vi khuẩn (kí hiệu I, II, III) trong các môi trường (kí hiệu A, B, C) thu được kết quả như sau:

Môi trường

Thành phần môi trường nuôi cấy

Chủng I

Chủng  II

Chủng  III

A

NaCl, (NH4)3PO4, KH2PO4, MgSO4, CaCl2, chiếu sáng và sục khí CO2.

-

+

+

B

NaCl, (NH4)3PO4, KH2PO4, MgSO4, CaCl2, che tối và sục khí CO2.

-

+

-

C

NaCl, (NH4)3PO4, KH2PO4, MgSO4, CaCl2, cao thịt bò, che tối.

+

-

-

       Chú thích: (+) Vi khuẩn mọc (sinh trưởng và phát triển), (-) Vi khuẩn không mọc.

  a)  Hãy xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn trên?

       b) Chủng  I phát triển trên mặt thoáng của ống nghiệm có môi trường C. Khi bổ sung thêm  KNO3 vào ống nghiệm thì chủng I phát triển được cả ở mặt thoáng và trong toàn bộ ống nghiệm. Hãy giải thích hiện tượng trên.

Câu 7: 

           a) Trong các kiểu dinh dưỡng cơ bản của sinh vật, những kiểu dinh dưỡng nào chỉ có ở vi khuẩn? Những kiểu dinh dưỡng này có đặc điểm gì về nguồn năng lượng và nguồn cacbon.

   b) Nhược điểm của phương pháp nuôi cấy không liên tục trong công nghệ vi sinh là gì?

           c) Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

Câu 1

a) Giải thích vì sao tế bào bình thường ở cơ thể sinh vật nhân thực không thể gia tăng mãi về kích thước?

 - Khi có kích thước lớn thì tỉ lệ S/V sẽ giảm làm giảm tốc độ trao đổi chất của tế bào với môi trường.

- Khi tế bào có kích thước quá lớn thì sự khuếch tán của các chất tới các nơi bên trong tế bào cũng cần nhiều thời gian hơn.

- Khi tế bào có kích thước lớn thì đáp ứng của tế bào với các tín hiệu từ bên ngoài cũng sẽ chậm hơn vì tế bào thu nhận và đáp ứng lại các tín hiệu từ môi trường chủ yếu dựa trên con đường truyền tin hoá học.

b) Một người uống một lượng lớn rượu thì chỉ sau một thời gian ngắn trong các tế bào gan có số lượng một loại bào quan tăng gấp vài lần. Hãy cho biết tên, chức năng của bào quan đó.

 

 - Rượu là chất độc với cơ thể và các tế bào gan có chức năng khử độc. Bào quan trong tế bào gan có chức năng khử độc là lưới nội chất trơn.

- Lưới nội chất trơn có vai trò:

+ Khử độc:

+ Tổng hợp lipit.

+ Chuyển hóa đường

Câu 2

a) Vai trò của H2O trong quang hợp?

 

- Bù êlectron cho diệp lục.

- Cung cấp H+  để hình thành NADH từ NAD+

- Hình thành O2

b) Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu và tạo ra sản phẩm gì để cung cấp cho pha tối?

- Pha sáng của quang hợp diễn ra ở tilacoit.

- Sản phẩm của pha sáng cung cấp cho pha tối là:

+ NADPH.

+ ATP

{-- Nội dung đáp án câu 3,4 của đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 5

a) Hãy nêu 2 sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành nhiều loại giao tử khác nhau. Giải thích?

+ Sự trao đổi chéo các NST (cromatit) ở kì đầu giảm phân I dẫn đến sự hình thành các NST có sự tổ hợp mới các alen ở nhiều gen

+ Ở kì sau giảm phân I, sự phân li độc lập của các NST có nguồn gốc từ bố và mẹ trong cặp NST tương đồng một cách ngẫu nhiên, dẫn đến sự tổ hợp khác nhau của các NST.

b) Tại sao nói quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh góp phần duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài.

- Đối với loài sinh sản vô tính, nguyên phân là cơ chế sinh sản: tế bào con có bộ NST giống hệt mẹ (2n)

- Đối với loài sinh sản hữu tính

+ Giảm phân: tạo giao tử (n) làm có số lượng NST giảm 1 nửa  so với số lượng NST trong bộ NST của loài .

+ Thụ tinh: xảy ra kết hợp 2 giao tử đơn bội tạo thành hợp tử (2n)

+ Nguyên phân: làm tăng số lượng tế bào (2n)  dẫn đến cơ thể sinh trưởng và phát triển.

       Như vậy, nhờ 3 quá trình trên mà bộ NST của loài được duy trì qua các thế hệ.

Câu 6

  Tiến hành nuôi cấy 3 chủng vi khuẩn (kí hiệu I, II, III) trong các môi trường (kí hiệu A, B, C) thu được kết quả như sau:

Môi trường

Thành phần môi trường nuôi cấy

Chủng I

Chủng  II

Chủng  III

A

NaCl, (NH4)3PO4, KH2PO4, MgSO4, CaCl2 chiếu sáng và sục khí CO2

-

+

+

B

NaCl, (NH4)3PO4, KH2PO4, MgSO4, CaCl2 che tối và sục khí CO2

-

+

-

C

NaCl, (NH4)3PO4, KH2PO4, MgSO4, CaCl2 cao thịt bò, che tối.

+

-

-

       Chú thích: (+) Vi khuẩn mọc (sinh trưởng và phát triển), (-) Vi khuẩn không mọc.

       a)  Hãy xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn trên?

       b) Chủng  I phát triển trên mặt thoáng của ống nghiệm có môi trường C. Khi bổ sung thêm  KNO3 vào ống nghiệm thì chủng I phát triển được cả ở mặt thoáng và trong toàn bộ ống nghiệm. Hãy giải thích hiện tượng trên.

a)  Hãy xác định kiểu dinh dưỡng của mỗi chủng vi khuẩn trên?

  Chủng I: Sống trong điều kiện bóng tối và đòi hỏi phải có chất hữu cơ →kiểu dinh dưỡng hóa dị dưỡng.

+ Chủng II: Sống được trong bóng tối nhưng đòi hỏi phải có CO2 → Kiểu dinh dưỡng hóa tự dưỡng

+ Chủng III: Chỉ sống trong điều kiện có CO2 và ánh sáng → kiểu dinh dưỡng quang tự dưỡng

b) Hãy giải thích hiện tượng:

+ Chủng I chỉ phát triển trên bề mặt thoáng chứng tỏ chúng cần O2 để hô hấp → Hô hấp hiếu khí.

+ Khi có KNO3 vi khuẩn phát triển được dưới đáy ống nghiệm → chủng I là vi khuẩn kị khí không bắt buộc. Khi không có O2, chúng sẽ sử dụng NO3- là chất nhận êlectron cuối cùng.

Câu 7

a) Trong các kiểu dinh dưỡng cơ bản của sinh vật, những kiểu dinh dưỡng nào chỉ có ở vi khuẩn? Những kiểu dinh dưỡng này có đặc điểm gì về nguồn năng lượng và nguồn cacbon.

- Sinh vật có 4 kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng  và hóa dị dưỡng. Trong đó hai kiểu dinh dưỡng là hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng  chỉ tìm thấy ở vi khuẩn.

- Đặc điểm của kiểu dinh dưỡng hóa tự dưỡng có nguồn năng lượng là chất vô cơ còn nguồn cacbon là CO2; trong khi đó quang dị dưỡng có nguồn năng lượng là ánh sáng còn nguồn cacbon là chất hữu cơ.

b) Nhược điểm của phương pháp nuôi cấy không liên tục trong công nghệ

vi sinh là gì?

+ Môi trường không được bổ sung các chất dinh dưỡng (dinh dưỡng bị cạn kiệt).

+ Sự tích luỹ ngày càng nhiều các chất qua chuyển hóa, gây ức chế sinh trưởng của vi sinh vật, là nguyên nhân chính làm cho pha tăng trưởng (pha log) và pha ổn định (pha cân bằng) ngắn lại, nên không có lợi cho công nghệ vi sinh.

c) Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao?

- Bình đựng nước thịt để lâu ngày có mùi thối vì có hiện tượng khử amin từ các aa do quá dư thừa nitơ và thiếu cacbon.

- Bình đựng nước đường sẽ có mùi chua vì vi sinh vật thiếu nitơ và quá dư thừa cacbon nên chúng lên men tạo axit hữu cơ.

4. ĐỀ 4

Câu 1:

            Một loại polysaccarit X được cấu tạo bởi các phân tử glucozo liên kết với nhau bằng liên kết 1β-4 glicozit thành mạch thẳng không phân nhánh.

a. Tên và vai trò của polysaccarit X này?

b. Chất Y là thành phần chính cấu tạo nên lớp vỏ ngoài của côn trùng và giáp xác. Hãy cho biết đơn phân của Y và so sánh X với Y về cấu tạo.

Câu 2:

     Một nhà khoa học tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch thuộc loài A, sau đó lấy nhân của tế bào sinh dưỡng của loài B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông nhận được các con ếch con từ các tế bào đã chuyển nhân. Hãy cho biết các con ếch con này có đặc điểm của loài nào? Thí nghiệm này chứng minh điều gì?

Câu 3:

a. Đa số tế bào của cơ thể chúng ta đang ở pha nào? Cho biết những điểm kiểm soát chu kỳ tế bào? Mất kiểm soát ở điểm nào làm cho tế bào có xu hướng chuyển sang trạng thái ung thư cao nhất?

b. Thời gian của kì trung gian phụ thuộc chủ yếu vào pha nào? Tại sao các tế bào phôi sớm có chu kì tế bào rất ngắn?

Câu 4: Nêu điểm giống nhau và khác nhau của các loại đường đa?

Câu 5:

a. ADN có tính chất và đặc điểm gì mà có thể đảm bảo cho nó giữ được thông tin di truyền?

b. Những chất tan nào sau đây được vận chuyển từ tế bào chất đến nhân: tARN, histon, nucleotit, các tiểu phần của ATP synthetaza. Giải thích?

Câu 6:

a. Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho các tế bào nhân sơ?

b. Ở tế bào vi khuẩn lam, vi khuẩn cố định đạm, tế bào biểu mô ruột ở người, tế bào biểu mô ống thận ở người, màng sinh chất có những biến đổi gì giúp tế bào thích nghi với chức năng ?

Câu 7:

a. Trình bày cơ chế tác động của enzim?

b. Hoạt tính của enzim tỉ lệ thuận với nhiệt độ đúng hay sai. Giải thích?

Câu 8:

a. Tại sao khi vận động quá sức ta thường thấy mỏi cơ ?

b. Ôxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp ? Từ nơi được tạo ra, ôxi phải đi qua mấy lớp màng để ra khỏi tế bào ?

Câu 9:

       Em có nhận xét gì về thời gian của kỳ trung gian ở: Vi khuẩn; tế bào hồng cầu; hợp tử; tế bào thần kinh của người trưởng thành. Hãy giải thích?

Câu 10:

        Có 3 lọ đựng 3 loại dung dịch không ghi nhãn: glucozo, saccarozo, lòng trắng trứng. Với 2 loại hóa chất: NaOH, CuSO4 bằng cách nào em có thể xác định chính xác tên mỗi lọ dung dịch?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a) - Chất X: xenlulozo

    - Vai trò: là thành phần chính của thành tế bào thực vật.

b)

- Chất Y: kitin; đơn phân của Y là Glucozo liên kết với N-axetylglucozamin

- So sánh X và Y:

+ Giống nhau: đều là chất trùng hợp từ các đơn phân gluco liên kết với nhau bằng liên kết 1β-4 glicozit

+ Khác nhau: Kitin có 1 nhóm –OH được thay thế bằng nhóm phức –HN-CO-CH3 làm cho giữa các chuỗi có nhiều liên kết hidro hơn à rất dai và bền.

2

Ếch con có đặc điểm của loài B

TN chứng minh vai trò của nhân: lưu dữ thông tin di truyền qui định tính trạng của sinh vật

3

a.

- Đa số các tế bào của cơ thể đang ở pha G0.

- Trong chu kỳ tế bào có 3 điểm kiểm soát: Điểm kiểm soát G1(R); Điểm kiểm soát G2; Điểm kiểm soát M.

- Mất kiểm soát tại điểm G1 làm tế bào có xu hướng chuyển sang trạng thái ung thư cao.

- Do điểm G1 quyết định việc tế bào có chuyển sang pha S hay không. Nếu điểm G1 hoạt động không chính xác thì khả năng AND sai hỏng được sao chép và truyền cho các tế bào con là rất cao.

b.

- Thời gian của kì trung gian phụ thuộc chủ yếu vào pha G1.

Vì các loại tế bào khác nhau thì thời gian G1  rất khác nhau còn pha S và pha G2 tương đối ổn định.

- Các tế bào phôi sớm không có pha G1.

Các nhân tố của G1 cần thiết cho sự nhân đôi AND ở pha S đã được chuẩn bị trước và có sẵn trong tế bào chất của tế bào trứng.

{-- Nội dung đáp án câu 4,5 của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

6

a. - Tế bào nhỏ thì tỉ lệ S/V giữa diện tích bề mặt (S) trên thể tích của tế bào (V) sẽ lớn. Tỉ lệ S/V lớn sẽ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường một cách nhanh chóng làm cho tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn hơn.

- Ngoài ra, kích thước tế bào nhỏ thì sự khuếch tán các chất từ nơi này đến nơi kia trong tế bào cũng diễn ra nhanh hơn dẫn đến tế bào sinh trưởng nhanh và phân chia nhanh.

b. - Tế bào vi khuẩn lam: màng sinh chất gấp nếp và tách ra hình thành các túi dẹt tilacoit chứa sắc tố giúp tế bào thực hiện chức năng quang hợp

- Vi khuẩn cố định đạm: màng sinh chất gấp nếp tạo mezoxom, bên trong chứa hệ enzim nitrogenaza giúp tế bào thực hiện quá trình cố định nitơ

- Tế bào biểu mô ruột ở người: màng sinh chất lồi ra ngoài hình kép theo chất nguyên sinh và hệ thống vi sợi, thành các vi mao làm tăng diện tích tiếp xúc giúp

tế bào thực hiện chức năng hấp thu các chất dinh dưỡng

- Tế bào biểu mô ống thận ở người: màng sinh chất lõm xuống tạo thành nhiều ô, trong các ô chứa nhiều ti thể giúp tế bào tăng cường trao đổi các chất.

7

a. – Sơ đồ tổng quát:

Enzim + cơ chất → phức hợp enzim - cơ chất → sản phẩm trung gian → sản phẩm + enzim
– Thoạt đầu, enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động để tạo hợp chất trung gian (enzim - cơ chất). Sau đó, bằng nhiều cách khác nhau, enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm của phản ứng và giải phóng enzim nguyên vẹn. Enzim được giải phóng lại có thể xúc tác phản ứng với cơ chất mới cùng loại.

– Liên kết enzim - cơ chất mang tính đặc thù, vì thế mỗi loại enzim thường chỉ xúc tác cho một loại phản ứng sinh hoá.

b.

- Hoạt tính của enzim tỉ lệ thuận với nhiệt độ là sai

- Giải thích:

Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim nhưng không theo tỉ lệ thuận. Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu mà tại đó enzim có hoạt tính tối đa. Quá nhiệt độ tối ưu, hoạt tính giảm dần và có thể ngừng hẳn.

8

a. - Khi tập luyện quá sức, quá trình hô hấp ngoài (hít thở) không cung cấp đủ ôxi cho quá trình hô hấp tế bào, các tế bào cơ phải sử dụng quá trình lên men kị khí để tạo ra năng lượng ATP.

- Một sản phẩm của quá trình lên men kị khí này là axit lactic, chất này tích lũy trong tế bào dẫn đến hiện tượng đau mỏi cơ.

b. – Trong quang hợp, Ôxi được sinh ra trong pha sáng, từ quá trình quang phân li nước:
                            H20 + năng lượng ánh sáng → ½ 02 + 2H+ + 2e-

– Từ nơi được tạo ra ôxi phải đi qua màng tilacôit, màng trong và màng ngoài của lục lạp, màng sinh chất rồi ra khỏi tế bào.

9

-  Tế bào vi khuẩn: kỳ trung gian thường rất ngắn, không chia thành các pha như ở tế bào nhân thực. Vì vi khuẩn có cấu tạo đơn giản, phân bào theo lối trực phân, không cần tơ phân bào; tốc độ tổng hợp các chất, tốc độ tái bản nhanh …

- Tế bào hồng cầu: không có kỳ trung gian. Vì hồng cầu không có nhân, không có khả năng phân chia.

- Tế bào hợp tử: kì trung gian thường ngắn do pha G1 thường rất ngắn (hợp tử phân chia rất nhanh, chủ yếu là phân chia nhân).

- Tế bào thần kinh ở người trưởng thành: kì trung gian kéo dài suốt đời sống cá  thể.

10

- Đánh dấu 3 lọ: 1,2,3. Lấy 3 ống nghiệm đánh số tương ứng 1,2,3

- Cho khoảng 5-10ml mỗi loại dung dịch 1,2,3 lần lượt vào 3 ống nghiệm 1,2,3 tương ứng.

- Cho 5 giọt CuSO4 vào mỗi ống nghiệm, cho tiếp 5 giọt NaOH vào mỗi ống nghiệm. Lắc nhẹ mỗi ống, ống nào có màu tím là chứa dung dịch lòng trắng trứng (hoặc có thể pha 2 dung dịch với tỷ lệ bằng nhau rồi lần lượt cho vào 3 ống nghiệm)

- Hai ống còn lại đều đem hơ trên đèn cồn đến khi sôi, ống nào chuyển sang màu đỏ gạch là ống chứa dung dịch glucozo, ống còn lại là ống chứa dung dịch saccarozo.

 
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ đề thi HSG môn Sinh học 10 năm 2021 - Trường THPT Lê Hồng Phong có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?