Bộ đề thi HSG môn Địa lý 10 năm 2021 - Trường THPT Chuyên Hạ Long có đáp án

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

HẠ LONG

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ 10

Năm học: 2020-2021

Thời gian: 180 phút

1. ĐỀ 1

Câu 1:

a. Hãy cho biết với từng bản đồ sau đây, 5 cm  trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực tế:

Bản đồ

  1.  
  1.  
  1.  
  1.  

Tỉ lệ bản đồ

  1.  
  1.  
  1.  
  1.  
 

b. Tại sao 22/6 là ngày có ngày dài nhất nhưng không nóng nhất ở Bắc bán cầu?

Câu 2:

a. Tại sao ở các miền địa cực và hoang mạc phong hóa lí học lại thể hiện rõ nhất?

b. Cho bảng số liệu: Phân phối tổng lượng bức xạ mặt trời ở các vĩ độ

(Đơn vị Kcalo/cm²/năm)                                                                              

Ngày tháng trong năm

Vĩ độ

00

100

200

500

700

900

21 – 3

22 – 6

23 - 9

22 – 12

672

577

663

616

659

649

650

519

556

728

548

286

367

707

361

66

132

624

130

0

0

634

0

0

 

- Bảng số liệu trên thuộc bán cầu nào? Vì sao?

- Nhận xét và giải thích sự phân phối tổng lượng bức xạ mặt trời ở các vĩ độ

Câu 3:

a. Nêu các nguyên nhân cơ bản sinh ra vòng tuần hoàn của nước và ý nghĩa của sự tuần hoàn đó.

b.

- Kể tên các thảm thực vật chính ở đới ôn hòa.

- Tại sao sinh vật trên thế giới đa dạng?

 Câu 4:

a. Vì sao có sự phân hóa về mặt tự nhiên của Trái Đất ?

b. Cho bảng số liệu về Tình hình dân số của một số nước dưới đây:

Tên nước

Tỷ suất sinh (‰)

Tỷ suất tử  (‰)

Gia tăng tự nhiên (%)

Tuổi thọ trung bình (tuổi) nam/nữ

  1.  
  1.  
  1.  

 

  1.  
  1.  
  1.  
  1.  

 

  1.  
  1.  
  1.  
  1.  

 

  1.  
  1.  
  1.  
  1.  

 

  1.  
  1.  
  1.  
  1.  

 

  1.  

- Hãy hoàn thành bảng sau và  sắp xếp các nước theo kiểu tháp tuổi cơ bản.

- Hãy cho biết đặc điểm từng kiểu tháp tuổi.

Câu 5

a. Ở nhóm nước phát triển và đang phát triển có sự chênh lệch về  GDP và GNI như thế nào? Tại sao?

b. Vì sao việc đưa chăn nuôi lên thành ngành chính ở các nước đang phát triển là một phương hướng đúng nhưng không dễ thực hiện?

Câu 6

a. Phân tích vai trò của tiến bộ khoa học kỹ thuật và thị trường tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.

b. Tại sao nói thông qua đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế trong nước có được động lực mạnh mẽ để phát triển?

Câu 7

a. Biến đổi khí hậu đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại thế kỷ XXI. Hãy phân tích nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu toàn cầu.

b. Cho bảng số liệu sau:

Sản lượng dầu thô, than sạch và điện của nước ta thời kì 2000 – 2009

Năm

2000

2005

2007

2009

Dầu thô ( triệu tấn )

16,3

18,5

15,9

16,4

Than sạch ( triệu tấn )

11,6

34,1

42,5

44,1

Điện ( tỉ kwh )

26,7

52,1

64,1

80,6

 

Hãy tính tốc độ gia tăng sản lượng dầu thô, than sạch và điện của nước ta thời kì 2000 – 2009 và rút ra nhận xét cần thiết.

ĐÁP ÁN

 

 

Câu

Ý

Nội dung

1

a

Với từng bản đồ sau đây, 5 cm  trên bản đồ tương ứng số km trên thực tế là:

Bản đồ

  1.  
  1.  
  1.  
  1.  

Tỉ lệ bản đồ

  1.  
  1.  
  1.  
  1.  

Km trên thực thế:

6 km

12.5 km

50 km

360 km

 

 

b

Tại sao 22/6 là ngày có ngày dài nhất nhưng không nóng nhất ở Bắc bán cầu?

  • Là ngày dài nhất vì: Ngày 22/6 là ngày Mặt Trời lên thiên đỉnh tại giới hạn xa nhất của BCB, BCB ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất/ nên đường phân chia sáng tối đi qua sau vòng cực Bắc và giới hạn xa nhất so với cực Trái Đất nên Bắc bán cầu có diện tích chiếu sáng lớn nhất vì vậy nên BCB có ngày dài nhất.
  • Không nóng nhất vì:

+ Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí mặt là nhiệt độ của bề mặt TĐ được đốt nóng.

+ Vào 22/6 nguồn nhiệt từ bức xạ Mặt Trời xuống Trái Đất là lớn nhất ở Bắc bán cầu. Nhưng bề mặt Trái Đất phải mất 1 thời gian nhất định trong quá trình hấp thụ bức xạ Mặt Trời thì mới trở nên nóng nhất.

+ Sau khi nhiệt độ bề mặt Trái Đất nóng nhất trong quá trình tỏa nhiệt mới làm cho nhiệt độ không khí nóng nhất.

=> Vì vậy: Ngày 22/6 không phải là ngày nóng nhất của BCB mà nhiệt độ ở BCB thường lớn nhất vào tháng 7.

{-- Nội dung đáp án câu 3, 4 của đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

4

a

Sự phân hóa về mặt tự nhiên của Trái Đất do: sự tác động tương quan của 2 nguồn năng lượng chủ yếu: Bức xạ Mặt Trời (tác nhân ngoại lực) và năng lượng bên trong của Trái Đất (nội lực).

- Bức xạ Mặt Trời là nguồn gốc và động lực của nhiều hiện tượng và quá trình tự nhiên ở bề mặt đất. Sự phân bố theo đới của bức xạ Mặt Trời đã gây ra sự phân hóa theo đới (quy luật địa đới) của nhiều thành phần và cảnh quan địa lí trên Trái Đất.

- Nguồn năng lượng bên trong của Trái Đất đã tạo ra sự phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương, địa hình núi cao. Chính sự khác nhau về vị trí của các bộ phận lục địa so với biển và đại dương, độ cao của địa hình miền núi đã dẫn đến sự phân hóa của tự nhiên theo chiều kinh tuyến và theo đai cao (quy luật phi địa đới)

 

b

Nước

B, D

  1.  

A, E

Kiểu tháp

Kiểu mở rộng:

Kiểu thu hẹp:

Kiểu ổn định:

Hình dạng

  • Đáy rộng, đinh nhọn, sườn thoải.
  • Đáy và đỉnh tháp thu hẹp, phình to ở sườn.
  • Hẹp ở đáy, mở rộng hơn ở đỉnh, sườn cân đối.

Đặc trưng

  • Tỉ suất sinh cao, trẻ em đông, thuổi thọ tb thấp, dân số tăng nhanh.
  • Chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già, tỉ suất sinh giảm nhanh, nhóm trẻ em ít dần, gia tăng dân số giảm dần.
  • Tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp ở nhóm trẻ nhưng cao hơn nhóm già, tuổi thọ cao, dân số ổn định cả về quy mô và cơ cấu.

Thuộc nhóm nước

  • Đang phát triển
  • Các nước công nghiệp mới và một số nước đang phát triển.
  • Phát triển

5

a

  • Phân biệt GDP và GNI:
  • GDP là tổng sản phẩm trong nước còn GNI là tổng thu nhập quốc gia.
  • GNI = GDP + nguồn thu nhập từ nước ngoài – nguồn thu phải chuyển cho nước ngoài.
  • Các nước phát triển thường có GNI > GDP vì nhìn chung các nước này thường có vốn đầu tư ra nước ngoài cao.
  • Các nước phát triển thường có GNI > GDP vì nhìn chung các nước này thường có vốn đầu tư ra nước ngoài cao.

 

b

- Việc đưa chăn nuôi lên thành ngành chính ở các nước đang phát triển là một phương hướng đúng vì:

+ Chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng thấp, nhưng hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lớn hơn rất nhiều so với ngành trồng trọt trong cơ cấu nông nghiệp.

+ Ngành chăn nuôi co vai trò quan trọng đối với đời sống và sản xuất.

  • Cung cấp nguồn thực phẩm bổ dưỡng, đạm động vật (thịt, trứng, sữa), đảm bảo sự cân đối trong khẩu phần ăn
  • Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, dược liệu và là mặt hàng XK có giá trị.

- Việc đưa chăn nuôi lên thành ngành chính ở các nước đang phát triển không dễ thực hiện vì:

+ Ở các nước đang phát triển, nông nghiệp là ngành chính nhưng dân số đông nên vấn đề lương thực được quan tâm hàng đầu. Vì vậy, trồng trọt được chú ý hơn chăn nuôi.

+ Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi không ổn định

+ Dịch vụ thú y, giống còn hạn chế, công nghiệp chế biến chưa thật phát triển

+ Vốn đầu tư cho chăn nuôi lớn.

6

a

Phân tích vai trò của tiến bộ khoa học – kĩ thuật và thị trường tới sự phát triển và phân bố công nghiệp. Cho ví dụ.

- Tiến bộ KH – KT

+ Làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp.

Ví dụ: Phương pháp khí hóa than ngay trong lòng cho phép khai thác những mỏ than ở sâu trong lòng đất mà trước đây không thể khai thác được.

+ làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp

Ví dụ: các xí nghiệp luyện kim đen trước đây thường gắn với mỏ than và quặng sắt. Nhờ phương pháp điện luyện hay lò thổi ô xi mà sự phân bố các xí nghiệp luyện kim đã thay đổi.

+ tạo ra những khả năng mới về sản xuất, đẩy nhanh tốc độ phát triển một số ngành (điện tử - tin học, hóa tổng hợp hữu cơ, công nghiệp vũ trụ…

  • Thị trường có tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí của xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất, đóng vai trò đòn bẩy đối với sự phát triển, phân bố và thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. Sự phát triển công nghiệp ở bất kì một quốc gia nào cũng đều nhằm thỏa mãn nhu cầu tỏng nước và hội nhập với thị trường thế giới

 

b

Thông qua đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế trong nước có được động lực mạnh mẽ để phát triển vì:

  • Hoạt động xuất nhập khẩu tạo đầu ra cho sản phẩm của các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, công nghiệp và cả dịch vụ .
  • Tạo vốn cho công nghiệp hóa, tạo việc làm cho người lao động .
  • Thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Nhập khẩu các máy móc thiết bị và nguyên vật liệu sẽ góp phần quan trọng vào việc trang bị kỹ thuật mới cho các ngành, duy trì mở rộng sản xuất với chất lượng sản phẩm tốt.
  • Việc nhập khẩu các hàng tiêu dùng thiết yếu có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao đời sống nhân dân.
  • Việc nhập khẩu hàng hóa còn tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp  các ngành sản xuất trong nước cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

7

a

Nguyên nhân của hiện tượng biến đổi khí hậu: 90% do con người gây ra, 10% là do tự nhiên.

  • Tự nhiên: do tương tác và vận động giữa Trái Đất và Vũ trụ (thay đổi bức xạ Mặt trời, va chạm từ Vũ Trụ); Thiên tai (động đất, núi lửa)
  • Hoạt động của con người: Chặt phá rừng; Sử dụng nhiên liệu
  • hoá thạch; Sử dụng các chất hoá học trong sản xuất và sinh hoạt; Phương tiện vận tải; Gia tăng dân số; Chiến tranh...
  • Các hoạt động trên làm tăng  nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính trong khí quyển như CO2, CH4, N2O... làm Trái Đất nóng lên nhanh chóng. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới Biến đổi khí hậu toàn cầu.

 

b

  • Xử lí số liệu:

Tốc độ gia tăng sản lượng dầu thô, than sạch và điện của nước ta thời kì 2000 – 2009 (đơn vị: % )

Năm

2000

2005

2007

2009

Dầu thô (triệu tấn)

100,0

113,5

97,5

100,6

Than sạch

(triệu tấn)

100,0

294,0

366,4

380,2

Điện (tỉ kwh)

100,0

195,1

240,1

301,9

 
  • Nhận xét:

- Sản lượng dầu thô, than sạch và điện thời kì 2000 – 2009 đều có xu hướng tăng.

- Tuy nhiên tốc độ tăng khác nhau:

+ Dầu thô: tăng chậm, không ổn định, giảm vào năm 2007 sau đó tăng (Dẫn chứng)

+ Than sạch: tăng nhanh nhất và liên tục (Dẫn chứng)

+ Điện tăng nhanh, nhất là giai đoạn gần đây (Dẫn chứng)

 

2. ĐỀ 2

Câu 1.

a. Dựa vào lược đồ sau, hãy viết rõ từng hướng từ O đi tới các địa điểm A, B, C, D, E, G, H, I.

b. Cho bảng: Tổng lượng bức xạ mặt trời (kcal/cm2)

Ngày tháng

00

90

200

500

700

900

21/3

672

659

556

367

132

0

22/6

577

649

728

707

624

634

23/9

663

650

548

361

130

0

22/12

616

519

268

66

0

0

Cho biết bảng số liệu trên thuộc bán cầu nào? Tại sao? Nhận xét, giải thích sự phân phối tổng lượng bức xạ mặt trời tại các vĩ độ.

Câu 2:

a. Nêu sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa trên thế giới và giải thích nguyên nhân.

b. Tại sao cùng là gió từ áp cao cận chí tuyến bắc bán cầu khi thổi về xích đạo khô nóng nhưng về vùng ôn đới gây mưa?

Câu 3:

a. Nước là tài nguyên vô tận đúng hay sai? Tại sao?

b. Giữa đất và sinh vật có quan hệ với nhau như thế nào?

Câu 4:

a. Biến đổi khí hậu toàn cầu là biểu hiện của quy luật nào trong lớp vỏ địa lí? Phân tích nguyên nhân, biểu hiện của quy luật đó.

b. Cho bảng số liệu:

Tỉ trọng dân số của 1 số châu lục trong dân số thế giới (%)

Năm

1750

1850

1950

2005

Châu Âu

21,5

24,2

13,5

11,4

Châu Mĩ

1,9

5,4

13,7

13,7

Châu Phi

15,1

9,1

12,1

13,8

Thế giới

100,0

100,0

100,0

100,0

 - Trình bày sự thay đổi tỉ trọng dân số của các châu lục ở bảng trên.

- Phân tích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó.

Câu 5:

a. Vì sao các nước đang phát triển, trong đó có nước ta, phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ?

b. Phân tích tác động của đất đai, khí hậu, tiến bộ khoa học kĩ thuật, thị trường đến sự phân bố nông nghiệp.

Câu 6:

a. Vì sao trong quá trình công nghiệp hoá, công nghiệp năng lượng luôn "đi trước một bước"?

b. So sánh những điểm giống và khác nhau của ngành vận tải biển và hàng không.

Câu 7:

a. Nêu những vấn đề môi trường ở các nước đang phát triển.

b. Cho bảng số liệu:

Dân số và sản lượng lương thực thế giới 1950 - 2011

Năm

Dân số (triệu người)

Sản lượng lương thực (triệu tấn)

1950

2550

676

1970

3700

1213

1980

4500

1561

1990

5300

1950

2000

6067

2060

2011

7000

2325

 

a. Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình dân số và sản lượng lương thực thế giới thời gian trên.

b. Nhận xét về tình hình dân số, lương thực thời gian trên.

ĐÁP ÁN

  CÂU

Ý

NỘI DUNG

Câu 1

a

 Căn cứ để xác định phương hướng trên bản đồ

- Dựa vào hệ thống các kinh tuyến và vĩ tuyến: Đầu chỉ phía trên của các đường kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu dưới chỉ hướng Nam. Đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông, đầu bên trái chỉ hướng Tây.

- Đối với bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định phương hướng.

b

Vẽ biểu đồ chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. Dựa vào biểu đồ hãy nhận xét và giải thích nguyên nhân của hiện tượng này?

Vẽ biểu đồ chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.

- Biểu đồ vẽ chính xác, có tên biểu đồ đầy đủ.

Nhận xét:

- Khu vực chí nội chí tuyến có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm. Khu vực chí tuyến 1 lần Mặt trời lên thiên đỉnh trong năm (dẫn chứng). Khu vực ngoại chí tuyến không có lần nào

- Khoảng cách thời gian giữa 2 lần mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm lớn nhất tại xích đạo và giảm dần về 2 chí tuyến (dẫn chứng).

Nguyên nhân:

- Do Trái đất chuyển động xung quanh Mặt Trời.

- Do Trái Đất hình cầu và trục nghiêng không đổi 66033’ so với phẳng Hoàng đạo

Câu 2

a

So sánh để thấy rõ sự khác nhau giữa đá mắc ma và đá trầm tích.

-  Về nguồn gốc: Đá mắc ma có nguồn gốc từ khối mắc ma nóng chảy trong lòng Trái Đất và bị nguội lạnh. Đá trầm tích có nguồn gốc từ sự lắng đọng tích tụ vật chất và bị nén chặt ở chỗ trũng.

- Về đặc điểm: Đá mắc ma cứng, chắc và có các tinh thể lóng lánh như granit, ba dan. Đá trầm tích mềm, mịn hơn, có hóa thạch và có sự phân lớp rõ ràng như đá vôi, than, sét, phiến....

b

Trình bày đặc điểm hoạt động của xoáy thuận. Giải thích tại sao khu vực xích đạo không có khí xoáy?

Đặc điểm hoạt động của xoáy thuận:

- Xoáy thuận là vùng áp thấp có đường đẳng áp khép kín, áp suất giảm từ ngoài vào trong. Gió thổi xoáy trôn ốc từ ngoài vào trong từ dưới lên trên theo chiều ngược kim đồng hồ ở bán cầu Bắc và thuận chiều kim đồng hồ ở bán cầu Nam.

- Xoáy thuận ôn đới: hình thành trong khoảng 50-650B,N. Trên frong cực ở phía tây, tây bắc di chuyển dần về phía đông, đông nam và tan dần đi. Frong già tan đi ở vị trí trung bình cũ lại frong trẻ xuất hiện hình thành một chuỗi xoáy thuận nối tiếp nhau gây gió, mưa dông cho khu vực mà nó đi qua.

- Xoáy thuân nhiệt đới (áp thấp và bão nhiệt đới):  Hình thành và hoạt động mạnh khoảng 5-200B,N ở phía tây các đại dương vào mùa hạ, thu và di chuyển về phía tây và tây bắc. Xoáy thuận nhiệt đới gây mưa to gió lớn trên diện rộng.

Khu vực xích đạo không có khí xoáy:

- Do khu vực xích đạo lực Coriôlit yếu nên các vùng áp thấp không tạo thành các khu khí xoáy.

{-- Nội dung đáp án câu 3,4 của đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 5

a

Cơ cấu kinh tế gồm những bộ phận nào? Bộ phận cơ cấu kinh tế nào quan trọng nhất?

Cơ cấu kinh tế gồm những bộ phận:

- Cơ cấu ngành kinh tế gồm: nông-lâm-ngư nghiệp; công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.

- Cơ cấu thành phần kinh tế gồm: Khu vực kinh tế trong nước; Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Cơ cấu lãnh thổ gồm toàn cầu và khu vực; Quốc gia và vùng.

- Bộ phận cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất

b

So sánh đặc điểm địa lý cây lương thực và cây công nghiệp.

Đặc điểm giống nhau:

- Đều là cây trồng

- Đều cho sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người, chế biến công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu

Đặc điểm khác nhau

- Vai trò:

  + Cây lương thực gồm các cây như lúa gạo , lúa mì, ngô.... cung cấp chất tinh bột và dinh dưỡng cho người và gia súc

+ Cây công nghiệp cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu cho công chế biến hàng tiêu dùng và thực phẩm, giá trị sản phẩm được tăng lên nhiều lần sau khi được chế biến. Đồng thời khắc phục tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh và góp phần bảo vệ môi trường.

- Đặc điểm sinh thái:

+ Cây lương thực: thời gian sinh trưởng ngắn, biên độ sinh thái rộng, dễ tính không cần nhiều công chăm sóc.

 + Cây công nghiệp: thời gian sinh trưởng đa dạng cả ngắn ngày (lạc, đậu tương, thuốc lá..) và dài ngày (chè, cà phê, cao su...), có biên độ sinh thái hẹp. Phần lớn các cây công nghiệp ưa nhiệt, ưa ẩm đòi hỏi các điều kiện đất đai, khí hậu đặc biệt thuận lợi. Cần nhiều công chăm sóc và lao động có kỹ thuật và kinh nghiệm.

- Phân bố: Cây lương thực phân bố rộng khắp. Cây công nghiệp phân bố thành vùng tập trung rộng lớn (vùng chuyên canh ) có các xí nghiệp chế biến ở miền khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới.

Câu 6

a

Giải thích tại sao trong cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sức gió đang được coi trọng?

 Trong cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sức gió đang được coi trọng. Tỷ trọng ngày càng tăng là do:

- Các nguồn năng lượng truyền thống như than, dầu-khí.... ngày càng cạn kiệt. Đặc biệt trong quá trình khai thác và sử dụng gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sinh thái của Trái Đất.

- Các nguồn năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sức gió là nguồn năng lượng mới, nhiều vô tận và trong quá trình khai thác và sử dụng ít gây hưởng xấu tới môi trường sinh thái. 

b

Phân tích những ưu điểm, nhược điểm của giao thông vận tải đường sắt và ô tô. Tại sao khối lượng luân chuyển của giao thông vận tải đường biển lớn nhất?

Giao thông vận tải đường sắt:

Ưu điểm: Vận chyển các hàng nặng trên các tuyến đường xa với tốc độ ổn định  và giá rẻ.

- Nhược điểm: Không cơ động chỉ hoạt động trên các tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray. Vốn đầu tư lớn cho xây dựng đường ray, nhà ga và đội ngũ công nhân để quản lý và điều hành.

Giao thông vận tải đường ô tô:

- Ưu điểm: Tiện lợi, tính cơ động cao và khả năng thích nghi cao với các điều kiện của địa hình. Hiệu quả kinh tế cao với các cự ly ngắn và trung bình và là phương tiện vận tải phối hợp với các loại phương tiện khác.

- Nhược điểm: Gây ô nhiễm môi trường (dẫn chứng), ách tắc và tai nạn giao thông.

 

 

 

- Khối lượng luân chuyển của giao thông vận tải đường biển lớn nhất chiếm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của các  loại phương tiện vận tải trên thế giới bởi đảm nhận vận tải quốc tế với các tuyến đường dài.

Câu 7

a

Môi trường có các chức năng gì?. Hãy phân tích để thấy rõ sự sai lầm của quan điểm hoàn cảnh địa lý quyết định.

Môi trường có các chức năng:

+ Là không gian sống của con người

+ Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên

+ Là nới chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.

- Phân tích để thấy sự sai lầm của quan điểm hoàn cảnh địa lý quyết định…

b

Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu nhóm tuổi của dân số Việt Nam.

- Tính bán kính:

  R1979 = 1 đơn vị

  R1999 = 1,2 đơn vị

  R2005 = 1,25 đơn vị

- Vẽ biểu đồ tròn (chính xác, có ghi chú và tên biểu đồ)

Hãy phân tích sự thay đổi về quy mô và cơ cấu nhóm tuổi của dân số Việt Nam qua các năm.

- Quy mô dân số Việt Nam tăng nhanh (dẫn chứng).

- Cơ cấu dân số đang có sự thay đổi về các nhóm tuổi:

+  Tỷ lệ nhóm từ 0-14 tuổi giảm nhanh (dẫn chứng).

+ Tỷ lệ độ nhóm từ 15-59 tuổi tăng nhanh (dẫn chứng).

+ Tỷ lệ nhóm tuổi trên 60 tuổi tăng chậm (dẫn chứng).

- Việt Nam đang chuyển đổi từ nước có dân số trẻ sang dân số ổn định.

3. ĐỀ 3

Câu 1:

a. Để xác định phương hướng trên bản đồ phải dựa vào căn cứ nào?

b. Vẽ biểu đồ chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. Dựa vào biểu đồ hãy nhận xét và giải thích nguyên nhân của hiện tượng này?

Câu 2:

a. So sánh để thấy rõ sự khác nhau giữa đá mắc ma và đá trầm tích.

b. Trình bày đặc điểm hoạt động của xoáy thuận. Giải thích tại sao khu vực xích đạo không có khí xoáy?

Câu 3:

a. Tại sao theo vĩ độ thì độ mặn nước biển cao nhất ở vùng chí tuyến và thấp nhất ở gần cực?

b. Chứng minh quá trình hình thành đất có tính chất phát sinh và tổng hợp.

Câu 4:

a. Lớp vỏ địa lý là gì? Nêu đặc điểm của lớp vỏ địa lý.

b. Thế nào là nước có cơ cấu dân số già và dân số trẻ? Phân tích những thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ đến sự phát triển kinh tế-xã hội. 

Câu 5:

a. Cơ cấu kinh tế gồm những bộ phận nào? Bộ phận cơ cấu kinh tế nào quan trọng nhất?

b. So sánh đặc điểm địa lý cây lương thực và cây công nghiệp.

Câu 6:

a. Giải thích tại sao trong cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sức gió đang được coi trọng?

b. Phân tích những ưu điểm, nhược điểm của giao thông vận tải đường sắt và ô tô. Tại sao khối lượng luân chuyển của giao thông vận tải đường biển lớn nhất?

Câu 7:

a. Môi trường có các chức năng gì? Hãy phân tích để thấy rõ sự sai lầm của quan điểm hoàn cảnh địa lý quyết định.

b. Cho bảng số liệu:

 Quy mô và cơ cấu nhóm tuổi của dân số Việt Nam, thời kỳ 1979-2005

                                              Đơn vị: %

              Năm

Nhóm tuổi

1979

 

1999

2005

0-14

42,5

33,6

27,0

15-59

50,4

58,3

64,0

60 trở lên

7,1

8,1

9,0

Tổng cộng (triệu người)

52,7

76,3

82,4

 

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu nhóm tuổi của dân số Việt Nam.

b. Phân tích sự thay đổi về quy mô và cơ cấu nhóm tuổi của dân số Việt Nam thời kỳ 1979-2005.

ĐÁP ÁN

  CÂU

Ý

NỘI DUNG

Câu 1

a

 Căn cứ để xác định phương hướng trên bản đồ

- Dựa vào hệ thống các kinh tuyến và vĩ tuyến: Đầu chỉ phía trên của các đường kinh tuyến chỉ hướng Bắc, đầu dưới chỉ hướng Nam. Đầu bên phải của vĩ tuyến chỉ hướng Đông, đầu bên trái chỉ hướng Tây.

- Đối với bản đồ không vẽ kinh, vĩ tuyến thì dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc để xác định phương hướng.

b

Vẽ biểu đồ chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời. Dựa vào biểu đồ hãy nhận xét và giải thích nguyên nhân của hiện tượng này?

Vẽ biểu đồ chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.

- Biểu đồ vẽ chính xác, có tên biểu đồ đầy đủ.

Nhận xét:

- Khu vực chí nội chí tuyến có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm. Khu vực chí tuyến 1 lần Mặt trời lên thiên đỉnh trong năm (dẫn chứng). Khu vực ngoại chí tuyến không có lần nào

- Khoảng cách thời gian giữa 2 lần mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm lớn nhất tại xích đạo và giảm dần về 2 chí tuyến (dẫn chứng).

Nguyên nhân:

- Do Trái đất chuyển động xung quanh Mặt Trời.

- Do Trái Đất hình cầu và trục nghiêng không đổi 66033’ so với phẳng Hoàng đạo

{-- Nội dung đáp án câu 2, 3, của đề số 3 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Câu 4

a

Lớp vỏ địa lý là gì? Nêu đặc điểm của lớp vỏ địa lý.

Lớp vỏ địa lý:

 - Lớp vỏ địa lý (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Đặc điểm:

- Chiều dày từ 30-35km

- Giới hạn trên là phía dưới của tầng ô dôn đến đáy của vực thẳm đại dương, ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa.

- Phát triển theo những quy luật địa lý chung nhất.

b

Thế nào là nước có cơ cấu dân số già và dân số trẻ? Phân tích những thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ đến sự phát triển kinh tế-xã hội.

- Nước có dân số trẻ: có tỷ lệ độ tuổi từ 0-14 tuổi lớn hơn 35% và từ 60 tuổi trở lên là nhỏ hơn 10% tổng số dân.

- Nước có dân số già:có tỷ lệ độ tuổi từ 0-14 tuổi nhỏ hơn 25% và từ 60 tuổi trở lên là lớn hơn 15% tổng số dân.

Những thuận lợi và khó khăn:

- Dân số trẻ:

  + Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, dự trữ lao động lớn…

   + Khó khăn: nhiều vấn đề xã hội nảy sinh như giải quyết việc làm khó khăn, thất nghiệp nhiều, chi phí nuôi dưỡng, giáo dục…cho trẻ em cao.

- Dân số già:

  + Thuận lợi: nguồn lao động lớn, trình độ dân trí cao…

  + Khó khăn: thiếu nguồn lao động bổ sung, chi phí phúc lợi cho người già cao…

Câu 5

a

Cơ cấu kinh tế gồm những bộ phận nào? Bộ phận cơ cấu kinh tế nào quan trọng nhất?

Cơ cấu kinh tế gồm những bộ phận:

- Cơ cấu ngành kinh tế gồm: nông-lâm-ngư nghiệp; công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.

- Cơ cấu thành phần kinh tế gồm: Khu vực kinh tế trong nước; Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Cơ cấu lãnh thổ gồm toàn cầu và khu vực; Quốc gia và vùng.

- Bộ phận cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất

b

So sánh đặc điểm địa lý cây lương thực và cây công nghiệp.

Đặc điểm giống nhau:

- Đều là cây trồng

- Đều cho sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người, chế biến công nghiệp thực phẩm và xuất khẩu

Đặc điểm khác nhau

- Vai trò:

  + Cây lương thực gồm các cây như lúa gạo , lúa mì, ngô.... cung cấp chất tinh bột và dinh dưỡng cho người và gia súc

+ Cây công nghiệp cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu cho công chế biến hàng tiêu dùng và thực phẩm, giá trị sản phẩm được tăng lên nhiều lần sau khi được chế biến. Đồng thời khắc phục tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh và góp phần bảo vệ môi trường.

- Đặc điểm sinh thái:

+ Cây lương thực: thời gian sinh trưởng ngắn, biên độ sinh thái rộng, dễ tính không cần nhiều công chăm sóc.

 + Cây công nghiệp: thời gian sinh trưởng đa dạng cả ngắn ngày (lạc, đậu tương, thuốc lá..) và dài ngày (chè, cà phê, cao su...), có biên độ sinh thái hẹp. Phần lớn các cây công nghiệp ưa nhiệt, ưa ẩm đòi hỏi các điều kiện đất đai, khí hậu đặc biệt thuận lợi. Cần nhiều công chăm sóc và lao động có kỹ thuật và kinh nghiệm.

- Phân bố: Cây lương thực phân bố rộng khắp. Cây công nghiệp phân bố thành vùng tập trung rộng lớn (vùng chuyên canh ) có các xí nghiệp chế biến ở miền khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới.

Câu 6

a

Giải thích tại sao trong cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sức gió đang được coi trọng?

 Trong cơ cấu sử dụng năng lượng của thế giới, năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sức gió đang được coi trọng. Tỷ trọng ngày càng tăng là do:

- Các nguồn năng lượng truyền thống như than, dầu-khí.... ngày càng cạn kiệt. Đặc biệt trong quá trình khai thác và sử dụng gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sinh thái của Trái Đất.

- Các nguồn năng lượng mặt trời, địa nhiệt, sức gió là nguồn năng lượng mới, nhiều vô tận và trong quá trình khai thác và sử dụng ít gây hưởng xấu tới môi trường sinh thái. 

b

Phân tích những ưu điểm, nhược điểm của giao thông vận tải đường sắt và ô tô. Tại sao khối lượng luân chuyển của giao thông vận tải đường biển lớn nhất?

Giao thông vận tải đường sắt:

Ưu điểm: Vận chyển các hàng nặng trên các tuyến đường xa với tốc độ ổn định  và giá rẻ.

- Nhược điểm: Không cơ động chỉ hoạt động trên các tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray. Vốn đầu tư lớn cho xây dựng đường ray, nhà ga và đội ngũ công nhân để quản lý và điều hành.

Giao thông vận tải đường ô tô:

- Ưu điểm: Tiện lợi, tính cơ động cao và khả năng thích nghi cao với các điều kiện của địa hình. Hiệu quả kinh tế cao với các cự ly ngắn và trung bình và là phương tiện vận tải phối hợp với các loại phương tiện khác.

- Nhược điểm: Gây ô nhiễm môi trường (dẫn chứng), ách tắc và tai nạn giao thông.

 

 

 

- Khối lượng luân chuyển của giao thông vận tải đường biển lớn nhất chiếm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa của các  loại phương tiện vận tải trên thế giới bởi đảm nhận vận tải quốc tế với các tuyến đường dài.

Câu 7

a

Môi trường có các chức năng gì?. Hãy phân tích để thấy rõ sự sai lầm của quan điểm hoàn cảnh địa lý quyết định.

Môi trường có các chức năng:

+ Là không gian sống của con người

+ Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên

+ Là nới chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.

- Phân tích để thấy sự sai lầm của quan điểm hoàn cảnh địa lý quyết định…

b

Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu nhóm tuổi của dân số Việt Nam.

- Tính bán kính:

  R1979 = 1 đơn vị

  R1999 = 1,2 đơn vị

  R2005 = 1,25 đơn vị

- Vẽ biểu đồ tròn (chính xác, có ghi chú và tên biểu đồ)

Hãy phân tích sự thay đổi về quy mô và cơ cấu nhóm tuổi của dân số Việt Nam qua các năm.

- Quy mô dân số Việt Nam tăng nhanh (dẫn chứng).

- Cơ cấu dân số đang có sự thay đổi về các nhóm tuổi:

+  Tỷ lệ nhóm từ 0-14 tuổi giảm nhanh (dẫn chứng).

+ Tỷ lệ độ nhóm từ 15-59 tuổi tăng nhanh (dẫn chứng).

+ Tỷ lệ nhóm tuổi trên 60 tuổi tăng chậm (dẫn chứng).

- Việt Nam đang chuyển đổi từ nước có dân số trẻ sang dân số ổn định.

 
4. ĐỀ 4
CÂU 1:

a. Để sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập, cần hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý ngay trong bản đồ, Atlat. Vậy để trình bày và giải thích về chế độ nước của một con sông cần sử dụng những bản đồ nào?

b. Vào ngày 22/6/2012, thành phố B có góc nhập xạ là 82059', và giờ của thành phố B chậm hơn giờ của thành phố A là 2 giờ 17 phút nhưng nhanh hơn giờ kinh tuyến gốc (Grin-uych) là 4 giờ 53 phút. Hãy xác định tọa độ địa lí của thành phố A và B, biết rằng cả 2 thành phố A và B nằm trên cùng một vĩ độ và trong vùng nội chí tuyến.

CÂU 2:

a. Phân biệt hai dạng địa hình địa lũy và địa hào?

b. Cho bảng số liệu sau về nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm ở bán cầu Bắc. Hãy rút ra nhận xét và giải thích:

Vĩ độ (0B)

0

20

30

40

50

60

70

Nhiệt độ TB năm (0C)

24,5

25,0

20,4

14,0

5,4

-0,6

-10,4

Biên độ nhiệt năm (0C)

1,8

7,4

13,3

17,7

23,8

29,0

32,2

 

CÂU 3:

a. Lượng nước ngầm trên lục địa có như nhau ở mọi khu vực không? Tại sao?

b. Tại sao trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau? Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật?

CÂU 4:

a. Biến đổi khí hậu toàn cầu là biểu hiện của quy luật nào trong lớp vỏ Địa lý? Phân tích nguyên nhân và biểu hiện của quy luật đó.

b. Gia tăng dân số cơ học có phải là động lực tăng dân số thế giới không? Tại sao? Phân tích các nguyên nhân gây biến động dân số cơ học.

CÂU 5:

a. Có thể dựa vào cơ cấu ngành kinh tế để đánh giá trình độ phát triển kinh tế xã hội một quốc gia không? Cho cơ cấu kinh tế Hoa Kỳ năm 2004: tỉ trọng ngành dịch vụ là 79,4%,  ngành công nghiệp – xây dựng là 19,7% và nông – lâm – ngư nghiệp là 0,9%. Em hãy nhận xét.

b.Tại sao sản lượng lúa mì thế giới ít hơn sản lượng lúa gạo mà sản lượng xuất khẩu lúa mì lại rất nhiều so với lúa gạo?

CÂU 6:

a. Công nghiệp là ngành giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Em hãy cho biết: Tại sao các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) phải tiến hành công nghiệp hóa.

b. Giải thích tại sao dịch vụ tiêu dùng trên thế giới ngày càng phát triển.

CÂU 7:

a.Thế nào là phát triển bền vững. Phân tích mục tiêu của phát triển bền vững.

b. Cho bảng số liệu :

Tổng giá trị xuất nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 1990- 2007

(Đơn vị: Triệu  USD)

Năm

Tổng số

Cán cân

1990

5156,4

-348,4

2000

30119,2

-1153,8

2005

69114,0

- 4648,0

2007

111400,0

-14200,0

 

 

 

 

 

 

Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu nước ta qua các năm và nêu nhận xét.

ĐÁP ÁN

Câu

Ý

Đáp án

 

a

Bản đồ

1

 

Để trình bày, giải thích về chế độ nước một con sông cần tìm hiểu các bản đồ:

- Bản đồ thuỷ văn

- Bản đồ địa hình để biết tốc độ dòng chảy

- Bản đồ khí hậu để biết chế độ nước theo

- Bản đồ sinh vật thổ nhưỡng để biết sự điều tiết của dòng chảy

 

b

Trái Đất

 

 

- Vĩ độ của thành phố B:

Thành phố B nằm ở bán cầu Bắc, bởi vì ngày 22/6 có góc nhập xạ lớn hơn 66033' và nằm trong vùng nội chí tuyến.

             B = α - (900- h0)

                  = 23027' - ( 900 - 82059' )

                  = 16026' B                                             

- Kinh độ thành phố B:

Thành phố B nằm ở bán cầu Đông, bởi vì có giờ sớm hơn với giờ ở kinh tuyến gốc:

lB = 4 giờ 53 phút x 150

     = 73015' Đ                     

- Tọa độ địa lí thành phố B (16026' B, 73015' Đ)    

- Thành phố A nằm trên cùng một vĩ độ và trong vùng nội chí tuyến nên vĩ độ của thành phố B cũng chính là vĩ độ của thành phố A: 16026' B                      

Thành phố A cũng nằm ở bán cầu Đông, bởi vì có giờ nhanh hơn thành phố B, vậy kinh độ của thành phố A:

  lA = (4 giờ 53 phút + 2 giờ 17 phút) x 150

      = 7 giờ 10 phút x 150

          = 107030' Đ

- Tọa độ địa lí thành phố A (16026' B, 107030' Đ ) 

2

a

 Cấu trúc TĐ- Thạch quyển

 

 

Phân biệt hai dạng địa hình địa lũy và địa hào?

- Giống: đều là hệ quả của tác động nội lực của TĐ, cụ thể là kết quả vận động của vỏ TĐ theo phương nằm ngang diễn ra với biên độ lớn tại các vùng có cấu tạo bởi đá cứng

- Khác: + Địa lũy là 1 bộ phận trồi lên tại các đứt gãy ngang của vận động của vỏ TĐ dịch chuyển theo chiều ngang với biên độ lớn tại các vùng đá cứng

+ Địa hào là bộ phận sụt xuống tại các đứt gãy ngang

 

b

Khí quyển

 

 

* Nhận xét:

Nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt có sự thay đổi từ xích đạo về cực.

- Nhiệt độ giảm dần từ xích đạo về cực (trừ vĩ độ 20), càng lên vĩ độ cao nhiệt càng giảm nhanh.(dẫn chứng).

- Biên độ nhiệt độ năm tăng dần từ xích đạo về cực (dẫn chứng)

* Giải thích:

- Càng lên vĩ độ cao góc nhập càng nhỏ, thời gian chiếu sáng giảm dần nên nhiệt độ mà mặt đất nhận được cũng giảm.

- Xích đạo có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn vĩ độ 20 vì: Xích đạo chiếm phần lớn là đại dương, có rừng xích đạo bao phủ đồng thời đây cũng là nơi có lượng mưa lớn nhất.

- Biên độ nhiệt tăng dần theo vĩ độ vì: càng lên vĩ độ cao sự chênh lệch về độ lớn của góc nhập xạ và thời gian chiếu sáng giữa hai mùa càng tăng

{-- Nội dung đáp án câu 3,4 của đề số 4 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

 

5

 

 

 

 

a

Cơ cấu nền kinh tế

 

- Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm 3 ngành là dịch vụ, nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp – xây dựng

- Cơ cấu ngành kinh tế được coi như một tiêu chí để đánh giá trình độ phát triển kinh tế một quốc gia

+ Nếu trong một nền kinh tế, tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp còn lớn, hai ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ nhỏ thì chứng tỏ đây là nền kinh tế còn sản xuất thô sơ, lạc hậu => kém phát triển

+ Nếu tỉ trọng ngành công nghiệp xây dựng cao, ngành dịch vụ, nông – lâm – ngư nghiệp nhỏ thì đây là nền kinh tế đang trong quá trình công nghiệp hoá, đang phát triển mạnh

+ Nếu tỉ trọng ngành dịch vụ cao, hai ngành nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp – xây dựng có tỉ trọng thấp thì đây là nền kinh tế phát triển, sản xuất vật chất (nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp – xây dựng) đã đáp ứng được nhu cầu của người dân, mức sống người dân cao đòi hỏi nhu cầu về tinh thần, dịch vụ.

- Nhận xét cơ cấu kinh tế Hoa Kỳ (năm 2004)

+ Đây là nước có nền kinh tế phát triển

+ Tỉ trọng ngành nông nghiệp và công nghiệp – xây dựng nhỏ (hơn 20%) chứng tỏ vật chất trong xã hội được sản xuất đầy đủ, năng suất cao

+ Tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm gần 80% chứng tỏ nhu cầu lớn của người dân, chất lượng cuộc sống cao => kinh tế phát triển

b

Địa lý nông nghiệp

 

Tại sao sản lượng lúa mì thế giới ít hơn sản lượng lúa gạo mà sản lượng xuất khẩu lúa mì lại rất nhiều so với lúa gạo?

*Tình hình sản xuất:

- Sản lượng lúa mì thế giới 550 triệu tấn, xuất khẩu từ 20 – 30%. Sản lượng lúa gạo thế giới 580 triệu tấn nhưng xuất khẩu 4%. Như vậy lượng xuất khẩu lúa gạo ít hơn nhiều so với lúa mì

*Nguyên nhân:

+ Lúa mì: trồng chủ yếu vùng có khí hậu ôn đới, cận nhiệt và vùng núi cao nhiệt đới. Đây phần lớn là những nước có nền kinh tế phát triển, dân cư ít nên nhu cầu ít, do đó xuất khẩu nhiều

+ Lúa gạo: trồng chủ yếu vùng có khí hậu nhiệt đới, gió mùa. Đây là những nước đang phát triển, dân cư đông, tăng nhanh nên nhu cầu lương thực lớn. Vì vậy lượng xuất khẩu ít

6

a

Địa lý công nghiệp

- Nêu khái niệm công nghiệp hóa:

- Giải thích

+ Xuất phát từ vai trò chủ đạo của công nghiệp trong nền kinh tế

quốc dân nói chung (chứng minh)

+ Vai trò của sản xuất công nghiệp đối với các nước đang phát triển

. Tạo ra phương pháp tổ chức và quản lý sản xuất tiên tiến, có hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội

. Rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các vùng tạo điều kiện hình thành các đô thị  và chuyển hóa chức năng các đô thị, thực hiện công nghiệp hóa nông thôn

+ Hiện trạng nền kinh tế của các nước đang phát triển: tỉ trọng của nông – lâm – ngư nghiệp còn cao, tỉ trọng của công nghiệp còn thấp, nền kinh tế còn dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp

+ Vai trò của quá trình công nghiệp hóa: để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và đảm bảo sự ổn định về kinh tế – xã hội, giải quyết tốt việc làm và tăng thu nhập

 

b

Địa lý dịch vụ

Giải thích tại sao dịch vụ tiêu dùng trên thế giới ngày càng phát triển?

- Dịch vụ tiêu dùng: hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch…

- Giải thích: do tác động của:

+ Sự thay đổi dân số: quy mô, gia tăng, cơ cấu, phân bố (phân tích)…

+ Trình độ phát triển Kt, năng suất lao động XH (phân tích)

+ Quá trình đô thị hóa trên TG (phân tích)

7

a

Môi trường và sự phát triển bền vững

 

- Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà không làm thiện hại đến khả năng của thế hệ tương lai được thỏa mãn nhu cầu của họ. Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển bao gồm: tăng trưởng KT, cải thiện các vấn đề XH và môi trường

- Mục tiêu:

+ Về kinh tế: tăng trưởng hiệu quả, ổn định

+ Về xã hội: con người có được đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, có việc làm, đảm bảo về y tế, giáo dục văn hóa..

+ Về môi trường: con người sống trong MT lành mạnh, trong sạch, sử dụng hợp lý tài nguyên…

b

Kỹ năng biểu đồ

 

+ Lập bảng tính giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và cơ cấu giá trị xuất khẩu, nhập khẩu. (Đơn vị: triệu USD, %)

Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Giá trị

%

Giá trị

%

1990

2404,0

46,6

2752,4

53,4

2000

14482,7

48,1

15636,5

51,9

2005

32233,0

46,6

36881,0

53,4

2007

48600,0

43,6

62800,0

56,4

+ Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu xuất, nhập khẩu của nước ta từ năm 1990 – 2007.

+ Nhận xét:

-Tổng giá trị xuất nhập khẩu tăng nhanh.(dẫn chứng)

    -Nước ta nhập siêu, giá trị nhập siêu ngày càng lớn.(dẫnchứng)

 

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ đề thi HSG môn Địa lý 10 năm 2021 - Trường THPT Chuyên Hạ Long có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Ngoài ra, các em còn có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?