TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH | ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 8 Thời gian: 45 phút |
ĐỀ SỐ 1
I. Trắc Nghiệm (4 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1: Khi ăn rau sống không được rửa sạch, ta có nguy cơ
A. Mắc bệnh sởi.
B. Nhiễm giun sán.
C. Mắc bệnh lậu.
D. Nổi mề đay.
Câu 2: Việc làm nào dưới đây có thể gây hại cho men răng của bạn?
A. Uống nước lọc
B. Ăn kem
C. Uống sinh tố bằng ống hút
D. Ăn rau xanh
Câu 3: Nhờ đâu mà ruột non có vai trò hấp thụ chất dinh dưỡng với hiệu quả cao?
A. Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp
B. Niêm mạc ruột non có các lông ruột, lông ruột cực nhỏ
C. Ruột non rất dài
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Vai trò chủ yếu của ruột già là gì?
A. Thải phân và hấp thụ đường
B. Tiêu hóa thức ăn và thải phân
C. Hấp thụ nước và thải phân
D. Tiêu hóa thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng
Câu 5: Sự thay đổi thể tích lồng ngực khi hít vào thở ra đó là
A. Khi hít vào thể tích lồng ngực tăng và khi thở ra thể tích lồng ngực giảm
B. Khi hít vào thể tích lồng ngực giảm và khi thở ra thể tích lồng ngực tăng
C. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều tăng
D. Cả khi hít vào và thở ra thể tích lồng ngực đều giảm
Câu 6: Tiêu hóa thức ăn là
A. Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng
B. Cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng qua thành ruột
C. Thải bỏ các chất thừa không hấp thụ được
D. Cả ba đáp án trên
Câu 7: Trong hệ tiêu hoá ở người, bộ phận nào nằm liền dưới dạ dày?
A. Tá tràng
B. Thực quản
C. Hậu môn
D. Kết tràng
Câu 8: Cơ quan nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hóa
A. Thực quản
B. Dạ dày
C. Tuyến ruột
D. Tá tràng
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Nêu cấu tạo và chức năng của nơron.
Câu 2: (3 điểm) Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài, TĐC giữa tế bào và cơ thể.
ĐÁP ÁN
I. Trắc Nghiệm (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
B | B | D | C | A | D | A | C |
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1:
- Cấu tạo nơron gồm:
+ Thân: chứa nhân, xung quanh nhân là tua ngắn gọi là sợi nhánh
+ Tua dài (Sợi trục) có bao Miêlinà nơi tiếp nối nơron gọi là xi náp.
- Chức năng cuả nơron:
+ Cảm ứng : là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích băng hình thức phát sinh xung thần kinh
+ Dẫn truyền xung thần kinh là khả năng lan truyền xung thần kinh theo một chiều nhất định
- 3 loại nơron:
+ Nơ ron hướng tâm (cảm giác)
+ Nơ ron trung gian (liên lạc)
+ Nơ ron li tâm (vận động)
Câu 2:
- TĐC giữa cơ thể và môi trường ngoài được biểu hiện là cơ thể lấy vào thức ăn, nước, muối khoáng, oxi và thải ra môi trường ngoài cácboníc, phân, nước tiểu.
- Hệ tiêu hoá có vai trò biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng và thải phân ra ngoài môi trường.
- Hệ hô hấp có vai trò lấy oxi và thải khí các bo níc
- Hệ bài tiết có vai trò lọc từ máu chất thải và thải ra ngoài nước tiểu.
- Hệ tuần hoàn vận chuyển oxi các chất dinh dưỡng tới tế bào và vận chuyển khí cácboníc tới phổi, chất thải tới cơ quan bài tiết.
- Trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong được biểu hiện chất dinh dưỡng và oxi tiếp nhận từ máu và nước mô được tế bào sử dụng cho cho các hoạt động sống, đồng thời các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong, đưa đến các cơ quan bài tiết, còn khí cacbonic được đưa tới phổi để thải ra ngoài.
- Mối quan hệ giữa TĐC ở cấp độ cơ thể với TĐC ở cấp độ tế bào.
TĐC ở 2 cấp độ có liên quan mật thiết với nhau, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển.
--------------------------------------------0.0--------------------------------------------
ĐỀ SỐ 2
I. Trắc Nghiệm (4 điểm)
Chọn đáp án trả lời đúng
Câu 1: Ở người, dịch tiêu hoá từ tuyến tụy sẽ đổ vào bộ phận nào?
A. Thực quản
B. Ruột non
C. Dạ dày
D. Ruột già
Câu 2: Các tuyến tiêu hóa là
A. Tuyến nước bọt
B. Tuyến vị
C. Tuyến ruột
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 3: Các hoạt động biến đổi lí học xảy ra trong khoang miệng là
A. Tiết nước bọt
B. Nhai và đảo trộn thức ăn
C. Tạo viên thức ăn
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Tuyến nước bọt lớn nhất của con người nằm ở đâu?
A. Hai bên mang tai
B. Dưới lưỡi
C. Dưới hàm
D. Vòm họng
Câu 5: Từ ngoài vào trong, các cơ của dạ dày sắp xếp theo trật tự như thế nào?
A. Cơ dọc – cơ chéo – cơ vòng
B. Cơ chéo – cơ vòng – cơ dọc
C. Cơ dọc – cơ vòng – cơ chéo
D. Cơ vòng – cơ dọc – cơ chéo
Câu 6: Quá trình biến đổi lí học của thức ăn xảy ra do
A. Sự tiết nước bọt
B. Sự co bóp của dạ dày
C. Sự tạo viên thức ăn
D. Hoạt động của các enzyme.
Câu 7: Tại sao khi còn bé, nếu gánh nặng thường xuyên thì sẽ không cao lên được?
A. Vì xương không dài ra được
B. Vì thiếu chất xương tạo xương mỏi
C. VÌ hai tấm sụn hóa xương nhanh nên không dài ra được
D. Vì hai tấm sụn tăng trưởng ở gần hai đầu xương hóa xương hết nên xương không dài ra được
Câu 8: Hiện tượng người sờ tay vào vật nóng thì rụt lại và hiện tượng chạm tay vào cây trinh nữ thì cây cụp lá lại có gì giống nhau?
A. Đều là phản xạ ở sinh vật
B. Đều là hiện tượng cảm ứng ở sinh vật
C. Đều là sự trả lời lại các kích thích của môi trường
D. Cả B và C
II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Trình bày các tác nhân có hại cho hệ tiêu hoá.
Câu 2: (3 điểm) Các chất trong thức ăn được phân nhóm như thế nào? Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào? Hoạt động nào là quan trọng ? Vai trò của quá trình tiêu hoá thức ăn.
ĐÁP ÁN
I. Trắc Nghiệm (4 điểm)
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
B | D | D | A | C | B | D | B |
-(Để xem tiếp nội dung phần đáp án từ câu 1-3 tự luận đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ đề thi HK1 môn Sinh học 8 năm 2020 Trường THCS Phan Chu Trinh có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây: