Bộ đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Lý Thường Kiệt

TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT

KIỂM TRA MỘT TIẾT LẦN 1

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2019 – 2020

 

Đề số 1:

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trong nguyên tử, hạt mang điện là

A. electron.              B. electron và nơtron.      C. proton và nơtron.      D. proton và electron.

Câu 2: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng     

A.số khối.                                                         B. số nơtron.        

C. điện tích hạt nhân.                                       D. số nơtron và số proton.  

Câu 3: Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hóa học vì nó cho biết            

A.số khối A.                                                     B. số hiệu nguyên tử Z.    

C. nguyên tử khối của nguyên tử.                   D. số khối A và số hiệu nguyên tử Z.    

Câu 4.Trong nguyên tử số electron tối đa ở lớp thứ 4  là

A. 16.                          B. 32.                          C. 18.                          D. 50.

Câu 5.Trong một lớp electron thứ tự mức năng lượng của các phân lớp e được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là       

A. s,  p, d, f.                B. s, d, p, f.                 C. p, s, d, f.                 D. s, p, f, d.

Câu 6: Cho cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố  R : 1s22s22p5. R là nguyên tử

A. kim loại.                 B. khí hiếm .                 C.  phi kim.               D. Có thể là kim loại hay phi kim.

Câu 7: Những nguyên tử 4020Ca,  3919K, 4121Sc có cùng

A. số hiệu nguyên tử.                          B. số nơtron.  

C. số e .                                               D. số khối.

Câu 8: Nguyên tử của hai nguyên tố hóa học được kí hiệu \(_{12}^{25}X\) và  \(_{11}^{25}Y\). Phát biểu đúng về hai nguyên tử là

A. X và Y cùng thuộc về một nguyên tố hóa học.  

B. X và Y là các nguyên tử của 2 chất đồng vị.

C. X và Y cùng có 25 electron.        

D. Hạt nhân của X và Y cùng có 25 hạt (proton và nơtron).

Câu 9: Hạt nhân nguyên tử  \(_{29}^{65}Cu\) có số nơtron là

A. 36.                          B. 94   .                       C. 65   .                       D. 29.

Câu 10. Số hiệu nguyên tử của flo là 9. Trong nguyên tử flo số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là

A. 2.                            B. 9                             C. 7.                            D. 5.

Câu 11: Các electron của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ ba có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là

A.  6.                           B.  8.                           C.  16.                         D.  14.

Câu 12: Một ngtử X có tổng số e ở các phân lớp p là 11. Hãy cho biết X thuộc về nguyên tố hoá học nào sau đây?

A. Nguyên tố s.           B. Nguyên tố p.          C. Nguyên tố d.          D. Nguyên tố f.

Câu 13 : Niken có 3 đồng vị \(^{58}Ni\) (67%), \(^{60}Ni\) (26%), \(^{61}Ni\)  (7%). Nguyên tử khối trung bình của Ni là

A . 58,73                      B. 58,52                     C. 60,02                      D. 60,15.

Câu 14. Trong các phát biểu sau:

(1) Hạt nhân  nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử.

(2) Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 2 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại.

(3) Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron  [Ne]3s23p3,là nguyên tử kim loại

(4) Trong các nguyên tử, tổng số proton và nơtron trong hạt nhân luôn bằng số electron ở lớp vỏ.

(5) Hạt nhân nằm ở tâm của nguyên tử gồm các hạt proton và nơtron.

(6) Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.

Phát biểu nào sau đây sai?    

A. (2), (3), (4).        B. (2), (3), (6).        C. (1), (2), (6).              D. (2), (3), (5).

Câu 15. Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản (p + n + e) = 48. Biết trong nguyên tử X số hạt proton bằng số hạt nơtron. Cấu hình của X là    

A. 1s22s22p4                      B. 1s22s22p63s23p4.     C. 1s22s22p63s2.           D. 1s22s22p63s1.

 

---(Để xem nội dung chi tiết phần tự luận đề số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Đề số 2:

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1 . Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại là

A. proton.                               B. nơtron.                                C. electron.                     D. nơtron và electron.

Câu 2: : Nguyên tử của một nguyên tố X có 35 hạt proton và 45 hạt nơtron. Kí hiệu nguyên tử của X là

A. \(_{35}^{80}X\)                    B. \(_{35}^{45}X\)                   C.\(_{45}^{35}X\)           D. \(_{45}^{70}X\)   

Câu 3: Nguyên tử nào sau đây chứa 8 proton, 8 nơtron và 8 electron?

A. \(_{8}^{16}O\)                       B.\(_{8}^{17}O\)                       C. \(_{8}^{18}O\)                  D. \(_{9}^{17}F\)  

Câu 4. Theo thuyết hiện đại sự chuyển động của electron trong nguyên tử như thế nào?

A. quỹ đạo xác định .                    C. Theo quỹ đạo hình bầu dục.

B. Theo quỹ đạo hình tròn            D. Không theo quỹ đạo xác định

Câu 5. Trong nguyên tử ở lớp electron thứ 3 có số phân lớp là

A. 1.                            B. 2.                            C. 3.                                        D. 4.

Câu 6:  Nguyên tử nguyên tố \(_{15}^{31}X\)  có cấu hình electron đúng là

A. 1s2 2s2  3s2 2p6 3p3   .        

B. 1s2 2s2  2p6 3s2 3p3  .

1s2 2s2  2p7 3s2 3p2 .               

D. 1s2 2s22p6 3s23p6 3d10 4s2 4p1  .   

Câu 7: Cho ba nguyên tử có kí hiệu là \(_{12}^{24}Mg,_{12}^{25}Mg,_{12}^{26}Mg\). Phát biểu nào sau đây là sai ?

A. Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14.      

B. Đây là 3 đồng vị.

C. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg.   

D. Hạt nhân của mỗi nguyên tử đều có 12 proton.

Câu 8: Có 3 nguyên tử: \(_{6}^{12}X,_{7}^{14}Y,_{6}^{14}Z\). Những nguyên tử nào là đồng vị của một nguyên tố?

A. X, Y.                      B. Y, Z.                       C. X, Z.                       D. X, Y, Z.

Câu 9: Sắp xếp các nguyên tử sau theo thứ tự tăng dần số nơtron (1). 2311Na; ( 2). 136C; (3). 199F; (4). 3517Cl;

A.( 1); (2); (3);( 4).      B.( 3);( 2); (1); (4).      C. (2); (3); (1); (4).      D. (4);( 3); (2);( 1).

Câu 10: Nguyên tử nào sau đây có 5 electron lớp ngoài cùng?

A.. 7N.                           B .. 11Na           .               C.. 13Al            .                       D.. 9F.

Câu 11:  Nguyên tử nào dưới đây là nguyên tử kim loại?

A. 1s22s22p63s23p5.      B. 1s22s22p63s23p6.        C. 1s22s22p63s23p.            D. 1s22s22p63s2 .

Câu 12: Một nguyên tử X có số hiệu nguyên tử Z =19. Số lớp electron trong nguyên tử X là

A. 2.                                 B. 4.                                 C. 3.                                     D. 5.

Câu 13. Mg có 3 đồng vị \({}_{12}^{24}Mg\) ( 79%), \({}_{12}^{25}Mg\) ( 10%), còn lại là \({}_{12}^{26}Mg\) . .Nguyên tử khối trung bình của Mg là      

A. 24,37.              B. 24,0.                    C. 24,4.                           D. 24,32.

Câu 14. Cho các phát biểu sau:

(1)Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.                    

(2) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.

(3) Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron.             

(4) Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của nguyên tử.

(5) Tất cả các nguyên tử có 1,2,3 electron lớp  ngoài cùng là nguyên tử kim loại.

 (6) Số thứ tự lớp electron được viết bằng các chữ số 1,2,3....

Phát biểu nào đúng?

A. (1), (2), (4), (6).             B. (1), (2), (4), (5).               

C. (1), (2), (3), (6).             D. (1), (3), (4), (6).

Câu 15.  Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e)  bằng 52. Trong đó các hạt mang điện chiếm 65,3846% tổng số hạt. Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố X

A. 1s22s22p4.                            B. 1s22s22p63s23p5.     

C. 1s22s22p63s2.                        D. 1s22s22p63s1.

 

---(Để xem nội dung chi tiết phần tự luận đề số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Đề số 3:

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1 : Một nguyên tử có 13 proton trong hạt nhân,điện tích của hạt nhân nguyên tử bằng

A.13.                           B.13+.             C.+13.                         D.13-.

Câu 2: Có các phát biểu sau:

(1) Trong một nguyên tử luôn luôn có số proton bằng số electron bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.

(2) Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân được gọi là số khối.

(3) Nguyên tử khối bằng số nơtron trong hạt nhân.

(4)Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 7 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại.

(5)Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron.

(6) Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron  [Ne]3s23p3,là nguyên tử kim loại.

Số phát biểu sai là 

A.1.                             B. 2.                            C.4.                             D. 5.

Câu 2: Trong tự nhiên, đồng có 2 đồng vị: 63Cu và 65Cu, mỗi khi có 365 nguyên tử của 63Cu  thì có bao nhiêu nguyên tử của 65Cu ? Biết nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,54

A. 153.                        B. 140 .                        C 135.                         D. 142.

Câu  3:Ký hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho nguyên tử của một nguyên tố hoá học vì nó cho biết

A. số khối.                                                                  B. số hiệu nguyên tử Z.          

C. nguyên tử khối của nguyên tử.                             D. số khối A và số đơn vị điện tích hạt nhân.

Câu 5:Một nguyên tử X có tổng số hạt electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron lớp ngoài cùng là 7. Cho biết X thuộc về nguyên tố hóa học nào?

A. Lưu huỳnh(Z=16).      B. Oxi(Z=8).       C. Flo(Z=9).                   D. Clo(Z=17).

Câu 6:Kí hiệu nào sau đây viết sai?

A. 4d .                         B. 1s.                           C. 2p.                          D. 3f.

Câu 7: Biết trong tự nhiên cacbon có 2 đồng vị \(_6^{12}C\) và \(_6^{13}C\), oxi có 3 đồng vị \(_8^{16}O,_8^{17}O,_8^{18}O\) . Số loại phân tử CO là      

A. 2     .                        B. 6.                            C. 9 .                     D. 12.      

Câu 8:Cấu hình electron nguyên tử nào sau đây sai?

A. 1s22s22p5.                B.  1s22s22p63s1.          C. 1s22s22p53s2.           D. 1s22s22p63s23p4.

Câu 9. Cho các kí hiệu nguyên tử \(_5^{11}X,\,_6^{12}Y,\,_5^{10}Z,\,_7^{14}T,\,_{12}^{24}R,\,_6^{13}M,\,_{13}^{27}N\) . Các đồng vị của cùng một nguyên tố là

A. X và M; N và R  .                B. X và Y; Z và T  .       C. X và T; M và N.         D. X và Z; Y và M  .       

Câu 10: Nguyên tử Nitơ có Z=7 ,số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là

A. 2 .                               B. 3.                            C. 5.                            D. 7.

Câu 11:Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử kim loại?

 A. 1s22s22p5.               B.1s22s22p63s1.            C. 1s22s22p63s23p6 .                 D. 1s22s22p63s23p3 .

Câu 12: Nguyên tử của một nguyên tố X có 35 hạt proton và 45 hạt nơtron. Kí hiệu nguyên tử của X là

A. \(_{35}^{80}X\)          B. \(_{45}^{35}X\)          C. \(_{35}^{45}X\)                    D. \(_{45}^{70}X\)

Câu 13: Nguyên tử nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 4. A và B lần lượt là

A.Na và Cl.                 B. Na và P.                  C. Al và Cl.                 D. Al và P.

Câu 14: Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số các loại hạt bằng 21, số p=số n. Số hiệu nguyên tử  của R ?

A. 7.                            B. 14   .                       C. 41   .                       D.7+.

Câu 15: Số electron tối đa trên lớp L(n=2) là

A. 32 e                       B. 18e.                   C. 8e.                                     D. 2e.

---(Để xem nội dung chi tiết phần tự luận đề số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Đề số 4:

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên tử nào sau đây chứa nhiều nơtron nhất?

A. 24Mg(Z=12).        B. 23Na(Z=11).         C. 65Cu(Z=29).       D. 56Fe(Z=26).

Câu 2: Có các phát biểu sau

(1) Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.

(2) Tổng số proton và số electron trong một hạt nhân được gọi là số khối.

(3)Có thể coi nguyên tử khối là số khối của hạt nhân.

(4)  Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 2 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại.

(5)  Lớp thứ n có n phân lớp( n .

(6) Ở trạng thái cơ bản,trong nguyên tử các electron lần lượt chiếm các mức năng lượng từ cao đến thấp.

Số phát biểu sai là      

A.3.                             B. 2.                            C.4.                             D. 5.

Câu 3: Nguyên tử khối trung bình của R là 79,91; R có 2 đồng vị. Biết 79R( 54,5%).Số khối của đồng vị 2 là

A. 81.                       B. 85.                            C. 82.                            D. 80.

Câu 4 : Kí hiệu  \(_{12}^{25}X\) và  \(_{11}^{25}X\). Nhận định nào sau đây đúng khi nói về X và Y?

A.X và Y cùng thuộc về một nguyên tố hóa học.

B. X và Y là các nguyên tử của 2 chất đồng vị.

C. X và Y cùng có 25 electron.

D.Hạt nhân của X và Y cùng có 25 hạt (proton và nơtron).      

Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố R có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 1e. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố R là

A. 11.                       B. 18.                       C. 29.                                 D. 19

Câu 6:Kí hiệu nào sau đây viết sai?  A. 4f .   B. 1d.  C. 2p.  D. 3s.

Câu 7: Nguyên tố Mg có 3 đồng vị: \(_{12}^{24}Mg,_{12}^{25}Mg,_{12}^{26}Mg\) ,nguyên tố oxi có 3 đồng vị: \(_{18}^{16}O,\,_{18}^{17}O,\,_{18}^{18}O\) . Số loại phân tử magie oxit  (MgO)có thể tạo thành là  

 A. 3.                           B. 6.                            C. 9.                D. 12.

Câu 8: Cấu hình electron nào sau đây sai?

A. 1s22s22p6 3s2.          B.  1s22s22p6.               C. 1s22s22p53s23p4.      D. 1s22s22p63s23p64s23d1.

Câu 9. Có 3 nguyên tử \(_6^{12}X,\,_7^{14}Y,\,_6^{13}Z\) Những nguyên tử nào là đồng vị của một nguyên tố?

 A. X & Y.                   B. Y & Z.                C. X & Z.                           D. X,Y & Z.

Câu 10: Nguyên tử X có tổng số electron ở phân lớp p là 11.  X là

A. nguyên tố s.            B. nguyên tố p.           C. nguyên tố d .          D. nguyên tố f.

Câu 11:Cấu hình electron  nào là  của nguyên tử phi kim?

 A. 1s22s22p6.                B.1s22s22p63s1.            C. 1s22s22p63s23p63d54s2 ..                 D. 1s22s22p63s23p3 .

Câu 12: Trong nguyên tử Rb có  số hạt nơtron là 

 A. 37   .                   B. 123.                          C.  49.                           D. 86.

Câu 13: Nguyên tử nguyên tố A có tổng số electron trong các phân lớp p là 6 và có 1 e lớp ngoài cùng. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của A là 12 hạt. A và B lần lượt là       

A.Na và Cl.                  B. Na và P.               C. Al và Cl.       D. Al và P.

Câu 14: Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số các loại hạt p,n,e bằng 36, số p=số n. Số đơn vị điện tích hạt nhân của R là   

A. +12.                        B. 18.                          C. 12.              D.12+.

Câu 15: Số elctrron tối đa trên lớp M(n=3) là     

A. 32.                       B. 18.                       C. 9.                            D. 16 .

---(Để xem nội dung chi tiết phần tự luận đề số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là trích một phần nội dung Bộ đề kiểm tra 1 tiết lần 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 Trường THPT Lý Thường Kiệt. Để xem đầy đủ nội dung của đề thi các em vui lòng đăng nhập và chọn Xem online và Tải về.

Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?