SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI – BA ĐÌNH | ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2019 – 2020 Môn Lịch sử - Khối 10 Thời gian làm bài: 50 phút. |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng thời đá mới?
A. Con người không chỉ biết hái lượm, săn bắt mà đã biết trồng trọt và chăn nuôi.
B. Công cụ sản xuất bằng kim loại đã trở nên phổ biến.
C. Con người đã biết dùng đồ trang sức để làm đẹp.
D. Xuất hiện một số loại nhạc cụ như sáo bằng xương, đàn đá, trống bịt da.
Câu 2. Hợp quần xã hội đầu tiên của loài người được gọi là
A. bầy người nguyên thủy.
C. bộ lạc.
B. thị tộc.
D. xã hội cổ đại.
Câu 3. Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập khi
A. quan hệ vua tôi được xác lập.
B. quan hệ bóc lột của quý tộc đối với nông dân công xã được xác lập.
C. vua Tần xưng là Hoàng đế.
D. quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ đối với nông dân lĩnh canh được xác lập.
Câu 4. Tác động kinh tế lớn nhất của việc phát minh ra công cụ bằng kim khí là
A. con người có thể khai phá những vùng đất mới.
B. năng suất lao động tăng lên.
C. tạo ra được một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.
D. đúc sắt trở thành ngành sản xuất quan trọng.
Câu 5. Đầu công nguyên, vương triều đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ và mở ra một thời kì phát triển cao và rất đặc sắc trong lịch sử Ấn Độ là
A. Vương triều A- sô- ca.
C. Vương triều Hác- sa.
B. Vương triều Gúp- ta.
D. Vương triều Hậu Gúp- ta.
Câu 6. Cư dân sống trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi sinh sống chủ yếu bằng nghề gì?
A. Sản xuất thủ công nghiệp.
C. Buôn bán.
B. Nông nghiệp trồng lúa nước.
D. Đánh bắt thủy sản.
Câu 7. Vai trò của đàn ông và đàn bà có sự thay đổi như thế nào khi gia đình phụ hệ xuất hiện?
A. Đàn bà có vai trò quyết định.
B. Đàn ông và đàn bà có vai trò như nhau.
C. Đàn ông đóng vai trò trụ cột và giành lấy quyền quyết định trong gia đình.
D. Đàn bà giúp việc trong gia đình.
Câu 8. Ý nhận xét đúng nhất về nền văn hóa cổ đại phương Đông là
A. cái nôi của nền văn minh nhân loại.
B. có nhiều đóng góp cho nhân loại về chữ viết và toán học.
C. có nhiều đóng góp cho nhân loại về khoa học và nghệ thuật.
D. thể hiện rõ tính tập quyền, chuyên chế của nhà nước cổ đại phương Đông.
Câu 9. Đặc điểm nổi bật nhất của chế độ phong kiến dưới thời Đường là
A. đẩy mạnh phát triển kinh tế.
B. bộ máy cai trị hoàn chỉnh.
C. chế độ phong kiến đạt đến đỉnh cao.
D. đẩy mạnh xâm lược để mở rộng lãnh thổ.
Câu 10. Di cốt người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
A. Đông Phi, Gia- va và Bắc Kinh.
C. Tây Á, Bắc Á và Bắc Âu.
B. Đông Phi, Tây Á và Bắc Âu.
D. Tây Á, Trung Á và Bắc Mĩ.
Câu 11. Trong xã hội chiếm nô ở vùng Địa Trung Hải, đâu là thứ hàng hóa quan trọng bậc nhất?
A. Lương thực.
C. Hàng thủ công.
B. Thủy hải sản.
D. Nô lệ.
Câu 12. Đâu là ý giải thích đúng nhất lí do A- cơ- ba vị vua thứ tư của vương triều Mô- gôn được nhân dân Ấn Độ tôn vinh là Đấng Chí tôn?
A. Ông xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hòa hợp tôn giáo.
B. Ông định ra mức thuế hợp lí, thống nhất các đơn vị đo lường.
C. Ông khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.
D. Ông thi hành những chính sách tích cực giúp Ấn Độ đạt được bước phát triển mới.
Câu 13. Hạn chế lớn nhất về chữ viết của người phương Đông cổ đại là
A. chất liệu để viết chữ rất khó tìm.
B. chữ có quá nhiều hình, nét, kí hiệu nên khả năng phổ biến bị hạn chế.
C. các kí hiệu, hình nét không ổn định mà luôn thay đổi.
D. chỉ để biên soạn các bộ kinh, không có khả năng ứng dụng trong thực tế.
Câu 14. Các nhà toán học nước nào đã đưa ra những định lí, định đề đầu tiên có giá trị khái quát cao?
A. Rô- ma.
C. Trung Quốc.
B. Hi Lạp.
D. Ấn Độ.
Câu 15. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của loài vượn cổ?
A. Sống cách đây khoảng 6 triệu năm.
C. Hai tay được tự do dùng để cầm nắm.
B. Có thể đứng và đi bằng hai chân.
D. Não đã hình thành trung tâm phát ra tiếng nói.
Câu 16. Người đặt nền móng cho việc nghiên cứu sử học một cách độc lập ở Trung Quốc là
A. Tư Mã Thiên.
C. Thi Nại Am.
B. La Quán Trung.
D. Ngô Thừa Ân.
Câu 17. Nền văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô- ma hình thành và phát triển không dựa trên cơ sở nào sau đây?
A. Nghề nông trồng lúa tương đối phát triển.
B. Nền sản xuất thủ công nghiệp phát triển cao.
C. Thể chế dân chủ tiến bộ.
D. Hoạt động thương mại rất phát triển.
Câu 18. Đạo Hinđu- một tôn giáo lớn của Ấn Độ được hình thành trên cơ sở của
A. giáo lí của đạo Phật.
C. những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ.
B. giáo lí của đạo Hồi.
D. giáo lí của Nho giáo.
Câu 19. Người Hi Lạp đã có hiểu biết về trái đất và hệ mặt trời như thế nào?
A. Trái đất có hình đĩa dẹt và mặt trời chuyển động quanh trái đất.
B. Trái đất có hình quả cầu tròn và trái đất chuyển động quanh mặt trời.
C. Trái đất có hình quả cầu tròn và mặt trời chuyển động quanh trái đất.
D. Trái đất có hình đĩa dẹt và trái đất chuyển động quanh mặt trời.
Câu 20. Nguyên nhân chính dẫn đến sự liên kết hình thành nên các quốc gia cổ đại phương Đông là do
A. nhu cầu tự vệ chống lại các thế lực xâm lăng từ bên ngoài.
B. nhu cầu phát triển kinh tế nói chung.
C. nhu cầu đoàn kết chống thú dữ.
D. nhu cầu trị thủy và xây dựng các công trình thủy lợi.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Hãy trình bày vai trò của các tầng lớp trong xã hội cổ đại phương Đông.
Câu 2. Những yếu tố văn hóa truyền thống nào của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài và ảnh hưởng đến những nơi nào?
ĐÁP ÁN ĐỀ ÔN TẬP HK1 LỊCH SỬ 10
1B | 2A | 3D | 4C | 5B | 6B | 7C | 8A | 9C | 10A |
11D | 12D | 13B | 14B | 15D | 16A | 17A | 18C | 19C | 20D |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề ôn tập HK1 môn Lịch Sử 10 năm 2019-2020 Trường THPT Nguyễn Trãi. Để xem toàn bộ nội dung đề cương các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề cương này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.