Bộ đề cương ôn tập học kì 2 năm 2018-2019 môn Ngữ văn lớp 8

BỘ 2 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2018-2019

MÔN NGỮ VĂN LỚP 8

ĐỀ CƯƠNG 1:

I/ PHÂN MÔN VĂN

* Yêu cầu:

1/ Văn bản thơ:

  • Nắm được tên văn bản, tác giả, thể thơ.
  • Học thuộc lòng các bài thơ, phân tích nội dung và nghệ thuật.
  • Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình (vẻ đẹp tâm hồn của những nhà thơ cộng sản như Hồ Chí Minh, Tố Hữu; tâm tư tình cảm của những nhà thơ mới lãng mạn như Thế Lữ, Tế Hanh); vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò và tác dụng của các biện pháp tu từ trong các tác phẩm trữ tình.

2/ Văn bản nghị luận:

a. Phân biệt các thể loại: Chiếu - Hịch - Cáo -Tấu

  • Giống nhau: Đều là thể văn chính luận → kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén, thường dùng lối văn biền ngẫu.
  • Khác về mục đích: 
    • Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh.
    • Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh.
    • Cáo là thể văn vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
    • Tấu là thể văn do thần dân dâng gửi lên vua chúa.
  • Khác về đối tượng sử dụng:
    • Vua, chúa, bề trên dùng: chiếu, hịch, cáo.
    • Quan lại, thần dân: dùng tấu, sớ, biểu.

b. Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một số văn bản nghị luận.

  • Về nội dung: thấy được tư tưởng yêu nước, tinh thần chống xâm lăng và lòng tự hào dân tộc của cha ông ta qua những áng văn chính luận nổi tiếng, từ những văn bản thời trung đại như “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi,… đến văn bản thời hiện đại như “Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc.
  • Về hình thức nghệ thuật: Những nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sắc sảo với giọng văn đanh thép, hùng hồn (Với các thể văn cổ như chiếu, hịch, cáo,… cần nắm được đặc điểm về hình thức như bố cục, câu văn biền ngẫu,.. đã giúp cho việc lập luận chặt chẽ và sáng tỏ như thế nào?)

c. Nắm được những nét chung và riêng của tinh thần yêu nước được thể hiện trong các văn bản “Chiếu dời đô” - Lí Công Uẩn, “Hịch tướng sĩ” -Trần Quốc Tuấn và “Nước Đại Việt ta” (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi.

  • Ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta đều được viết bởi những nhân vật lịch sử, ra đời gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựng nước giữ nước và đều thấm đựơm tinh thần yêu nước nồng nàn. Tinh thần yêu nước ấy trong các văn bản vừa có nét giống nhau vừa có nét khác nhau, tức là vừa thống nhất, vừa đa dạng.
  • Cả ba văn bản đều thể hiện ý thức về chủ quyền dân tộc, đều khẳng định nền độc lập dân tộc. Song ở mỗi văn bản, nội dung yêu nước lại có nét riêng
    • Ở “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn nổi bật lên khát vọng xây dựng đất nước vững bền và ý chí tự cường của dân tộc đang trên đà lớn mạnh.
  • Ở “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn là lòng căm thù sôi sục và tinh thần quyết chiến quyết thắng lũ giặc xâm lược.
  • Ở “Nước Đại Việt ta” (trích Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi là sự khẳng định mạnh mẽ nền độc lập trên cơ sở ý thức dân tộc đặc biệt sâu sắc, đồng thời thể hiện niềm tự hào cao độ về sức mạnh chính nghĩa cùng truyền thống lịch sử, văn hoá vẻ vang của dân tộc.

d. Biết khái quát trình tự lập luận trong các văn bản nghị luận bằng các sơ đồ (Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học, Hịch tướng sĩ, Chiếu dời đô).

II/ PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT:

1. Các kiểu câu

  • Câu nghi vấn         
  • Câu cầu khiến       
  • Câu cảm thán        
  • Câu trần thuật       
  • Câu phủ định         
  • Yêu cầu: Nắm được đặc điểm hình thức, chức năng của các kiểu câu => vận dụng vào việc viết câu, dựng đoạn, bài văn.

2. Hành động nói:

a. Khái niệm: Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.

b. Các kiểu hành động nói

  • Hỏi
  • Trình bày (báo tin, kể, tả, nêu ý kiến…)
  • Điều khiển (cầu khiến, đe doạ, thách thức, …)
  • Hứa hẹn.
  • Bộc lộ cảm xúc.

c. Cách thực hiện hành động nói:

  • Cách dùng trực tiếp (Hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó).
  • Cách dùng gián tiếp (hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính không phù hợp với hành động đó).
  • Yêu cầu: Nắm khái niệm và các kiểu hành động nói; xác định hành đông nói và cách dùng hành động nói trong ngữ cảnh nhất định.

3. Vai xã hội và lượt lời trong hội thoại; ý nghĩa của việc ứng xử đúng vai, điều chỉnh thái độ giao tiếp:

a. Khái niệm vai xã hội trong hội thoại:

  • Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.  
  • Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
    • Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng (theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội);
    • Quan hệ thân - sơ (theo mức độ quen biết, thân tình).

b. Chọn cách nói cho phù hợp với vai thoại.

  • Vì quan hệ xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi người cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.

c. Lượt lời trong hội thoại:

  • Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
  • Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.
  • Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.

4. Mục đích của việc lựa chọn trật tự từ trong câu.

  • HS cần nắm được những tác dụng sau:
    • Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng, hoạt động, đặc điểm.
    • Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
    • Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
    • Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm của lời nói.

5. Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc)

  • Yêu cầu: Biết vận dụng lí thuyết vào làm bài tập và xem lại các dạng bài tập đã làm (câu chia theo mục đích nói, vai xã hội và lượt lời trong hội thoại, lựa chọn trật tự từ trong câu, chữa lỗi diễn đạt lô-gíc).

III/ PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN:

1.Thuyết minh:

  • Giới thiệu một phương pháp (cách làm), giới thiệu về một danh lam thắng cảnh.

* Danh lam thắng cảnh:

a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh.

b/ Thân bài: Trình bày chi tiết về vị trí, lai lịch, nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa (có thể  trình bày theo quan hệ thời gian, không gian, theo các sự kiện gắn liền với danh lam đó).

c/ Kết bài: Cảm nghĩ chung về danh lam thắng cảnh hoặc nói về triển vọng phát triển trong tương lai…

* Thuyết minh về một phương pháp (cách làm):

a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về vật liệu mà mình chọn làm

b/ Thân bài:

  • Nguyên liệu
  • Cách làm
  • Yêu cầu thành phẩm

c/ Kết bài: Nêu lợi ích của nó đối với con người.

2. Nghị luận: Chứng minh và giải thích. (Nhận diện các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả trong văn nghị luận à vận dụng các yếu tố đó vào làm một bài văn).

* Chứng minh:

  • Chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ một nhân định, luận điểm nào đó là đúng đắn là đáng tin cậy.
  • Dàn ý 

a/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần chứng minh

b/ Thân bài:  

  • - Giải thích vấn đề (khi cần thiết): giái thích khái niệm, hoặc nghĩa đen, nghĩa bóng …
  • - Đưa dẫn chứng chứng minh các khía cạnh của vấn đề (D/c theo trình tự hợp lí)
    • Dẫn chứng 1 (D/c lịch sử)
    • Dẫn chứng 2 (D/c thực tế)
    • Dẫn chứng 3 (D/c thơ văn)

c/ Kết bài:

  • Nhận xét chung về vấn đề (nêu ý nghĩa).
  • Rút ra bài học cho bản thân.

* Giải thích:

  • Giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người (nhận thức, hiểu rõ sự vật hiện tượng)
  • Dàn ý:

a/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích.

b/ Thân bài:

  • Giải thích ý nghĩa của vấn đề: giảii thích khái niệm, hoặc nghĩa đen, nghĩa bóng (trả lời câu hỏi là gì? thế nào ? …)
  • Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề (trả lời câu hói Vì sao? Lí lẽ kết hợp với dẫn chứng).
  • Phương hướng, biện pháp vận dụng. (trả lời câu hỏi làm gì? thực hiện như thế nào? bằng cách nào?) 

c/ Kết bài:

  • Nhận xét chung về vấn đề (nêu ý nghĩa, tầm quan trọng)
  • Rút ra bài học cho bản thân.

ĐỀ CƯƠNG 2:

I. Phần văn bản

1. Nhớ rừng

2. Ông đồ

3. Quê hương

4. Khi con tu hú

5. Tức cảnh Pác Bó

6. Ngắm trăng

7. Đi đường

8. Chiếu dời đô

9. Hịch tướng sĩ

10. Nước Đại Việt ta

11. Bàn về phép học

12. Thuế máu

13. Đi bộ ngao du

14. Ông giuốc-đanh mặc lễ phục

* Yêu cầu:

  • Nắm được thể loại, tên tác giả, nội dung, nghệ thuật của các văn bản.

II. Phần Tiếng Việt

1. Câu nghi vấn

2. Câu cầu khiến

3. Câu cảm thán

4. Câu trần thuật

5. Câu phủ định

6. Hành động nói

7. Hội thoại

8. Lựa chọn trật tự từ trong câu

* Yêu cầu:

  • Nắm được các khái niệm, đặt câu.
  • Viết được đoạn hội thoại, đoạn văn.

III. Phần Tập làm văn

  • Văn bản thuyết minh
  • Văn bản nghị luận

* Yêu cầu

  • Nắm được đặc điểm của các loại văn bản.
  • Biết cách tìm hiểu đề, lập dàn ý cho các đề bài

* Lưu ý: Về văn nghị luận có yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.

 

 

 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?