BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP VỀ CHẤT
Câu 1: Hãy chỉ ra đâu là chất, đâu là vật thể trong câu sau:
Lưỡi dao được làm bằng sắt, cán dao được làm bằng nhựa.
A. Từ chỉ vật thể là : lưỡi dao, cán dao ; từ chỉ chất là : sắt, nhựa
B. Từ chỉ vật thể là : lưỡi dao, sắt ; từ chỉ chất là : cán dao, nhựa
C. Từ chỉ vật thể là : sắt, cán dao ; từ chỉ chất là : lưỡi dao, nhựa
D. Từ chỉ vật thể là : sắt, nhựa ; từ chỉ chất là : lưỡi dao, cán dao
Câu 2: Sắt được dùng để chế tạo ra vật thể nào dưới đây:
A. Cầu, máy móc, bóng đèn
B. Cốc, chai, lưỡi dao
C. Cốc, cầu, chai
D. Cầu, máy móc, lưỡi dao
Câu 3: Một trong những tính chất của muối ăn là:
A. Không tan trong nước
B. Có mùi
C. Màu trắng
D. Chất lỏng
Câu 4: Điểm giống nhau của đường và muối là:
A. Cả hai đều không tan trong nước
B. Cả hai đều có vị ngọt
C. Cả hai đều tan trong nước
D. Cả hai đều là chất lỏng
Câu 5: Có thể phân biệt bột sắt và bột lưu huỳnh dựa vào:
A. Khả năng hòa tan
B. Khả năng đốt cháy
C. Màu sắc
D. Mùi
Câu 6: Điểm khác nhau giữa nước cất và nước tự nhiên là:
A. Nước cất không màu, nước tự nhiên màu đục
B. Nước cất không mùi, nước tự nhiên có mùi
C. Nước cất có một chất, nước tự nhiên nhiều chất
D. Nước cất không có vị, nước tự nhiên có vị
Câu 7: Hỗn hợp nào sau đây có thể tách riêng các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp và nước, sau đó khuấy kĩ và lọc?
A. Bột đá vôi và muối ăn
B. Bột than và bột sắt
C. Đường và muối
D. Giấm và rượu
Câu 8: Tính chất nào của chất trong số các chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không phảI dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm?
A. Màu sắc
B. Tính tan trong nước
C. Khối lượng riêng
D. Nhiệt độ nóng chảy
Câu 9: Dựa vào tính chất nào dưới đây mà ta khẳng định được trong chất lỏng là tinh khiết?
A. Không màu, không mùi
B. Không tan trong nước
C. Lọc được qua giấy lọc
D. Có nhiệt độ sôi nhất định
Câu 10: Cách hợp lí nhất để tách muối từ nước biển là:
A. Lọc
B. Chưng cất
C. Bay hơi
D. Để yên để muối lắng xuống gạn đi
Câu 11: Rượu etylic( cồn) sôi ở 78,30 nước sôi ở 1000C. Muốn tách rượu ra khỏi hỗn hợp nước có thể dùng cách nào trong số các cách cho dưới đây?
A. Lọc
B. Bay hơi
C. Chưng cất ở nhiệt độ khoảng 800
D. Không tách được
Câu 12: Trong số các câu sau, câu nào đúng nhất khi nói về khoa học hoá học?
A. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất vật lí của chất
B. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất hoá học của chất
C. Hóa học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi và ứng dụng của chúng
D. Hóa học là khoa học nghiên cứu tính chất và ứng dụng của chất
Câu 13: Phép lọc được dùng để tách một hỗn hợp gồm:
A. Muối ăn với nước
B. Muối ăn với đường
C. Đường với nước
D. Nước với cát
Câu 14: Chất nào sau đây được coi là tinh khiết:
Nước sôi
Nước cất
Nước khoáng
Nước đá sản xuất từ nhà máy
Nước lọc
A. (1)
B. (2), (3) và (4)
C. (2) và (5)
D. (2)
Câu 15: Có thể thay đổi độ ngọt của đường bằng cách :
A. Thêm đường
B. Thêm nước
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
Câu 16: Chọn câu phát biểu đúng: Nước tự nhiên là:
A. Một đơn chất
B. Một hợp chất
C. Một chất tinh khiết
D. Một hỗn hợp
Câu 17: Những chất nào trong dãy những chất dưới đây chỉ chứa những chất tinh khiết?
A. Nước biển, đường kính, muối ăn
B. Nước sông, nước đá, nước chanh
C. Vòng bạc, nước cất, đường kính
D. Khí tự nhiên, gang, dầu hoả
Câu 18: Những vật thể được chế tạo từ chất dẻo:
A. Áo mưa, dép, chìa khóa
B. Áo mưa, máy giặt, dép
C. Áo mưa, dép, đồ chơi
D. Áo mưa, đồ chơi, máy giặt
Câu 19: Vì sao xoong, nồi, ấm đun thường được làm bằng nhôm? Chọn câu trả lời đúng nhất
A. Nhôm có ánh kim, phản xạ ánh sáng
B. Nhôm có tính dẻo
C. Nhôm tỏa nhiều nhiệt
D. Nhôm dẫn nhiệt tốt
Câu 20: Vì sao nhựa, cao su được dùng lam vỏ dây điện? Chọn câu trả lời đúng nhất
A. Nhựa và cao su cách điện
B. Nhựa và cao su có tính dẻo
C. Nhựa và cao su dễ đun chảy
D. Nhựa và cao su có giá thành rẻ
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | D | C | C | C | C | A | A | D | C |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
C | C | D | D | A | D | C | C | D | A |
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập về Chất có đáp án môn Hóa học 8. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các tài liệu cùng chuyên mục:
- Dạng bài tập về sự chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất môn Hóa học 8
- Phương pháp giải các dạng bài tập về hóa trị môn Hóa học 8
Chúc các em học tốt!