BỘ 7 ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN HÓA HỌC NĂM 2019
Đề 1: Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 lần 2 - Trường THPT Lê Đại Thành
Câu 1. Ở điều kiện thường, Kim loại nào sau đây phản ứng với bột lưu huỳnh?
A. Hg B. Fe C. Cr D. Cu
Câu 2. Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A. Na B. Ca C. Al D. Fe
Câu 3. Dung dịch chứa Ala-Gly-Ala không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. HCl B. Mg(NO3)2 C. KOH D. NaOH
Câu 4. Trong công nghiệp đường, chất khí X dùng để tẩy màu cho dung dịch nước đường trong dây truyền sản xuất saccarozơ. X là:
A. CO2 B. CO C. SO2 D. Cl2
Câu 5. Poli(ninyl clorua) (PVC) là chất cách điện tốt, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước…. Monome được dùng để điều chế PVC là
A. CF2=CF2 B. CH2=CH-CH2Cl C. CH2=CHCl D. CH2=CCl2
Câu 6. Nhỏ dung dịch NaOH loãng vào bình đựng dung dịch chất X, thu được kết tủa xanh nhạt, khi thêm dung dịch NaOH vào bình, thấy kết tủa tan dần tạo thành kết tủa màu lục nhạt. X là
A.CrCl3 B. AlCl3 C. CuCl2 D. ZnCl2
Câu 7. Etyl isovalerat là este có mùi thơm của táo. công thức cấu tạo thu gọn của etyl isovalerat là
A. CH3CH2CH2CH2COOC2H5
B. (CH3)2CHCOOC2H5
C. (CH3)2CHCH2COOC2H5
D.C2H3COOCH2CH2CH(CH3)2
Câu 8. Kim loại nhôm không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. NaOH B. H2SO4 đặc nguội C. HCl D.Ba(OH)2
Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn amin X no, đơn chức, mạch hở, thu được 8,96 lít CO2 (đktc) và 0,1 mol N2. Công thức phân tử của X là:
A. C2H7N B. C4H11N C. C2H5N D. C4H9N
Câu 10. Oxit nào sau đây phản ứng với nước ở điều kiện thường?
A. Fe2O3 B. CrO3 C. SiO2 D. N2O
Câu 11. Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit ?
A. Saccarozơ B. Xenlulozơ C. Tinh bột D. Glucozơ
Câu 12. Cho các chất sau đimetylamin, axit glutamic, phenyl amoni clorua, natri axetat. Số chất phản ứng với dung dịch HCl là
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1
Câu 13. Kim loại nào sau đây có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Na B. Fe C. Ca D. Al
Câu 14. Trong các chất sau, chất nào là chất rắn, không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường?
A. C6H5NH2 B. (C6H10O5)n C. Mg(OH)2 D. H2NCH2COOH
Câu 15. X và Y là hai kim loại phản ứng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2. X, Y là
A. Mg, Zn B. Mg, Fe C. Fe, Cu D. Fe, Ni
Câu 16. Trong các chất sau đây, chất nào có trạng thái khác khác với chất còn lại ở điều kiện thường?
A. metyl aminoaxetat B. Alanin C. axit glutamic D. Valin
Câu 17. Cho 16,8 gam Fe vào 200ml dung dịch CuSO4 0,75M. Sau một thời gian lấy thanh sắt ra cân nặng 17,6 gam. Khối lượng đồng bám trên thanh sắt là
A. 19,2 B. 6,4 C. 0,8 D. 9,6
Câu 18. Chất hữu cơ X mạch hở, có công thức phân tử là C4H6O2. Khi đun X với dung dịch KOH thu được muối Y, biết Mx < My. Số công thức cấu tạo của X là
A. 5 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 19. Thạch cao nung được dùng để bó bột, đúc tượng do hiện tượng giãn nở thể tích khi đông cứng. Thành phần chính của thạch cao nung chứa
A. CaSO4 B. CaSO4.2H2O C. CaSO4.H2O D. Ca(HCO3)2
Câu 20. Lên men M gam glucozơ (hiệu suất 75%), thành ancol etylic và khí CO2. Dẫn toàn bộ lượng CO2 vào bình nước vôi trong thấy tách ra 40 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X đến khi lượng kết tủa tối đa thì dừng lại và sử dụng hết 0,04 mol dung dịch NaOH. Giá trị của m là
A. 45,0 B. 52,8 C. 57,6 D. 43,2
--- Để xem nội dung chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống ---
Đề 2: Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 1 năm 2019 – Trường THPT Lê Đại Thành
Câu 1: Dung dịch nào dưới đây tác dụng được với NaHCO3?
A. CaCl2. B. NaOH. C. Na2S. D. BaSO4.
Câu 2: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu:
A. Glyxin B. metyl amin C. alanin D. axit axetic
Câu 3: Cho dãy các kim loại: Fe, Na, K, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng với nước ở nhiệt độ thường là:
A. 2 B. 1 C. 3 D. 4
Câu 4: Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang, những tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ tằm và tơ enang B. Tơ visco và tơ axetat.
C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron. D. Tơ visco và tơ nilon-6,6
Câu 5: Trong các công thức sau, công thức có tên gọi tristearin là:
A. C3H5(OCOC17H33)3 B. C3H5(OCOC17H35)3
C. (C17H35COO)2C2H4 D. (C15H31COO)3C3H5
Câu 6: Kim loại có những tính chất vật lý chung nào sau đây?
A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.
B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, có ánh kim.
C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.
D. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.
Câu 7: Dung dịch không có phản ứng màu biure là
A. Gly-Ala-Val. B. anbumin (lòng trắng trứng).
C. Gly-Ala-Val-Gly. D. Gly-Val.
Câu 8: Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho?
A. Fructozơ. B. Glucozơ. C. Tinh bột. D. Saccarozơ.
Câu 9: Nhiệt phân hoàn toàn NaNO3 thì chất rắn thu được là
A. NaNO2. B. NaOH. C. Na2O. D. Na.
Câu 10: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?
A. C4H10, C6H6. B. CH3CH2CH2OH, C2H5OH.
C. CH3OCH3, CH3CHO. D. C2H5OH, CH3OCH3.
Câu 11: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch FeCl3?
A. Cu B. Ni C. Ag D. Fe
Câu 12: Phản ứng đặc trưng của hiđrocacbon no là
A. Phản ứng tách B. Phản ứng thế. C. Phản ứng cộng. D. Phản ứng phân hủy.
Câu 13: Số lượng đồng phân amin bậc II ứng với công thức phân tử C4H11N là:
A. 5 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 14: Sản phẩm hữu cơ thu được khi thủy phân este C2H5COOCH=CH2 trong dung dịch NaOH là:
A. CH2=CHCOONa và C2H5OH. B. CH2=CHCOONa và CH3CHO.
C. C2H5COONa và CH3CHO. D. C2H5COONa và C2H5OH.
Câu 15: Kim loại M tác dụng được với các dung dịch: HCl loãng, Cu(NO3)2, H2SO4 (đặc, nguội). Kim loại M là
A. Fe. B. Ag. C. Al. D. Zn.
Câu 16: Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc nhưng không tác dụng được với natri?
A. HCOOH. B. CH3COOC2H5. C. HCOOCH3. D. CH3COOCH3.
Câu 17: Chất X có màu trắng, dạng sợi, không mùi vị, không tan trong nước và là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật.. Chất X là
A. tinh bột. B. saccarozơ. C. glucozơ. D. xenlulozơ.
Câu 18: Chất nào dưới đây có pH < 7?
A. KNO3 B. NH4Cl. C. KCl. D. K2CO3.
Câu 19: C4H9OH có bao nhiêu đồng phân ancol?
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 20: Sục khí NH3 đến dư vào dung dịch nào dưới đây để thu được kết tủa?
A. CuCl2. B. KNO3. C. NaCl. D. AlCl3.
--- Để xem nội dung chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống ---
Đề 3: Đề tham khảo kỳ thi THPT QG môn Hóa lần 1 năm 2019 – Chuẩn cấu trúc bộ GDĐT
Câu 1. Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:
A. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic. B. Glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ.
C. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic. D. Fructozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
B. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Glucozơ bị khử bởi dùng dịch AgNO3 trong NH3.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Glucozơ tác dụng được với nước brom.
B. Khi glucozơ tác dụng với CH3COOH (dư) sẽ cho este 5 chức.
C. Glucozơ tồn tại ở dạng mạch hở và dạng mạch vòng.
D. Ở dạng mạch hở, glucozơ có 5 nhóm OH kề nhau.
Câu 4. Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl?
A. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan
B. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.
C. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic.
D. Thực hiện phản ứng tráng bạc.
Câu 5. Cho Cho 8,8 gam CH3COOC2H5 tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 2M đun nóng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắng khan. Giá trị của m là:
A. 12,20. B. 8,20. C. 7,62. D. 11,20.
Câu 6. Đung nóng 36 gam CH3COOH với 46 gam C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc) thu được 31,68 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 50,0%. B. 60,0%. C. 40,0%. D. 75,0%.
Câu 7. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy ngân.
(b) Thủy ngân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.
(c) Glucozơ, frtctozơ và mantozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Glucozơ làm mất màu nước brom.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8. Cho các phát biểu sau:
(1) Fructozơ và glucozơ đều có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc;
(2) Saccarrozơ và tinh bột đều không bị thủy phân khi có axit H2SO4 (loãng) làm xúc tác;
(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp;
(4) Xenlulozơ và saccarozơ đều thuộc loại disaccarit. Phát biểu đúng là
A. (3) và (4) B. (1) và (3) C. (1) và (2) D. (2) và (4)
Câu 9. Cho sơ đồ phản ứng sau: (đúng tỷ lệ mol các chất)
(1) Este X (C6H10O4) + 2NaOH → X1 +2X2
(2) X2 → X3
(3) X1 + 2NaOH → H2+2NaCO3
(4) X2 → X4
Nhận định nào sau đây là chính xác
A. X3 có hai nguyên tử C trong phân tử
B. X4 có 4 nguyên tử H trong phân tử
C. Trong X có một nhóm –CH2–
D. Trong X1 có một nhóm –CH2–
Câu 10. Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và (H2N)2C5H9COOH (lysin) vào 400 mol dung dich HCl 1M, thu được dung dịch Y. Biết Y phản ứng vừa hết với 800 ml dung dịch NaOH 1M. Số mol lysin trong hỗn hợp X là
A. 0,2. B. 0,25. C. 0,15. D. 0,1.
Câu 11. Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglierit) cần 1,61 mol O2, sinh ra 1,14 mol CO2 và 1,06 mol H2O. Cho 7,088 gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muỗi tạo thành là
A. 7,512 gam. B. 7,312 gam. C. 7,612 gam. D. 7,412 gam.
Câu 12. Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai?
A. Kim loại có độ cứng lớn hơn Cr. B. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu .
C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W. D. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li.
Câu 13. Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy không tác dụng với H2O tạo thành dung dịch bazơ là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 14. Phèn chua có công thức là
A. KAl(SO4)2.12H2O. B. LiAl(SO4)2.12H2O. C. NaAl(SO4)2.12H2O. D. (NH4)Al(SO4)2.12H2O.
Câu 15. Hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa 0,15 mol NaOH và 0,1 mol Ba(OH)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 19,700. B. 29,550. C. 9,850. D. 14,775.
--- Để xem nội dung chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống ---
Đề 4: Đề minh họa kỳ thi THPT QG môn Hóa năm 2019 – Trường THPT Lê Quý Đôn
Câu 1: Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, chế tạo các loại thép chống gỉ, không gỉ…Kim loại X là?
A. Fe. B. Ag. C. Cr. D. W.
Câu 2: Kim loại nào sau đây là thành phần của hợp kim siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không?
A. Li. B. Ca. C. Na. D. Mg.
Câu 3: Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là
A. oxi. B. cacbon. C. silic. D. sắt.
Câu 4: Etyl axetat có công thức hóa học là
A. HCOOCH3. B. CH3COOC2H5. C. CH3COOCH3. D. HCOOC2H5.
Câu 5: Dung dịch nào sau đây phản ứng với dung dịch HCl dư tạo ra chất khí?
A. Ba(OH)2. B. Na2CO3. C. K2SO4. D. Ca(NO3)2.
Câu 6: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ xúc tác thích hợp là
A. axit cacboxylic. B. α-amino axit. C. este. D. β-amino axit.
Câu 7: X là kim loại hoạt động mạnh, không thể điều chế X bằng cách điện nóng chảy muối halogenua của nó. Kim loại X là
A. Al. B. Na. C. Ca. D. Ba.
Câu 8: Dung dịch chất nào sau đây không phản ứng với Fe2O3?
A. NaOH. B. HCl. C. H2SO4. D. HNO3.
Câu 9: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ?
A. to tằm. B. tơ capron. C. tơ nilon-6,6. D. tơ visco.
Câu 10: Trong phòng thí nghiệm, Cu được điêu chế bằng cách nào dưới đây?
A. Cho kim loại Fe vào dung dịch CuSO4. B. Điện phân nóng chảy CuCl2.
C. Nhiệt phân Cu(NO3)2. D. Cho kim loại K vào dung dịch Cu(NO3)2.
Câu 11: Cacbohiđrat X không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và X làm mất màu dung dịch brom. Vậy X là
A. Fructozơ. B. Tinh bột. C. Glucozơ. D. Saccarozơ.
Câu 12: Hematit đỏ là một loại quặng sắt quan trọng dùng để luyện gang, thép. Thành phần chính của quặng hematit đỏ là
A. FeCO3. B. Fe3O4. C. Fe2O3.nH2O. D. Fe2O3.
Câu 13: Cho hỗn hợp X gồm 2,8 gam Fe và 3,6 gam Mg vào 200 ml dung dịch CuSO4 x (mol/lít). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 12,4 gam chất rắn. Giá trị của x là
A. 0,35. B. 0,15. C. 0,25. D. 0,75.
Câu 14: Cho 300 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,5M và KOH x mol/lít vào 50 ml dung dịch Al2(SO4)3 1M. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được 36,9 gam kết tủa. Giá trị của x là
A. 0,75. B. 0,25. C. 0,5. D. 1.
Câu 15: Trong dung dịch các chất: đimetylamin, hexametylenđiamin, lysin, anilin. Số dung dịch làm quỳ tím chuyển màu xanh là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 16: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dung dịch nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là
A. 20,0. B. 13,5. C. 15,0. D. 30,0.
Câu 17: Cho 3,75 gam amino axit X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH, thu được 4,85 gam muối. Công thức của X là
A. H2NCH2CH2COOH. B. H2NCH2COOH.
C. H2NCH(CH3)COOH. D. H2NCH2CH2CH2 COOH.
--- Để đăng nhập vào hệ thống vui lòng đăng nhập vào hệ thống ---
Đề 5: Đề thi thử TTHPT QG môn Hóa lần 3 – Trường THPT Hòa Hợp
Câu 1: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?
A. Be B. Sr. C. Cs. D. Ca.
Câu 2: Dung dịch natri cromat có màu
A. vàng. B. da cam. C. xanh lam. D. tím.
Câu 3: Chất nào sau đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. KCl. B. HClO3. C. Ba(OH)2. D. C3H5(OH)3 (glixerol).
Câu 4: Cho este X có công thức cấu tạo CH3COOC2H5. Tên gọi của X là
A. metyl propionat. B. etyl propionat. C. etyl axetat. D. metylaxetat.
Câu 5: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ tổng hợp?
A. Tơ tằm. B. Tơ olon. C. Tơ visco. D. Tơ xenlulozơ axetat.
Câu 6: Số oxi hóa của cacbon trong phân tử Al4C3 là
A. +4. B. +3. C. -3. D. -4.
Câu 7: Thủy phân hoàn toàn tristearin trong dung dịch NaOH, thu được C3H5(OH)3 và
A. C15H31COONa. B. C17H31COONa. C. C17H33COONa. D. C17H35COONa.
Câu 8: Phân tử chất nào sau đây chỉ chứa liên kết đơn?
A. CH3COOH. B. C2H2. C. CH3OH. D. C2H4.
Câu 9: Công thức chung của ancol no, hai chức, mạch hở là
A. CnH2nO2. B. CnH2n+2O. C. CnH2n-2O2. D. CnH2n+2O2.
Câu 10: Kim loại nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường?
A. W. B. Li. C. Hg. D. Pb.
Câu 11: Cho m gam K tác dụng hết với H2O dư, thu được 1 lít dung dịch có pH = 12. Giá trị của m là
A. 0,39. B. 0,78. C. 3,90. D. 7,80.
Câu 12: Trong tự nhiên, khí X được tạo thành khi có sấm sét. Ở điều kiện thường, khí X phản ứng với oxi trong không khí, tạo thành khí có màu nâu đỏ. Khí X là
A. N2. B. CO2. C. NO. D. SO2.
Câu 13: Chất nào sau đây tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thu được hai muối?
A. FeCO3. B. Fe3O4. C. Fe. D. Fe(OH)3.
Câu 14: Ứng với công thức phân tử C4H8O2 có bao nhiêu este là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 15: Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. Axit fomic. B. Metylamin. C. Axit glutamic. D. Phenol.
Câu 16: Cho các chất: CuCl2, P2O5, Zn(OH)2, CrO3, Si. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 17: Thủy phân hoàn toàn 20,4 gam phenyl axetat trong 400 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn. Giá trị của m là
A. 40,1. B. 34,5. C. 39,2. D. 33,7.
Câu 18: Ngâm một lá kẽm nhỏ, tinh khiết trong ống nghiệm chứa dung dịch HCl thấy có bọt khí thoát ra từ từ. Để bọt khí thoát ra nhanh hơn, có thể thêm vào ống nghiệm một vài giọt dung dịch nào sau đây?
A. CuSO4. B. MgCl2. C. K2SO4. D. NaCl.
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol amin no, đơn chức, mạch hở X bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 3,2 mol hỗn hợp khí và hơi gồm N2, CO2 và H2O. Phân tử khối của X là
A. 59. B. 31. C. 45. D. 73.
--- Để xem nội dung chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống ---
Đề 6: Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 – Trường THPT Nguyễn Tất Thành.
Câu 41. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Fe. B. Cu. C. Na. D. Mg.
Câu 42. Trong tự nhiên, canxi sunfat tồn tại dưới dạng muối ngậm nước (CaSO4.2H2O) được gọi là
A. vôi sống. B. đá vôi. C. thạch cao nung. D. thạch cao sống.
Câu 43. Lạm dụng rượu, bia quá nhiều là không tốt, gây nguy hiểm cho bản thân và gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Hậu quả của sử dụng nhiều rượu, bia là nguyên nhân chính của rất nhiều căn bệnh. Những người sử dụng nhiều rượu, bia có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư nào sau đây?
A. Ung thư vòm họng. B. Ung thư phổi. C. Ung thư gan. D. Ung thư vú.
Câu 44. Chất nào sau đây bị thủy phân trong dung dịch KOH, đun nóng là
A. Saccarozơ. B. Tinh bột. C. Etanol. D. Etyl axetat.
Câu 45. Các số oxi hoá thường gặp của sắt là
A. +2, +4. B. +1, +2. C. +2, +3. D. +1, +2, +3.
Câu 46. Cho vài giọt nước brom vào dung dịch anilin, lắc nhẹ thấy xuất hiện
A. có khí thoát ra. B. dung dịch màu xanh.
C. kết tủa màu trắng. D. kết tủa màu nâu đỏ.
Câu 47. Công thức hoá học của crom(III) hiđroxit là
A. Cr2O3. B. CrO3. C. Cr(OH)3. D. Cr(OH)2.
Câu 48. Ở điều kiện thường, oxit nào sau đây là chất rắn?
A. NO2. B. N2O. C. CO2. D. SiO2.
Câu 49. Polime được sử dụng làm chất dẻo là
A. Poli(metyl metacrylat). B. Poliisopren.
C. Poli(vinyl xianua). D. Poli(hexametylen ađipamit).
Câu 50. Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. chỉ có kết tủa keo trắng. B. chỉ có khí bay lên.
C. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. D. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
Câu 51. Saccarozơ và glucozơ đều thuộc loại
A. đisaccarit. B. monosaccarit. C. polisaccarit. D. cacbohiđrat.
Câu 52. Dẫn khí CO dư qua hỗn hợp bột gồm MgO, CuO, Al2O3 và Fe3O4, nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Số oxit kim loại có trong Y là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 53. Thủy phân hoàn toàn một lượng triolein trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được 4,6 gam glixerol và m gam muối. Giá trị của m là
A. 91,2. B. 30,4. C. 45,6. D. 60,8.
Câu 54. Cho 1,37 gam Ba vào 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,03M, sau khi phản ứng kết thúc, thu được chất rắn có khối lượng là
A. 2,205. B. 2,565. C. 2,409. D. 2,259.
Câu 55. Cho dãy các chất sau: phenyl fomat, fructozơ, natri axetat, etylamin, trilinolein. Số chất bị thuỷ phân trong môi trường axit là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 56. Thủy phân hoàn toàn m gam xenlulozơ có chứa 50% tạp chất trơ, toàn bộ lượng glucozơ thu được làm mất màu vừa đủ 500 ml dung dịch Br2 1M trong nước. Giá trị của m là
A. 162. B. 81. C. 324. D. 180.
Câu 57. Cho 5,4 gam Al vào dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3 và 0,3 mol HCl. Sau khi các phản ứng hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 8,4. B. 2,8. C. 4,2. D. 5,6.
--- Để xem nội dung chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống ---
Đề 7: Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 2 năm 2019 – Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị
Câu 1: Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Mg + dung dịch HCl
B. Cu + dung dịch FeCl3
C. Cu + dung dịch FeCl2
D. Fe + dung dịch FeCl3
Câu 2: Thí nghiệm nào sau đây không tạo ra đơn chất?
A. Cho bột nhôm vào dung dịch NaOH
B. Cho bột Cu vào dung dịch AgNO3.
C. Cho Na vào dung dịch FeCl2.
D. Cho dd FeCl3 vào dung dịch AgNO3.
Câu 3: Thành phần chính của quặng xiđerit là
A. FeCO3 B. Fe3O4 C. FeS2 D. Al2O3. nH2O
Câu 4: Cr(OH)3 không phản ứng với
A. Dung dịch NH3
B. Dung dịch HNO3 loãng
C. Dung dịch brom trong NaOH
D. Dung dịch NaOH dư.
Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2.
(2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3.
(3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl loãng, có nhỏ vài giọt CuCl2.
(4) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm.
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 6: Cho Mg đến dư vào dung dịch chứa đồng thời Cu2+, Fe3+ và Ag+. Số phản ứng tối đa có thể xảy ra là
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
Câu 7. Cho các hóa chất sau: (1) dd HCl; (2) NaOH; (3) K3PO4; (4) Na2CO3. Số hóa chất làm mềm nước cứng tạm thời chứa Ca(HCO3)2 là
A. 2. B. 1 C. 3. D. 4
Câu 8: Có các dung dịch: HCl, K2CO3, AgNO3, KOH và NaHSO4. Số dung dịch tác dụng được với
dung dịch Fe(NO3)2 là
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
Câu 9. Nhóm các chất tan trong nước tạo dung dịch kiềm là
A. Na, K2O, MgO, CaO.
B. FeO, K, BaO, Al2O3.
C. Ba, Na2O, MgO, Fe.
D. K2O, Na2O, CaO, Ba.
Câu 10: Cho các chất rắn sau: (1) Fe2O3, (2) Na2CO3; (3) BaCO3; (4) KNO3; Hãy cho biết có bao nhiêu chất có thể bị phân hủy khi nung ở nhiệt độ cao?
A. 3 B. 2 C. 1 D. 4
Câu 11: Kết luận nào sau đây đúng?
A. Điện phân dung dịch CuSO4 với anot bằng đồng, nồng độ Cu2+ trong dung dịch không đổi
B. Đốt lá sắt trong khí Cl2 thì xảy ra sự ăn mòn điện hóa
C. Thanh sắt nhúng trong dung dịch CuSO4 không xảy ăn mòn điện hóa
D. Kim loại có tính khử, nó bị khử thành ion dương.
Câu 12. Cho các phát biểu sau:
(1). Khí NO2; SO2 gây ra hiện tượng mưa axít
(2). Khí CH4; CO2 gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
(3). Ozon trong khí quyển là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
(4). Chất gây nghiện chủ yếu trong thuốc lá là nicotin.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe(NO3)3 dư
(b) Dẫn khí CO dư qua bột Al2O3, nung nóng
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng
(d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư
(e) Nhiệt phân AgNO3
(f) Điện phân nóng chảy NaOH
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Câu 14: Cho m gam hỗn hợp Na, Ba vào nước thu được dung dịch X và 6,72 lít khí (đktc). Thể tích dung dịch hỗn hơp H2SO4 0,5M và HCl 1M cần dùng để trung hòa dung dịch X là
A. 0,3 lít B. 0,2 lít C. 0,4 lít D. 0,5 lít
Câu 15. Dung dịch X chứa 0,1 mol Ca2+; 0,3 mol Mg2+; 0,4 mol Cl- và a mol HCO3-. Đun dung dịch X đến cạn thu được muối khan có khối lượng là
A. 23,2 gam B. 49,4 gam C. 37,4 gam D. 28,6 gam.
Câu 16: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol
A. Glucozơ B. Metyl axetat C. Saccarozơ D. Triolein
Câu 17: Sobitol là sản phẩm của phản ứng nào sau đây?
A. Oxi hóa glucozơ bằng AgNO3 /NH3.
B. Khử glucozơ bằng H2, xúc tác Ni đun nóng.
C. Lên men ancol etylic.
D. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.
Câu 18: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ tăng dần từ trái qua phải là
A. phenyl amin, amoniac, metyl amin.
B. metyl amin, amoniac, phenyl amin
C. amoniac, metyl amin, phenyl amin.
D. metyl amin, phenyl amin, amoniac.
Câu 19: Cách làm nào dưới đây không nên làm?
A. Giảm mùi tanh của cá (có metylamin, etylamin...) bằng giấm ăn.
B. Giảm vết sưng hoặc ngứa do ong đốt bằng cách bôi vôi.
C. Dùng than củi để giảm bớt mùi khê cho cơm khi cơm bị khê.
D. Ướp cá biển bằng phân đạm để cá tươi lâu.
Câu 20: Dãy các chất đều cho được phản ứng thủy phân là
A. amilopectin, xenlulozơ, glucozơ, protein
B. saccarozơ, triolein, amilozơ, xenlulozơ
C. amilozơ, saccarozơ, protein, fructozơ
D. triolein, amilozơ, fructozơ, protein
...
Trên đây là phần trích đoạn của bộ đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019, để xem nội dung chi tiết vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi.net để xem online hoặc tải về máy.
Hy vọng bộ đề sẽ giúp các em học sinh đạt kết quả thật cao trong kỳ thi sắp tới!