Bộ 6 đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 có lời giải chi tiết
Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 – Trường THPT Nguyễn Khuyến
Câu 1: Cho kim loại Ba dư vào dung dịch Al2(SO4)3, thu được sản phẩm có:
A. Một chất khí và hai chất kết tủa. B. Một chất khí và không chất kết tủa.
C. Một chất khí và một chất kết tủa. D. Hỗn hợp hai chất khí.
Câu 2: Khi thủy phân hợp chất hữu cơ X (không có phản ứng tráng bạc) trong môi trường axit rồi trung hòa axit thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc. X là:
A. Anđehit axetic B. Ancol etylic C. Saccarozơ D. Glixerol
Câu 5: Để tạo thành thủy tinh hữu cơ (plexiglat), người ta tiến hành trùng hợp:
A. CH3-COO-C(CH3)=CH2 B. CH2=CH-CH=CH2
C. CH3-COO-CH=CH2 D. CH2=C(CH3)-COOCH3
Câu 6: Để phân biệt các dung dịch: CaCl2, HCl, Ca(OH)2 dùng dung dịch ?
A. NaNO3 B. NaOH C. NaHCO3 D. NaCl
Câu 7: Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và ?
A. C17H35COONa B. C17H33COONa
C. C15H31COONa D. C17H31COONa
Câu 9: Đồng phân của glucozơ là:
A. Xenlulozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. Sobitol
Câu 12: Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong ?
A. Saccarozơ B. Fructozơ
C. Glucozơ D. Amilopectin
Câu 15: Polime có cấu trúc mạng lưới không gian là:
A. Polietilen B. Poli(vinyl clorua)
C. Amilopectin D. Nhựa bakelit
Câu 16: Cho dãy các dung dịch sau:C6H5NH2, NH2CH2COOH, HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH C2H5NH2, NH2[CH2]2CH(NH2)COOH. Số dung dịch trong dãy làm đổi màu quỳ tím ?
A. 4 B. 5 C. 2 D. 3
Câu 17: Cho các chất sau: CH3COOCH3, HCOOCH3, HCOOC6H5, CH3COOC2H5. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là:
A. HCOOC6H5 B. CH3COOC2H5
C. HCOOCH3 D. CH3COOCH3
Câu 18: Khẳng định nào sau đây đúng ?
A. Đun nóng tinh bột với dung dịch axit thì xảy ra phản ứng khâu mạch polime.
B. Trùng hợp axit - amino caproic thu được nilon-6.
C. Polietilen là polime trùng ngưng.
D. Cao su buna có phản ứng cộng.
...
---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thồng)---
Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 2 năm 2019 – Trường THPT Chuyên Bắc Giang
Câu 41: Cho 0,1 mol một este tạo bởi axit cacboxylic hai chức và một ancol đơn chức tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, thu được 6,4 gam ancol và một lượng muối có khối lượng nhiều hơn 13,56% khối lượng este. Công thức cấu tạo của este là
A. CH3OOC-CH2-COOCH3. B. C2H5OOC-COOCH3.
C. CH3OOC-COOCH3. D. C2H5OOC-COOC2H5.
Câu 42: Cho các phát biểu sau:
(a) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc a-glucozơ.
(b) Oxi hóa glucozơ thu được sobitol.
(c) Trong phân tử fructozơ có một nhóm –CHO.
(d) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
(e) Trong phân tử xenlulozơ, mỗi gốc glucozơ có ba nhóm –OH.
(f) Saccarozơ bị thủy phân trong môi trường kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 43: Trong các chất: Mg(OH)2, Al, NaHSO3 và KNO3, số chất thuộc loại chất lưỡng tính là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1.
Câu 44: Hỗn hợp M gồm C2H5NH2, CH2=CHCH2NH2, H2NCH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH2NH2 và CH2CH2NHCH3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít M, cần dùng vừa đủ 25,76 lít O2, chỉ thu được CO2; 18 gam H2O và 3,36 lít N2. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của C2H5NH2 trong M là
A. 24,11%. B. 32,14%. C. 48,21%. D. 40,18%.
Câu 45: Khái niệm nào sau đây đúng nhất về este?
A. Este là những chất chỉ có trong dầu, mỡ động thực vật.
B. Este là những chất có chứa nhóm -COO-.
C. Khi thay nhóm -OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR (R khác H) được este.
D. Este là sản phẩm của phản ứng giữa axit và bazơ.
Câu 46: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là
A. 13,8. B. 12,0. C. 16,0. D. 13,1.
Câu 47: Chất nào dưới đây không có khả năng tan trong dung dịch NaOH?
A. Cr(OH)3. B. Al. C. Al2O3. D. Cr.
Câu 48: Thành phần chính của quặng photphorit là
A. CaHPO4. B. Ca3(PO4)2. C. NH4H2PO4. D. Ca(H2PO4)2.
Câu 49: Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được p gam muối Y. Cũng cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch KOH (dư), thu được q gam muối Z. Biết q – p = 39,5. Công thức phân tử của X là
A. C5H11O2N. B. C5H9O4N. C. C4H10O2N2 D. C4H8O4N2.
Câu 50: Este nào sau đây có mùi chuối chín?
A. Etyl axetat. B. Eyl fomat. C. Etyl butirat. D. Isoamyl axetat.
Câu 51: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái rắn.
B. Metyl acrylat, tripanmitin và tristearin đều là este.
C. Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol.
D. Fructozơ có nhiều trong mật ong.
Câu 53: Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,2 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 2,08 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X vào 500 ml NaOH 0,3M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được chất rắn chứa m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 43,14. B. 37,68. C. 37,12. D. 36,48.
Câu 54: Chất hữu cơ X có khối lượng mol M = 123 (gam/mol) và khối lượng C, H, O và N trong phân tử theo thứ tự tỉ lệ với 72 : 5 : 32 : 14. Công thức phân tử của X là
A. C6H5O2N. B. C6H6ON2. C. C6H14O2N. D. C6H12ON.
Câu 55: Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion
A. Na+, K+. B. Mg2+, Ca2+. C. HCO3-, SO42-. D. Cl-, HCO3-.
Câu 56: Cho 16,1 gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và MgCO3 (có tỉ lệ mol 1 : 1) tan hết trong dung dịch HCl dư, thu được V lít (đktc) khí CO2. Giá trị của V là
A. 2,94. B. 1,96. C. 7,84. D. 3,92.
...
---(Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thồng)---
Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 – Trường THPT Hà Huy Tập
Câu 1. Hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2CrO4 là
A. Dung dịch chuyển từ màu vàng thành không màu.
B. Dung dịch chuyển từ màu da cam sang màu vàng.
C. Dung dịch chuyển từ màu vàng sang màu da cam.
D. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu da cam.
Câu 2. Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
A. MgCl2. B. BaCl2. C. Al(NO3)3. D. Al(OH)3.
Câu 3. “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là
A. CO rắn. B. SO2 rắn. C. H2O rắn. D. CO2 rắn.
Câu 4. Tên gọi của hợp chất hữu cơ CH3COOH là
A. axit fomic. B. ancol etylic. C. anđehit axetic. D. axit axetic.
Câu 5. Kim loại nào sau đây nhẹ nhất?
A. Li. B. Os. C. Na. D. Hg.
Câu 6. Vào mùa đông, nhiều gia đình sử dụng bếp than đặt trong phòng kín để sưởi ấm gây ngộ độc khí, có thể dẫn tới tử vong. Nguyên nhân gây ngộ độc là do khí nào sau đây?
A. H2. B. O3. C. N2. D. CO.
Câu 7. Muối nào sau đây thuộc loại muối trung hòa?
A. NaHCO3. B. NH4HCO3. C. NH4Cl. D. KHS.
Câu 8. Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch KHCO3?
A. K2SO4. B. KNO3. C. HCl. D. KCl.
Câu 9. Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím?
A. Glyxin. B. Phenylamin. C. Metylamin. D. Alanin.
Câu 10. Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có khí mùi khai thoát ra. Chất X là
A. amoni clorua. B. urê. C. natri nitrat. D. amoni nitrat.
Câu 11. Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. xenlulozơ.
Câu 12. Crom (III) hiđroxit tan trong dung dịch nào sau đây?
A. KNO3. B. KCl. C. NaOH. D. NaCrO2.
Câu 13. Cho 10,7 gam hỗn hợp X gồm Al và MgO vào dung dịch NaOH dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng MgO trong X là
A. 4,0 gam. B. 8,0 gam. C. 2,7 gam. D. 6,0 gam.
Câu 14. Cho 8,04 gam hỗn hợp CH3CHO và C2H2 tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 55,2 gam kết tủa. Cho kết tủa này vào dung dịch HCl dư, sau khi kết thúc phản ứng còn lại m gam chất không tan. Giá trị của m là
A. 61,78. B. 21,60. C. 55,20. D. 41,69.
Câu 15. Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn thu được gồm
A. Cu, Fe, Al, Mg. B. Cu, FeO, Al2O3, MgO.
C. Cu, Fe, Al2O3, MgO. D. Cu, Fe, Al, MgO.
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung bộ 6 đề thi THPT QG môn Hóa năm 2019 để xem nội dung chi tiết, đầy đủ mời quý thày cô cùng các em học sinh vui lòng đăng nhập vào hệ thống để xem online hoặc tải về máy.
Hy vọng bộ tài liệu sẽ giúp các em đạt kết quả cao trong kkyf thi sắp tới!