Bộ 6 đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Tô Hiệu

TRƯỜNG THPT TÔ HIỆU

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 2

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2019-2020

 

ĐỀ SỐ 1:

Câu 1:  Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế oxi bằng cách

A  nhiệt phân các hợp chất giàu oxi.                           B  chưng phân đoạn không khí lỏng.

C  điện phân dung dịch CuSO4.                                  D  điện phân nước hoà tan H2SO4.

Câu 2:  Các số oxi hoá có thể có của lưu huỳnh là :

A  -2, 0, +2, +6                  B  0, +2, +4, +6                C  -2, 0, +4, +6                  D  -2, 0, +3, +6     

Câu 3:  Lưu huỳnh tà phương (Sa) và lưu huỳnh đơn tà (Sb) là

A  hai đồng vị của lưu huỳnh.                                      B  hai hợp chất của lưu huỳnh.

C  hai dạng thù hình của lưu huỳnh.                            D  hai đồng phân của lưu huỳnh.        

Câu 4:  Để pha loãng dd H2SO4 đậm đặc, trong phòng thí nghiệm, người ta tiến hành theo cách nào trong các cách sau đây:

A  Cho nhanh nước vào axit và khuấy đều.                B  Cho từ từ nước vào axit và khuấy đều.   

C  Cho nhanh axit vào nước và khuấy đều.                D  Cho từ từ axit vào nước và khuấy đều.

Câu 5:  Trong các phản ứng sau, phản ứng nào có thể dùng để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?

A.  S + O2  → SO2                                                       B  2H2S + 3O2  → 2SO2 + 2H2O            

C  Na2SO3 + H2SO4  → Na2SO4 + SO2 + H2O           D  4FeS2 + 11O2   → 2Fe2O3 + 8SO2               

Câu 6:  Tính chất hóa học đặc trưng của dd H2S là:

A  Tính axit yếu,tính khử mạnh                                   B  Tính axit yếu, tính oxi hóa mạnh

C  Tính axit mạnh, tính khử yếu                                  D  Tính axit mạnh, tính oxi hóa yếu

Câu 7:  Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được 6,72 lít khí SO2 (ở đktc). Giá trị của m là :

A  16,8 gam                       B  1,68 gam                       C  1,12 gam                       D  11,2 gam          

Câu 8:  Kết luận nào không đúng khi nói về H2SO4:

A  H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất chung của axit.             

B  Khi tiếp xúc với H2SOđặc dễ gây bỏng nặng.    

C  Khi pha loãng axit sunfuric, chỉ được cho từ từ nước vào axit

D  H2SOđặc là chất hút nước mạnh.                  

Câu 9:  Cho 20,2 gam hỗn hợp Zn và Mg vào dd H2SO4 loãng dư thu được 11,2 lít khí  (đktc).Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là:

A  68,2 gam.                      B  70,25 gam.                    C  60,0 gam.                      D  80,5 gam.         

Câu 10:  SO2 vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử vì trong phân tử SO2

A  S có mức oxi hoá trung gian.                                  B  S có mức oxi hoá thấp nhất.          

C  S còn có một đôi electron tự do.                             D  S có mức oxi hoá cao nhất.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 2:

Câu 1:  Cho 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn sau: HCl, Na2SO4, NaCl, Ba(OH)2. Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch trên là:

A.  quỳ tím                        B.  H2SO4                          C.  AgNO3                        D.  BaCl2

Câu 2:  Những trạng thái số oxi hoá phổ biến của lưu huỳnh là:

A.  -2; 0; +4; +6                 B.  +1 ; 0; +4; +6               C.  -2; +4; +5; +6              D.  -3; +2; +4; +6

Câu 3:  Trộn 2 lít dung dịch H2SO4 0,2 M với 400 ml dung dịch H2SO4 0,5 M được dung dịch H2SO4 có nồng độ mol là:

A.  0,25 M                         B.  0,40 M                         C.  0,15M                          D.  0,38 M 

Câu 4:  Trong các phát biểu sau , phát biểu nào không đúng

A.  Oxi nặng hơn không khí.                                      

B.  Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị.

C.  Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.                         

D.  Oxi tan nhiều trong nước.

Câu 5:  Hòa tan hoàn toàn một kim loại M vào 300 ml dung dịch H2SO4 1M vừa đủ. Thể tích khí hiđro thu được ở đktc là

A.  22,4 lit                         B.  4,48 lit                          C.  6,72 lit                         D.  8,96 lit

Câu 6:  SO2 vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử vì

A.  trong phân tử SO2 , S còn có một đôi electron tự do.                                     

B.  phân tử SO2 dễ bị oxi hóa.                                    

C.  trong phân tử SO2 , S có mức oxi hoá trung gian.

D.  phân tử SO2 không bền.

Câu 7:  Cho 100ml dung dịch chứa đồng thời HCl 1M và H2SO4 0,5M. Thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy để trung hoà vừa đủ dung dịch axit đã cho là:

A.  80ml                             B.  100 ml                          C.  50 ml                            D.  200 ml

Câu 8:  Điều chế khí ôxi trong phòng thí nghiệm từ KMnO4, KClO3, NaNO3, H2­O2 (có số mol bằng nhau) lượng oxi thu được nhiều nhất từ:

A.  NaNO2                         B.  KMnO4                        C.  H2O2                            D.  KClO4

Câu 9:  Đốt cháy hoàn toàn 3,4 g một chất X thu được 6,4 g SO2 và 1,8 g H2O. X có công thức phân tử là

A.  H2S                              B.  H2SO4.3SO3                 C.  H2SO3                          D.  H2SO4

Câu 10:  Trong số những tính chất sau, tính chất không là tính chất của axit H2SO4 đặc nguội

A.  háo nước.                                                               B.  tan trong nước, tỏa nhiệt.  

C.  làm hóa than vải, giấy, đường.                               D.  hòa tan được kim loại Al và Fe.

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3:

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3đ)

Câu 1: Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử:

A. O3                                      B. H2S                         C. H2SO4                                 D. SO2

Câu 2: Cho 200 ml dung dịch H2SO4  1M tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được m gam kết tủa. Giá trị m:

A. 4,66g                                 B. 46,6g                      C. 2,33g                                  D. 23,3g

Câu 3: Khí oxi điều chế được có lẫn hơi nước. Dẫn khí oxi ẩm đi qua chất nào sau đây để được khí oxi khô?

A. Al2O3                                 B. CaO                                                C. dung dịch Ca(OH)2                        D. dung dịch HCl

Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 42 gam FeS2 thu được V lít khí  (đktc). Giá trị của V:

A. 7,84                            B. 8,96                         C. 15,68                              D. 4,48

Câu 5: Trong phản ứng: SO2 + H2S → S + H2O, câu nào diễn tả đúng tính chất của chất:

A. Lưu huỳnh bị oxi hóa và hiđro bị khử

B. Lưu huỳnh trong SO2 bị khử, lưu huỳnh trong H2S bị oxi hóa

C. Lưu huỳnh trong SO2 bị oxi hóa và lưu huỳnh trong H2S bị khử

D. Lưu huỳnh bị khử và không có chất nào bị oxi hóa

Câu 6: Số  mol H2SO4 cần dùng để pha chế 10 ml dung dịch H2SO4 2M:

A. 0,2 mol                   B. 5,0 mol                   C. 20,0 mol                             D. 0,02

Câu 7: Thuốc  thử dùng để phân biệt 3 dung dịch H2SO4 loãng, Ba(OH)2, HCl là:

A. Cu                           B. dung dịch BaCl2     C. dung dịch NaNO3              D. dung dich NaOH

Câu 8: Cho 10g hỗn hợp X gồm Fe, Cu phản ứng hoàn toàn với H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí (đktc), dung dịch Y và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m:

A. 8,4                            B. 1,6                          C. 5,6                                      D. 4,4             

Câu 9: Cho hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch axit H2SO4  đặc, nóng đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và một phần Fe không tan. Chất tan có trong dung dịch Y

A. MgSO4, Fe2(SO4)3  và FeSO4.      B. MgSO4  và Fe2(SO4)3. C. MgSO4  và FeSO4.       D. MgSO4

Câu 10: Trộn 156,25 gam H2SO4 98% với V lit  nước  được dung dịch H2SO4 50% ( biết DH2O = 1g/ml). Giá trị của V:

A. 150                           B. 100                         C. 0,1                               D. 0,15

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4:

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (20 câu, 5đ)

Câu 1: Để pha loãng axit sunfuric đặc ta làm như thế nào?

A. Rót từ từ axit vào nước và dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ

B. Rót từ từ nước vào axit và dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ

C. Đổ đồng thời axit và nước vào cốc và dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ

D. Đổ axit đặc vào axit loãng rồi pha thêm nước.

Câu 2: Trong các phản ứng sau, chọn phản ứng trong đó H2S có tính axit

A. 2H2S + O2 → 2S + 2H2O                                   B. H2S + 4Cl2 + 4H2O →  H2SO4 + 8HCl

C. 2FeCl3 + H2S →  2FeCl2 + S + 2HCl                  D. 2H2S + 2K →  2KHS + H2

Câu 3: H2SO4 loãng có thể tác dụng với tất cả các chất thuộc nào dưới đây?

A. Fe3O4, BaCl2, NaCl, Al, Cu(OH)2.                     B. Fe(OH)2, Na2CO3, Fe, CuCl2, NH3.

C. Zn(OH)2, CaCO3, CuO, Al, Fe2O3.                    D. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO, Zn.

Câu 4: Câu nào sai khi nhận định về tính chất hóa học của dung dịch axit sunfuric loãng:

A. Tác dụng với kim loại đứng trước hidro

B. Có tính axit mạnh

C. Tác dụng với nhiều phi kim

D. Tác dụng oxit bazơ tạo muối axit hoặc muối trung hòa.

Câu 5: Tính chất hóa học của dung dịch axit sunfuric đặc, nóng là:

A. Tính oxi hóa mạnh và tính háo nước                  B. Tính axit mạnh

C. Tác dụng với kim loại, giải phóng hidro             D. Không tác dụng với C, P, S.

Câu 6: Cho một lượng Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thì muối thu được là

A. Fe2(SO4)3.                   B. FeSO4.                        C. Fe2(SO4)3 và FeSO4.   D. Fe3(SO4)2.

Câu 7: Cho 0,2 mol Cu tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được khí SO2. Thể tích khí thu được (đktc) là

A. 1,12 lít                        B. 4,48 lít                         C. 2,24 lít                        D. 6,72 lít

Câu 8: Các nguyên tố nhóm VIA có cấu hình e ngoài cùng là:

A. ns2                               B. ns2np5                          C. ns2np3                          D. ns2np4

Câu 9: Điều nhận xét nào sau đây không đúng về lưu huỳnh:

A. điều kiện thường: thể rắn                                    B. có 2 dạng thù hình

C. vừa có tính oxi hóa và khử                                 D. dễ tan trong nước.

Câu 10: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong lưu huỳnh đioxit là

A. -2                                B. +4                                C. +6                               D. 0

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5 :

Câu 1. Cho 1,42 gam hỗn hợp gồm CaCO3 và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư. Khí sinh ra được dẫn vào dung dịch chứa 0,0225 mol Ba(OH)2. Lọc bỏ kết tủa, cho H2SO4 vào H2O lọc để tác dụng hết với Ba(OH)2 dưthì tạo thành 1,7475 gam kết tủa. Khối lượng của CaCO2 trong hỗn hợp đầu là

A. 1,42 gam                            B. 1 gam                      C. 0,42 gam                 D. Đáp án khác

Câu 2. Khi thu khí O2 trong PTN, có thể thu theo các nào sau đây là đúng nhất:

A. Đẩy không khí và úp bình              B. Tất cả đều đúng                 

C. Đẩy nước                                      D. Đẩy không khí và ngửa bình

Câu 3. Cho sơ đồ phản ứng hoá học:  H2S  +  Cl2  +  H2O  →   H2SO4  +  HCl.

 Câu nào sau đây phản ánh đúng vai trò các chất trong phản ứng trên?

A. H2O là chất khử, Cl2 là chất oxi hoá          B. H2S là chất oxi hoá, Cl2 là chất khử

C. H2S là chất khử, Cl2 là chất oxi hoá           D. H2O là chất oxi hoá , H2S là chất khử

Câu 4. Có 3 dung dịch HCl,  NaOH,  H2SO4 loãng. thuốc thử duy nhất dùng để phân biệt ba ddịch là:

A. Nhôm                                 B. Na2CO3;                 C. BaCO3;                               D. Quỳ tím

Câu 5. Cho phương trình phản ứng:  Zn + H2SO4 đặc →  ZnSO4 +   SO2   +  H2O.

Hệ số của phương trình lần lượt là:

A. 2, 3, 2, 1, 3                         B. 1, 3, 1, 2, 1                         C. 1, 2, 1, 1, 2             D. 2, 4, 2, 2, 4

Câu 6. Các đơn chất oxi, ozon, luu huỳnh đều là những chất:

A. Có tính khử                                                B. Có tính oxi hoá mạnh

C. Có tính oxi hoá và tính khử                       D. Chỉ có tính oxi hoá

Câu 7. Phát biểu nào sau đây sai

A. Trong nhóm VIA, từ O đến Te tính kim loại tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần

B. S vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử

C. Oxi tác dụng được với tất cả các kim loại và phi kim

D. Ozon có tính oxi hoá mạnh hơn oxi

Câu 8. Phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau:

A. SO2 và SO3 đều tan tốt trong H2O và tác dụng mạnh với H2O tạo dung axit

B. SO2 và SO3 đều là những chất khí có mùi sốc

C. SO2 và SO3 đều có khả năng thể hiện tính oxi hoá và tính khử

D. SO2 và SO3 đều là những oxit axit

Câu 9. Đốt cháy hoàn toàn một hợp chất X bằng oxi v­ừa đủ được hỗn hợp khí CO2 và SO2 có tỉ khối so với hiđro là 28,667. Khối lượng phân tử của X là 76. Hợp chất X có công thức phân tử là:

A. CS                          B. CS2;                                    C. Đáp án khác                                   D. CSO2;

Câu 10. Cho hai khí O2 và O3, có thể nhận biết ra các khí trên bằng cách:

A. Dùng tàn đóng cháy dở                                         B. Cả ba phương án trên

C. Dùng giấy tẩm dung dịch KI và hồ tinh bột          D. Dùng giấy tẩm ddịch iot và hồ tinh bột

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 6:                   

1. Để nhận biết O2 và O3 ta không thể dùng chất nào sau đây?

A. dung dịch KI cùng với hồ tinh bột.                 B. PbS (đen).

C. Ag.                                                                   D. đốt cháy Cacbon.

2. Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2- của các nguyên tố nhóm VIA?

A. 1s2 2s2 2p4.    B. 1s2 2s2 2p6.  C. [Ne] 3s2 3p6. D. [Ar] 4s2 4p6.

3. O2 bị lẫn một ít tạp chất Cl2. Chất tốt nhất để loại bỏ Cl2

A. H2O.           B. KOH.         C. SO2.                D. KI.

4. Nung 316 gam KMnO4 một thời gian thấy còn lại 300 gam chất rắn. Vậy phần trăm KMnO4 đã bị nhiệt phân là

A. 25%.           B. 30%.           C. 40%.           D. 50%.

5. SO2 bị lẫn tạp chất SO3, dùng cách nào dưới đây để thu được SO2 nguyên chất?

A. cho hỗn hợp khí sục từ từ qua dung dịch nước brom.

B. sục hỗn hợp khí qua nước vôi trong dư.

C. sục hỗn hợp khí qua dung dịch BaCl2 loãng dư.

D. sục hỗn hợp khí từ từ qua dung dịch Na2CO3.

6. CO2 bị lẫn tạp chất SO2, dùng cách nào dưới đây để thu được CO2 nguyên chất?

A. sục hỗn hợp khí qua dung dịch nước muối dư.

B. sục hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong dư.

C. sục hỗn hợp khí qua dung dịch thuốc tím.

D. trộn hỗn hợp khí với khí H2S.

7. H2S tác dụng với chất nào mà sản phẩm không thể có lưu huỳnh?

A. O2. B. SO2.            C. FeCl3.         D. CuCl2.

8. H2SO4 đặc nguội không thể tác dụng với nhóm kim loại nào sau đây?

A. Fe, Zn.        B. Fe, Al.        C. Al, Zn.        D. Al, Mg.

9. Trong sản xuất H2SO4 trong công nghiệp người ta cho khí SO3 hấp thụ vào

A. H2O.           B. dung dịch H2SO4 loãng.     C. H2SO4 đặc để tạo oleum.    D. H2O2.

10. Cần hoà tan bao nhiêu lit SO3 (đkc) vào 600 gam H2O để thu được dung dịch H2SO4 49%?

A. 56 lit.          B. 89,6 lit.       C. 112 lit.        D. 168 lit.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 6 đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Tô Hiệu;, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?