TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2
NĂM HỌC: 2019 - 2020
MÔN: Ngữ Văn 10
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG - TRƯƠNG HÁN SIÊU
1. Tìm hiểu chung:
a. Tác giả:
Trương Hán Siêu (? – 1354), là người có học vấn uyên thâm, từng tham gia các cuộc chiến đấu của quân dân nhà Trần chống giặc Mông- Nguyên, được các vua Trần tin cậy và nhân dân kính trọng. Tác phẩm hiện còn lại không nhiều.
b. Tác phẩm:
- Thể loại: phú cổ thể, mượn hình thức đối đáp chủ- khách để thể hiện nội dung bài thơ.
- Hoàn cảnh ra đời: khi vương triều nhầ Trần đang có biểu hiện suy thoái, cần phải nhìn lại quá khứ anh hùng để củng cố niềm tin trong hiện tại.
2. Đọc – hiểu văn bản:
a. Nội dung:
- Hình tượng nhân vật “khách”
- “Khách” xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, có hoài bão lớn. Tráng chí bốn phương của “khách” được gợi lên qua hai loại địa danh (lấy trong điển cố Trung Quốc và những địa danh của đất Việt).
- Cảm xúc vừa vui sướng, từ hào vừa buồn đau, nuối tiếc.
- Hình tượng các bô lão (có thể là nhân dân địa phương, có thể là hư cấu).
- Các bô lão đến với “khách” bằng thái độ nhiệt tình, hiếu khách, tôn kính khách. Sau một câu hồi tưởng về việc “Ngô chua phá Hoằng Thao”, các bô lão kể cho “khách” nghe về chiến tích “Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã” (kể theo trình tự diễn biến của sự kiện với thái độ, giọng điệu đầy nhiệt huyết, tự hào). Lời kể ngắn gọn, cô đọng, súc tích,…
- Sau lời kể về trận chiến là suy ngẫm, bình luận của các bô lão về chiến thắng trên sông Bạch Đằng: chỉ ra nguyên nhân ta thắng, địch thua; khẳng định vị trí, vai trò của con người. Đó là cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lí sâu sắc.
- Cuối cùng là lời ca của các bô lão mang ý nghĩa tổng kết, có giá trị như một tuyên ngôn về chân lí: Bất nghĩa thì tiêu vong, có nhân nghĩa thì lưu danh thiên cổ.
- Lời ca và cũng là lời bình luận của “khách”
- Ca ngợi sự anh minh của “hai vị thánh quân”, đồng thời ca ngợi chiến tích của quân và dân ta trên sông Bạch Đằng. Hai câu cuối vừa biện luận vừa khẳng định chân lí: trong mối quan hệ giữa địa linh và nhân kiệt, nhân kiệt là yếu tố quyết định. Ta thắng giặc không chỉ ở “đất hiểm” mà quan trọng hơn là bởi nhân tài có “đức cao”.
b. Nghệ thuật:
- Sử dụng thể phú tự do, không bị gò bó vào niêm luật, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, có khả năng bộc lộ cảm xúc phong phú, đa dạng,…
- Kết cấu chặt chẽ, thủ pháp liên ngâm, lối diễn đạt khoa trương,…
c. Ý nghĩa văn bản:
- Thể hiện niềm tự hào, niềm tin vào con người và vận mệnh quốc gia, dân tộc.
- Hướng dẫn tự học: Bình luận về ý nghĩa triết lí trong lời ca của nhân vật “khách” ở cuối bài phú : “bời đâu đất hiểm, cốt mình đức cao”.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy---------
CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN – NGUYỄN DỮ
1. Tìm hiểu chung:
a. Tác giả:
Nguyễn Dữ (? - ?), sống vào khoảng tk XVI. Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng, từng đi thi và đã ra làm quan, nhưng không lâu thì lui về ẩn dật.
b. Tác phẩm:
- Truyền kì là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua các yếu tố kì lạ, hoang đường. Tuy nhiên, đằng sau các chi tiết có tính chất kì lạ, phi hiện thực, người đọc vẫn có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như quan niệm của tác giả.
- Tác phẩm rút ra từ “Truyền kì mạn lục – một “thiên cổ kì bút” viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào nửa đầu tk XVI.
2. Đọc – hiểu văn bản:
a. Nội dung:
Nhân vật Ngô Tử Văn:
- Cương trực, yêu chính nghĩa: Ngô Tử Văn là người rất khảng khái, “thấy sự tà gian thì không thể chịu được” nên đã đốt đền, trừ hại cho dân; sẵn sàng nhận chức phán sự đền Tản Viên để thực hiện công lí.
- Dũng cảm, kiên cường: không run sợ trước lời đe dọa của hồn ma tướng giặc, chàng vạch mặt tên hung thần; cãi lại quỉ và tên hung thần họ Thôi, dùng lời lẽ cứng cỏi, không chịu nhún nhường để tâu trình Diêm Vương,…
- Giàu tinh thần dân tộc: đấu tranh đến cùng để diệt trừ hồn ma tên tướng giặc, làm sáng tỏ nỗi oan và phục hồi danh vị cho Thổ thần nước Việt.
=> Chiến thắng của Ngô Tử Văn – một kẻ sĩ nước Việt – là sự khẳng định chân lí chính sẽ thắng tà và thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, quyết tâm đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí và chính nghĩa.
Ngụ ý của tác phẩm: vạch trần bản chất xảo quyệt, hung ác của hồn ma tướng giặc họ Thôi; phơi bày thực trạng bất công, thối nát của xã hội đương thời và nhắn nhủ hãy đấu tranh đến cùng chống lại cái ác, cái xấu.
Lời bình ở cuối truyện đề cao bản lĩnh của kẻ sĩ.
b. Nghệ thuật:
- Xây dựng cốt truyện giàu kịch tính, kết cấu chặt chẽ.
- Dẫn dắt truyện khéo léo, nhiều chi tiết gây sự chú ý, hấp dẫn.
- Cách kể chuyện và miêu tả sinh động.
- Sử dụng yếu tố kì ảo, nhưng vẫn mang những nét hiện thực.
c. Ý nghĩa văn bản:
chức phán sự đền Tản Viên đề cao những người trung thực, ngay thẳng, giàu tinh thần dân tộc đồng thời khẳng định niềm tin vào công lí, chính nghĩa của nhân dân ta.
-------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------
Trên đây là trích dẫn một phần đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 10 của trường THPT Nguyễn Công Trứ . Để xem được đầy đủ nội dung đề cương, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---