TRƯỜNG THPT THỤY HƯƠNG | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4 điểm )
Hãy chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Thí nghiệm phát hiện ra electron là:
A. Bắn phá nguyên tử nitơ bằng chùm hạt a.
B. Phóng điện giữa hai điện cực có hiệu điện thế 15 kV đặt trong chân không (áp suất khoảng 0,001mmHg).
C. Cho các hạt a bắn phá lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh quang theo dõi đường đi của hạt a.
D. Dùng hạt a bắn phá hạt nhân nguyên tử beri.
Câu 2: Nguyên tử canxi có kí hiệu là . Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Nguyên tử Ca có 2 electron lớp ngoài cùng. B. Số hiệu nguyên tử của Ca là 20.
C. Nguyên tử canxi có 4 lớp electron. D. Tổng số hạt cơ bản của canxi là 40.
Câu 3: Trong nguyên tử Al có số hạt proton, electron, nơtron lần lượt là:
A. 13, 13, 14. B. 13, 14, 14. C. 13, 14, 13. D. 14, 14, 13.
Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Số đơn vị điện tích hạt nhân của X là
A. 18 B. 17 C. 15 D. 16
Câu 5: Những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, gọi là
A. đồng lượng. B. đồng vị. C. đồng phân. D. đồng đẳng.
Câu 6: Đại lượng không đặc trưng cho một nguyên tố hoá học là
A. Số nơtron. B. Số proton.
C. Điện tích hạt nhân. D. Số hiệu nguyên tử.
Câu 7: Trong tự nhiên H có 3 đồng vị: 1H, 2H, 3H. Oxi có 3 đồng vị 16O, 17O, 18O. Hỏi có bao nhiêu loại phân tử H2O được tạo thành từ các loại đồng vị trên:
A. 3 B. 16 C. 18 D. 9
Câu 8: Đồng trong tự nhiên có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu, có khối lượng nguyên tử trung bình là 63,54.
Hàm lượng phần trăm 63Cu trong đồng tự nhiên là
A. 50% B. 10% C. 70% D. 73%
Câu 9: Cho hai nguyên tử có và . Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. X và Y cùng thuộc về một nguyên tố hóa học. B. X và Y là đồng vị của nhau
C. X và Y cùng có 25 electron D. X và Y cùng có tổng số hạt proton và nơtron là 25
Câu 10: Phân lớp f chứa tối đa .
A. 2 electron. B. 6 electron. C. 10 electron. D. 14 electron.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4 điểm)
Hãy chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Thí nghiệm tìm ra hạt nhân nguyên tử là:
A. Sự phóng điện cao thế (15 kV) trong chân không.
B. Dùng chùm hạt a bắn phá một lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh quang theo dõi đường đi của hạt a.
C. Bắn phá hạt nhân nguyên tử nitơ bằng hạt a.
D. Dùng hạt a bắn phá hạt nhân nguyên tử beri.
Câu 2: Cho ba nguyên tử có kí hiệu là , , .
Phát biểu nào sau đây là sai ?
A. Số hạt electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14
B. Ba nguyên tử trên là đồng vị của nhau.
C. Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg.
D. Hạt nhân của mỗi nguyên tử đều có 12 proton.
Câu 3: Trong nguyên tử Rb có tổng số hạt proton và nơtron là:
A. 49 B. 123 C. 37 D. 86
Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm 35,71%. Số đơn vị điện tích hạt nhân của X là
A. 9 B. 10 C. 19 D. 20
Câu 5: Các nguyên tử của cùng một nguyên tố có thể khác nhau về
A. số proton. B. số nơtron. C. số electron. D. số hiệu nguyên tử.
Câu 6: Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoá học đều có cùng
A. nguyên tử khối. B. số proton. C. số nơtron. D. số khối.
Câu 7: Oxi có 3 đồng vị là , , . Cacbon có 2 đồng vị là 12C và 13C. Hỏi có bao nhiêu loại phân tử CO2 được tạo thành từ các loại đồng vị trên:
A. 3 B. 16 C. 12 D. 9
Câu 8: Nguyên tử khối trung bình của brom là 79,91. Brom có hai đồng vị, biết chiếm 54,5%. Vậy số khối của đồng vị thứ hai là :
A. 80 B. 81 C. 82 D. 81,5
Câu 9: Cho hai nguyên tử có và .Nhận xét nào sau đây sai?
A. X và Y cùng thuộc về một nguyên tố hóa học. B. X và Y là đồng vị của nhau
C. X và Y cùng có 12 electron D. X và Y có tổng số hạt proton và nơtron là 25
Câu 10: Các electron ở lớp nào liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất?
A. Lớp N. B. Lớp M. C. Lớp L. D. Lớp K.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 4 điểm )
Hãy chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Một nguyên tử X có 3 lớp electron. Ở trạng thái cơ bản, số electron tối đa trong lớp M là
A. 2 B. 8 C. 18 D. 32
Câu 2: Chọn câu phát biểu sai.
A. Nguyên tố kim loại có số electron ở lớp ngoài cùng là: 1, 2, 3.
B. Nguyên tố phi kim có số electron ở lớp ngoài cùng là: 5, 6, 7.
C. Nguyên tố khí hiếm (khí trơ) có số electron ở lớp ngoài cùng là: 8
D. He là nguyên tố kim loại vì nguyên tử có 2 electron ở lớp ngoài cùng
Câu 3: Đồng trong tự nhiên có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu, có khối lượng nguyên tử trung bình là 63,54.
Hàm lượng phần trăm 63Cu trong đồng tự nhiên là
A. 50% B. 10% C. 70% D. 73%
Câu 4: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp p là 11. Hãy cho biết X thuộc về nguyên tố nào sau đây?
A. nguyên tố s. B. nguyên tố p. C. nguyên tố d. D. nguyên tố f.
Câu 5: Cho các cấu hình electron sau:
a. 1s22s1.
b. 1s22s22p63s23p64s1.
c. 1s22s22p63s23p1
d. 1s22s22p4.
e. 1s22s22p63s23p63d44s2
f. 1s22s22p63s23p63d54s2
g. 1s22s22p63s23p5.
h. 1s22s22p63s23p63d104s24p5
i. 1s22s22p63s23p2
j. 1s22s22p63s1.
k. 1s22s22p1.
l. 1s2.
Các nguyên tử của nguyên tố phi kim là
A. c, d, f, g, k B. d, f, g, j. C. d, g, h, k D. d, g, h, i, k.
Câu 6: Trong tự nhiên H có 3 đồng vị: 1H, 2H, 3H. Oxi có 3 đồng vị 16O, 17O, 18O. Hỏi có bao nhiêu loại phân tử H2O được tạo thành từ các loại đồng vị trên:
A. 3 B. 16 C. 18 D. 9
Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Số đơn vị điện tích hạt nhân của X là
A. 18 B. 17 C. 15 D. 16
Câu 8: Khi một nguyên tử mất đi electron lớp ngoài cùng tạo thành phần tử mang điện gọi là ion dương (cation). Cấu hình electron của cation Fe3+ (Z = 26) là:
A. [Ar] 4s23d3. B. [Ar] 3d34s2. C. [Ar] 3d9 4s2. D. [Ar] 3d5.
Câu 9: Electron cuối cùng của một nguyên tử của nguyên tố M điền vào phân lớp 3d3. Số hiệu nguyên tử của M là
A. 21 B. 20 C. 23 D. 24
Câu 10: Thí nghiệm phát hiện ra electron là:
A. Bắn phá nguyên tử nitơ bằng chùm hạt a.
B. Phóng điện giữa hai điện cực có hiệu điện thế 15 kV đặt trong chân không (áp suất khoảng 0,001mmHg).
C. Cho các hạt a bắn phá lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh quang theo dõi đường đi của hạt a.
D. Dùng hạt a bắn phá hạt nhân nguyên tử beri.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)
Hãy chọn đáp án đúng nhất
Câu 1: Các nguyên tử của cùng một nguyên tố có thể khác nhau về
A. số proton. B. số nơtron. C. số electron. D. số hiệu nguyên tử.
Câu 2: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron lớp ngoài cùng là 6. Cho biết X thuộc về nguyên tố hoá học nào sau đây?
A. Oxi (Z = 8) B. Lưu huỳnh (Z = 16) C. Flo (Z = 9) D. Clo (Z = 17)
Câu 3: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), Fe (Z = 26), P (Z = 15).
Chọn phát biểu đúng.
A. Các nguyên tử trên có lớp electron ngoài cùng là lớp M.
B. Các nguyên tử đều thuộc nguyên tố kim loại.
C. Fe thuộc họ nguyên tố d.
D. Lớp ngoài cùng của P (Z = 15) có 3 electron.
Câu 4: Thí nghiệm tìm ra hạt nhân nguyên tử là:
A. Sự phóng điện cao thế (15 kV) trong chân không.
B. Dùng chùm hạt a bắn phá một lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh quang theo dõi đường đi của hạt a.
C. Bắn phá hạt nhân nguyên tử nitơ bằng hạt a.
D. Dùng hạt a bắn phá hạt nhân nguyên tử beri.
Câu 5: Cho hai nguyên tử có và .Nhận xét nào sau đây sai?
A. X và Y cùng thuộc về một nguyên tố hóa học.
B. X và Y là đồng vị của nhau
C. X và Y cùng có 12 electron
D. X và Y có tổng số hạt proton và nơtron là 25
Câu 6: Cho các cấu hình electron sau:
a. 1s22s1.
b. 1s22s22p63s23p64s1.
c. 1s22s22p63s23p1
d. 1s22s22p4.
e. 1s22s22p63s23p63d44s2
f. 1s22s22p63s23p63d54s2
g. 1s22s22p63s23p5.
h. 1s22s22p63s23p63d104s24p5
i. 1s22s22p63s23p2
j. 1s22s22p63s1.
k. 1s22s22p3.
l. 1s2.
Các nguyên tử của nguyên tố tính kim loại là :
A. a, b, e, f, j, l. B. a, f, j, l C. a, b, c, e, f, j D. a, b, j, l.
Câu 7: Khi một nguyên tử mất đi electron lớp ngoài cùng tạo thành phần tử mang điện gọi là ion dương (cation). Ion A3+ có phân lớp electron ngoài cùng là 3d2. Cấu hình electron nguyên tử của A là
A. [Ar]3d5. B. [Ar]4s23d3. C. [Ar]3d34s2. D. [Ar]3d24s2.
Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 28, trong đó số hạt không mang điện chiếm 35,71%. Số đơn vị điện tích hạt nhân của X là
A. 9 B. 10 C. 19 D. 20
Câu 9: Các electron ở lớp nào liên kết với hạt nhân chặt chẽ nhất?
A. Lớp N. B. Lớp M. C. Lớp L. D. Lớp K.
Câu 10: Một nguyên tử X có 4 lớp. Ở trạng thái cơ bản, số electron tối đa trong lớp N là
A. 2 B. 8 C. 18 D. 32
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là phần trích dẫn nội dung Bộ 4 đề kiểm tra 1 tiết HK2 năm 2020 môn Hóa học 10 Trường THPT Thụy Hương, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Trắc nghiệm lý thuyết Hóa 10 chương 5 - Đề cương ôn tập HK2 năm 2019
- Đề cương ôn tập HK2 môn Hóa 10 năm 2019 - Bài tập về Axit HCl
- Đề thi giữa HK2 môn Hóa 10 năm 2019 - Trường THPT Phan Châu Trinh
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!