TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 MÔN HÓA HỌC 10 NĂM HỌC 2019-2020 |
ĐỀ SỐ 1:
Câu 1: Cho 4,4 g hỗn hợp hai kim loại A, B thuộc nhóm IIA và ở hai chu kỳ liên tiếp tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch D và V lít H2. Nếu thêm 0,25 mol AgNO3 vào dung dịch D thì chưa kết tủa hết. Nếu thêm 0,35 mol AgNO3 vào dung dịch D thì AgNO3 còn dư. A và B là
A. Be và Ca. B. Be và Mg. C. Ca và Cr. D. Mg và Ca.
Câu 2: X là nguyên tố phi kim có hóa trị cao nhất với oxi bằng hóa trị với hiđro. Số nguyên tố thỏa mãn điều kiện trên là
A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 3: Cho Cu tác dụng với một lượng vừa đủ 120 ml dung dịch HNO3 1M sản phẩm thu được muối Cu(NO3)2, H2O và thấy thoát ra V lít khí NO duy nhất ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của V là
A. 0,672 . B. 2,288. C. 1,344. D. 1,495.
Câu 4: Trong phân tử CO2, cacbon có
A. cộng hoá trị là 4 . B. điện hoá trị là 2+ . C. cộng hoá trị là 2. D. điện hoá trị là 4+ .
Câu 5: Các nguyên tố nhóm IA có điểm chung là
A. cùng số nơtron. B. dễ dàng nhường 1 electron.
C. cùng số electron. D. cùng số proton.
Câu 6: Cho các phản ứng dưới đây:
1. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O
2. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
3. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Phản ứng mà HCl đóng vai trò là chất khử là
A. (1). B. (1) và (2). C. (3). D. (2).
Câu 7: Số mol e sinh ra khi có 0,5 mol Zn bị oxi hóa thành ion Zn là
A. 0,5 mol. B. 2,5 mol. C. 0,1 mol. D. 1 mol.
Câu 8: Trong phân lớp 4s có tối đa bao nhiêu electrron?
A. 2. B. 14. C. 8. D. 6.
Câu 9: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố d?
A. 7Z. B. 21X. C. 19Y. D. 13T.
Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 34. Cấu hình electron của nguyên tử X là
A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p63s2 3p3. C. 1s22s22p63s1. D. 1s22s22p63s23p1.
Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố X có Z=15, hợp chất của nó với hidro có công thức hóa học dạng
A. HX. B. H2X. C. H3X. D. H4X.
Câu 12: Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học được phân biệt bởi đại lượng nào sau đây?
A. Số lớp electron. B. Số nơtron. C. Số proton. D. Số electron hóa trị.
Câu 13: Nhóm A bao gồm những khối nguyên tố nào?
A. d và f. B. d và p. C. s và p. D. s và d.
Câu 14: Ion X2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d9. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. chu kỳ 4, nhóm IIA. B. chu kỳ 3, nhóm VIIB.
C. chu kỳ 3, nhóm VIIA. D. chu kỳ 4, nhóm IB.
Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số e ở hai phân lớp ngoài cùng hai nguyên tử này là 3. Vậy số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là
A. 7; 8. B. 5; 6. C. 1; 2. D. 7;9.
----(Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
ĐỀ SỐ 2:
Câu 1: (2 điểm) Viết phương trình phản ứng thực hiện chuỗi sau, ghi rõ điều kiện (nếu có):
MnO2 → Cl2 → HCl → H2S → H2SO4 → SO2 → S → SO2 → SO
Câu 2: (2 điểm) Nhận biết 5 chất khí bằng phương pháp hóa học (không được dùng quì tím): SO2, O3, HCl, N2, CO2
Câu 3: (2 điểm) Có hiện tượng gì xảy ra khi:
a) Cho HCl đặc vào thuốc tím (KMnO4 ở dạng tinh thể hoặc dung dịch).
b) Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2 và vào dung dịch BaCl2.
Viết các phương trình phản ứng minh họa nếu có.
Câu 4: (2 điểm) Cho phản ứng sau: CO + H2O ⇔ CO2 + H2
a) Cân bằng trên dịch chuyển theo chiều nào khi:
- Giảm nhiệt độ của hệ.
- Lấy bớt CO ra khỏi hệ.
- Tăng áp suất chung.
b) Biết hằng số cân bằng của phản ứng là 1 và nồng độ ban đầu của CO là 0,02M, của H2O là 0,02M.
Tính nồng độ các chất tham gia và tạo thành lúc cân bằng.
Câu 5: (2 điểm) Cho 12,1g hỗn hợp hai kim loại Fe và Zn vào lượng dư dung dịch H2SO4 đặc nóng, sau phản ứng thu được 5,6 lít SO2 (đktc).
a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại.
b) Cho lượng SO2 trên qua 200ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M. Tính nồng độ mol/lít các chất sau phản ứng và khối lượng kết tủa thu được.
----(Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
ĐỀ SỐ 3:
Câu 1 (3 điểm) Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có, ghi rõ điều kiện) trong các trường hợp sau:
1. Cl2 + KOH ở điều kiện thường. 4. H2S + dung dịch NaOH dư.
2. Br2 + dung dịch KI. 5. SO2 + nước Br2.
3. S + O2 dư. 6. FeO + H2SO4 đặc.
Câu 2 (2,5 điểm)
1. Viết phương trình điều chế: Cl2 và SO2 (trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp nếu có, mỗi cách điều chế 01 phương trình).
2. Trong thiên nhiên H2S là khí độc được sinh ra do nhiều nguồn như: Do hợp chất hữu cơ (rau, cỏ, ...) thối rữa mà thành, đặc biệt ở nơi nước cạn như: bờ biển và sông hồ nông cạn, ở các suối, cống rãnh; các vết nứt núi lửa; hầm lò khai thác than; … . Em hãy giải thích tại sao H2S không bị tích tụ trong khí quyển (nguyên nhân chính) và viết phương trình minh họa.
3/ Hấp thụ hết 3,36 lít khí SO2 (đktc) vào 180 ml dd NaOH 1M. Sau khi pứ xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối trong dung dịch. Xác định m.
Câu 3 (1,5 điểm)
a. Thực hiện phản ứng sau trong bình kín: CO(k) + Cl2 (k) → COCl2(k)
Lúc đầu nồng độ Cl2 là 0,08 mol/l. Sau 1 phút 20 giây, nồng độ Cl2 là 0,024 mol/l. Tính tốc độ trung bình của phản ứng tính theo Cl2 trong khoảng thời gian trên.
b. Cho cân bằng sau trong bình kín : H2(k) + I2(k) ⇔ 2HI(k); .
Và thực hiện các biện pháp: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất của bình phản ứng, (3) hạ nhiệt độ, (4) giảm nồng độ HI, (5) thêm xúc tác, (6) tăng nồng độ của HI. Xác định các biện pháp làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Câu 4 ( 3 điểm)
1. Hoà tan hoàn toàn 18,08 gam hỗn hợp bột A gồm (MgCO3 và Fe2O3) bằng 300 ml dung dịch H2SO4 1M, thu được dung dịch B và 2,688 khí D (đktc). Viết ptpứ xảy ra và tính % khối lượng mỗi chất trong A.
2. Hoà tan hoàn toàn 2,44 gam hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư). Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6 gam hỗn hợp muối sunfat. Tính phần trăm khối lượng của Cu trong X.
----(Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
ĐỀ SỐ 4:
I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Cho phương trình phản ứng: S + 2H2SO4 đặc nóng → 3SO2 + 2H2O.
Trong phản ứng trên, tỉ lệ giữa số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là:
A. 3 : 1. B. 1 : 3. C. 2 : 1. D. 1 : 2.
Câu 2: Hoà tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Al; 0,3 mol Fe và 0,4 mol Fe3O4 bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư, rồi lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 120,0. B. 106,8. C. 96,0. D. 130,2.
Câu 3: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố sau :
A. Nhiệt độ. B. Nồng độ, áp suất.
C. Chất xúc tác, diện tích bề mặt. D. cả A, B và C.
Câu 4: Hơi thủy ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân người ta dùng chất bột rắc lên thủy ngân rồi gom lại. Chất bột đó là:
A. Vôi sống. B. Lưu huỳnh. C. Cát. D. Muối ăn.
Câu 5: Có các dung dịch: NaOH, NaCl, H2SO4, Ba(OH)2. Chỉ dùng thêm một thuốc thử nào sau đây để nhận biết tất cả các dung dịch trên:
A. Quỳ tím. B. BaCl2. C. KOH. D. AgNO3.
Câu 6: Thứ tự tăng dần tính axit của các axit halogen hiđric (HX) là:
A. HCl < HBr < HI < HF. B. HF < HCl < HBr < HI.
C. HBr < HI < HCl < HF. D. HI < HBr < HCl < HF.
Câu 7: Cho phản ứng: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl.
Câu phát biểu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?
A. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử. B. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.
C. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa. D. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
Câu 8: Kim loại nào tác dụng với dung dịch HCl loãng và khí Cl2 cho cùng loại muối clorua kim loại ?
A. Cu. B. Zn. C. Ag. D. Fe.
Câu 9: Hấp thụ hoàn toàn 12,8 gam SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch X chứa:
A. Na2SO3. B. NaHSO3.
C. Na2SO3 và NaOH. D. NaHSO3 và Na2SO3.
Câu 10: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml dung dịch H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được muối khan có khối lượng là:
A. 4,81 gam. B. 6,81 gam. C. 3,81 gam. D. 5,81 gam.
Câu 11: Trộn 13 gam một kim loại M hoá trị II (đứng trước hiđro) với lưu huỳnh rồi đun nóng để phản ứng xảy ra hoàn toàn được chất rắn A. Cho A phản ứng với 200 ml dung dịch H2SO4 1,5M (dư) được hỗn hợp khí B nặng 5,2 gam có tỉ khối đối với oxi là 0,8125. Kim loại M là:
A. Zn. B. Ca. C. Mg. D. Fe.
Câu 12: Dẫn 2 luồng khí clo đi qua 2 dung dịch KOH: dung dịch thứ nhất loãng và nguội, dung dịch thứ 2 đậm đặc và đun nóng ở 1000 C. Nếu lượng muối KCl sinh ra trong 2 dung dịch bằng nhau thì tỷ lệ thể tích khí clo đi qua dung dịch KOH thứ nhất và dung dịch thứ 2 là:
A. 5/3. B. 3/5. C. 3/1. D. 1/3.
Câu 13: Dãy chất nào sau đây gồm những chất đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng:
A. CuO, Fe(OH)2, Al, Na2SO4. B. Cu, ZnO, NaOH, CaOCl2.
C. Mg, ZnO, Ba(OH)2, CaCO3. D. Na, CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4.
Câu 14: Các nguyên tố nhóm VIIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là:
A. ns2np5. B. ns2np6. C. ns2np4. D. ns2np3.
Câu 15: Dung dịch nào trong các dung dịch axit sau đây không được chứa trong bình bằng thủy tinh?
A. HF. B. HCl. C. H2SO4. D. HNO3.
II. TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm): Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện các biến đổi dưới đây và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
KMnO4 → Cl2 → HCl → CuCl2 → BaCl2 → BaSO4.
Câu 2 (2 điểm): Cho 10,35 gam hỗn hợp 2 kim loại là Mg và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Khi phản ứng kết thúc, thu được 11,76 lít khí (đktc).
a) Viết các phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra.
b) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
----(Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
Trên đây là trích dẫn nội dung Bộ 4 đề kiểm tra giữa HK2 năm 2020 môn Hóa học 10 có đáp án Trường THPT Nguyễn Huệ, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:
Chúc các em học tập thật tốt!