SỞ GD&ĐT CÀ MAU ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN NĂM HỌC: 2018 – 2019
MÔN : Ngữ Văn 10
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi :
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
(Mẹ và Quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 2. Xác định và nêu tác dụng của 02 biện pháp tu từ trong 02 câu thơ:
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
Câu 3. Trong bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực? Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng? Hãy chỉ ra ý nghĩa biểu tượng đó?
Câu 4. Nêu nội dung chính của bài thơ?
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Từ bài thơ Mẹ và Quả của Nguyễn Khoa Điềm, hãy viết đoạn văn ngắn (200 chữ) trình bày suy nghĩ về tình mẫu tử.
Câu 2 (5,0 điểm):
Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn thơ sau:
“Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rưới xin giọt nước cho người thác oan.”
(Trao duyên – trích Truyện Kiều)
............HẾT.............
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là Biểu cảm.
Câu 2:
- 02 biện pháp tu từ trong 02 câu thơ là:
- Hoán dụ "bàn tay mẹ mỏi": nói đến sự già yếu của mẹ.
- Ẩn dụ "một thứ quả non xanh": chỉ người con, ý nói vẫn chưa trưởng thành.
- Tác dụng:
- Tăng sức gợi hình và biểu cảm cho câu thơ
- Bộc lộ tâm tư sâu kín của nhà thơ, cho ta thấy tấm lòng yêu thương và biết ơn mẹ chân thành, sâu sắc khiến người đọc không khỏi trăn trở, tự nhìn lại chính mình.
Câu 3 :
- Từ "quả" có ý nghĩa tả thực trong các câu thơ 1, 3.
- Từ "quả" có ý nghĩa biểu tượng trong các câu thơ 9 và 12.
- Ý nghĩa biểu tượng: chỉ những đứa con lớn lên bằng tình yêu thương và sự săn sóc ân cần của mẹ.
Câu 4:
Thể hiện cảm động tình mẫu tử thiêng liêng: tình mẹ dành cho con và tình cảm yêu thương, kính trọng, biết ơn chân thành của người con đối với mẹ.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1:
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tình mẫu tử.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách. Có thể theo hướng sau:
Giải thích:
- Tình mẫu tử là tình ruột thịt nồng nàn giữa người mẹ và đứa con của mình.
- Nó còn là sự hi sinh vô điều kiện của người mẹ dành cho con.
- Là sự yêu thương tôn kính của đứa con với người mẹ của mình.
Vai trò của tình mẫu tử:
- Giúp đời sống tinh thần của ta đầy đủ, phong phú và ý nghĩa.
- Giúp ta tránh khỏi những cám dỗ trong cuộc sống.
- Là điểm tựa tinh thần, tiếp thêm cho ta sức mạnh trước mỗi khó khăn.
- Là niềm tin, là động lực và là mục đích cho sự nỗ lực và khát khao sống của cá nhân.
- Phê phán những người bất hiếu, phụ rẫy công ơn của đấng sinh thành.
Bài học:
- Biết tôn trọng và khắc ghi công ơn của mẹ.
- Biết sống sao cho xứng đáng với tình mẹ.
- Cần biết đón nhận, cởi mở với mẹ để tạo điều kiện cho sự thấu hiểu giữa mẹ và con.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận.
------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------
Trên đây là trích dẫn một phần đề thi kèm đáp án chi tiết và thang điểm đề kiểm tra HK2 môn Ngữ văn 10 của Trường THPT Phan Ngọc Hiển . Để xem được đầy đủ nội dung đề thi, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Chúng tôi. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề thi thử cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong kì thi học kì sắp tới.
---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---