Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Việt Trung

TRƯỜNG THCS VIỆT TRUNG

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) 

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với biển

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ

Trần trụi với thiên nhiên

hồn nhiên như cây cỏ

ngỡ không bao giờ quên

cái vầng trăng tình nghĩa

(Trích Ánh trăng, Nguyễn Duy, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2015, trang 155) 

Câu 1 (0.5đ) Văn bản chứa đoạn trích trên viết theo thể thơ nào?

Câu 2 (0.5đ) Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?

Câu 3 (1.0đ) Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ trong hai dòng thơ sau:

hồi chiến tranh ở rừng

vầng trăng thành tri kỷ

Câu 4 (1.0đ): Nhận xét về thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn trích. Qua đó, em rút ra cho bản thân bài học gì?

PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Câu 1 (2.0đ): Từ đoạn thơ ngữ liệu ở phần I, viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lối sống hòa hợp với thiên nhiên.

Câu 2 (5.0đ) Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu trong đoạn trích sau:

Vì đường xa, chúng tôi chỉ ở nhà được có ba ngày. Trong ba ngày ngắn ngủi đó, con bé không kịp nhận ra anh là cha... Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng "ba" của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:

- Thì má cứ kêu đi.

Mẹ nó đâm nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:

- Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi "Ba vô ăn cơm". Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra :

- Cơm chín rồi !

Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo :

- Con kêu rồi mà người ta không nghe.

Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. Bữa sau, đang nấu cơm thì mẹ nó chạy đi mua thức ăn. Mẹ nó dặn, ở nhà có gì cần thì gọi ba giúp cho. Nó không nói không rằng, cứ lui cui” dưới bếp. Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua - nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống để chắt nước được, đến lúc đó nó mới nhìn lên anh Sáu. Tôi nghĩ thầm, con bé đang bị dồn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:

- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! – Nó cũng lại nói trống.

Tôi lên tiếng mở đường cho nó:

- Cháu phải gọi "Ba chắt nước giùm con", phải nói như vậy.

Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:

- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ !

Anh Sáu cứ vẫn ngồi im. Tôi doạ nó :

- Cơm mà nhão, má cháu về thế nào cũng bị đòn. Sao cháu không gọi ba cháu. Cháu nói một tiếng "ba" không được sao ?

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I. ĐỌC HIỂU 

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Ai cũng bảo, ưu điểm lớn nhất của Facebook là kết nối mọi người, bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào. Có đúng thế không khi cơ chế hoạt động của Facebook dần dần sàng lọc để chỉ còn những nhóm cùng suy nghĩ, cùng quan điểm chơi với nhau?

…Thoạt đầu nhiều người hi vọng nền tảng Facebook sẽ mở rộng tầm nhìn cho họ, giúp họ tiếp xúc với các quan điểm khác nhau, cọ xát với những lập luận đối chọi.

Thực tế việc tranh luận lành mạnh trên không gian Facebook gần như là không thể, tất cả phải nhường bước cho sự cả vú lấp miệng em vì trên đó cũng có những kẻ chuyên gây hấn, những kẻ a dùa, những người to miệng thích bắt nạt kẻ yếu hơn, y như trong đời thật, lại không có những ràng buộc mà nền văn minh nhân loại dày công dựng nên để chi phối ứng xử của con người với nhau.

Cái hại lớn nhất của Facebook, vì thế, là củng cố thiên kiến của mọi người một cách rất tinh vi vì cứ tưởng ai ai trên thế gian này cũng suy nghĩ như mình. Hay nói cách khác, Facebook cho bạn thấy cái bạn muốn thấy, thích đọc chứ không phải cái bạn nên thấy, nên đọc.

(Trích Nhảy khỏi vòng kềm tỏa của Facebook - Nguyên Vũ. Tuổi trẻ cuối tuần, 18/11/2017) 

Câu 1. (1 điểm) Em hãy cho biết người sử dụng thường mong muốn điều gì ở Facebook?

Câu 2. (0,5 điểm) Em hiểu thế nào là “tranh luận lành mạnh”?

Câu 3. (1 điểm) Theo em, Facebook có nhược điểm gì khi tác giả chỉ ra rằng: trên đó (Facebook) cũng có những kẻ chuyên gây hấn, những kẻ a dua, những người to miệng thích bắt nạt kẻ yếu hơn, y như trong đời thật”? Hãy giải thích ý kiến của em.

Câu 4. (1,5 điểm) Em hãy cho biết suy nghĩ của cá nhân mình về việc sử dụng mạng xã hội hiệu quả. (Viết trong khoảng từ năm đến tám câu )

PHẦN II: TỰ LUẬN (6,0 điểm) 

Câu 1 (1,0 điểm): (1) Tôi là con gái Hà Nội. (2) Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. (3) Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn.

a, Trong những câu văn trên câu nào là câu ghép? Hãy phân tích cấu tạo câu ghép vừa tìm được.

b, Để liên kết các câu văn, tác giả đã dùng phép liên kết nào?

Câu 2 (1,0 điểm):

a, Truyện ngắn Làng (Kim Lân) đã xây dựng được tình huống truyện đặc sắc. Đó là tình huống nào?

b, Đoạn truyện bộc lộ một cách cảm động tâm trạng của ông Hai là đoạn ông trò chuyện với đứa con út. Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, ta thấy rõ hơn ở ông Hai điều gì?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

PHẦN I. ĐỌC HIỂU 

Câu 1. Người sử dụng thường mong muốn ở Facebook: mở rộng tầm nhìn cho họ, giúp họ tiếp xúc với các quan điểm khác nhau, cọ xát với những lập luận đối chọi.

Câu 2. “Tranh luận lành mạnh” là một lối ứng sử văn minh, sự tranh luận lành mạnh được dựa trên sự tự do, công bằng, cởi mở, nghiêm túc.

Câu 3. Theo em, Facebook có nhược điểm gì khi tác giả chỉ ra rằng: trên đó (Facebook) cũng có những kẻ chuyên gây hấn, những kẻ a dua, những người to miệng thích bắt nạt kẻ yếu hơn, y như trong đời thật”? Hãy giải thích ý kiến của em.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

(Trích "Đất nước ở trong tim" - Chu Ngọc Thanh)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?

Câu 2 (0,5 điểm). Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 3 (1,0 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối của khổ thơ thứ nhất. Hiệu quả của biện pháp tu từ đó?

Câu 4 (1,0 điểm).

Nêu nội dung chính của đoạn thơ. Từ nội dung đó đã chạm vào miền cảm xúc nào trong em về đất nước?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết được gợi ra từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu.

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận vẻ đẹp của Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Câu 1. Thể thơ của đoạn thơ: tự do

Câu 2. Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm

Câu 3. 

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối của khổ thơ thứ nhất là biện pháp điệp từ.

- Tác dụng: vừa nhấn mạnh, vừa gợi cho cảm xúc của người đọc vào lý do rằng trong con người Việt Nam vẫn luôn tồn tại "nhân văn", "đồng bào" nên dù nước ta có nhỏ bé thật đấy nhưng vẫn làm nên được những điều phi thường.

Câu 4. Nội dung chính của đoạn thơ: Sự đoàn kết của cả nước trước đại dịch.

(Các em tự nêu suy nghĩ và nêu cảm xúc của mình.)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 

Câu 1 (2,0 điểm)

- Yêu cầu về hình thức: Đoạn văn nghị luận 200 chữ

- Yêu cầu về nội dung: suy nghĩ của em về tinh thần đoàn kết

* Gợi ý:

* Dẫn dắt đề tài: Sau khi đọc bài thơ "Đất nước ở trong tim" của cô giáo Chu Ngọc Thanh đã cho em những suy nghĩ gì về tinh thần đoàn kết.

---(Đáp án đầy đủ của phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. (3,0 điểm) Đọc kỹ những đoạn trích (thơ, văn) sau và trả lời các câu hỏi:

Trích 1.

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi."

a) Khổ thơ trên trích trong tác phẩm nào ? Tác giả là ai ? (0,5 điểm)

b) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở câu thơ “Mặt trời xuống biển như hòn lửa." (0,75 điểm)

Trích 2. “Hai ông con theo bậc cấp bước xuống đồi, đến mặt đường nhìn lên, không thấy người con trai đứng đấy nữa. Anh ta đã vào nhà trong. Ông xách cái làn trứng, có ôm bó hoa to. Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo."

c) Chỉ ra hai từ láy được sử dụng trong đoạn văn. (0,5 điểm)

d) Câu văn "Ông xách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to,” thuộc kiểu câu đơn hay câu ghép ? Xác định thành phần chủ ngữ và vị ngữ của câu. (1,25 điểm)

Câu 2. (3,0 điểm)

Suy ngẫm của em về thông điệp: “Cho yêu thương, nhận hạnh phúc.” (Bài làm văn viết không quá 01 trang giấy thi)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) 

Chiếc hộp giấy vàng

Hồi đó một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vị nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng Tiền bạc thì co hẹp, thế mà đứa con gái cử cổ trang hoàng chiếc hộp quà giáng sinh để dưới cây thông khiến bạn tôi nổi giận. Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau đứa con gái cũng mang hộp quà đến cho cha và nói: “Con tặng cho cha nhân dịp giáng sinh". Anh cảm thấy ngượng ngùng vì phản ứng gay gắt của mình hỏi hôm trước nhưng rồi cơn giận lại bùng lên lần nữa khi anh mở hộp ra thấy hộp trống không.

Anh nói to với con: "Bộ con không biết rằng khí cho ai món quà thì phải có gì trong đó chứ."

Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: “Cha ơi nó đâu có trống rỗng Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con vào đỏ. Tất cả dành cho cha mà." Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con vào lòng và cầu xin con tha thứ cho mình.

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Xác định phép liên kết cấu được sử dụng trong các câu văn sau:

Đứa con ngơ ngác nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: “Cha ơi nó đâu có trống rỗng Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy những tình yêu của con vào đó. Tất cả dành cho cha mà".

Câu 3. Qua cách hành xử của người cha trong câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm) 

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy giúp người cha viết lời xin lỗi tới con gái bé bỏng (lời xin lỗi được viết trong một đoạn văn dài khoảng 200 chữ).

Câu 2 (5.0 điểm).

- Hãy đóng vai nhân vật bé Thu kể lại diễn biến tâm trạng của bé trong ngày anh Sáu chia tay với gia đình và quê hương để trở lại đơn vị trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”. Nguyễn Quang Sáng. Từ đó em hiểu như thế nào về giá trị của hòa bình?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) 

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên: Tự sự

Câu 2. Phép liên kết cấu được sử dụng trong các câu văn là phép lặp từ ngữ.

Cụ thể: từ "con" và từ "cha"

Câu 3. Qua cách hành xử của người cha trong câu chuyện, em rút ra được bài học cho bản thân:

Các em có thể lựa chọn một trong số những bài học sau:

- Nên nhìn nhận sự việc cẩn thận, sâu sắc (đặc biệt đối với trẻ thơ) để tránh mắc sai lầm đáng tiếc xảy ra.

- Luôn lắng nghe, thấu hiểu, tôn trọng nguyện vọng, sở thích, trí tưởng tượng sáng tạo của mọi người.

- Cần biết trân trọng và không quá nặng nề về giá trị vật chất trong những món quà khi được trao tặng.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Việt Trung. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?