Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Kim Đồng

TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I: Đọc hiểu

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.”

(Đồng chí – Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010)

Câu 1:

Khi nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Đồng chí, có bạn học sinh viết: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trích từ tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” và được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Câu 2: Hãy ghi lại tên một tác phẩm đã học (ghi rõ tên tác giả) sáng tác cùng năm với bài thơ Đồng chí.

Câu 3:

Về câu thơ cuối của bài thơ, nhà thơ Chính Hữu kể rằng lúc đầu ông viết là “Đầu súng mảnh trăng treo”, sau đó bớt đi một chữ. Chữ nào trong câu thơ đã được bớt đi?

Theo em, vì sao tác giả lại bớt đi như vậy?

Câu 4:

Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp với chủ đề: Ba câu kết thúc bài thơ là bức tranh đẹp về tình đồng chí, là biểu tượng đẹp về cuộc đời người chiến sĩ. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán và phép nối để liên kết (gạch dưới câu cảm thán và từ ngữ dùng làm phép nối).

Phần II: Làm văn

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ. Nếu đọc được 10 quyển sách không quan trọng, không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được 10 quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần.”

(Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm, Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo Dục, 2010)

Câu 1: Nêu chủ đề của văn bản Bàn về đọc sách. Đoạn trích trên đề cập đến khía cạnh nào của chủ đề?

Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng: “Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 1/2 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nhiều học sinh chỉ thích đọc truyện tranh.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I: Đọc hiểu

Câu 1:

Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu trích từ tập thơ “Đầu súng trăng treo” và được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Câu 2:

- Tác phẩm: "Làng"

- Tác giả: Kim Lân

Câu 3:

- Chữ được bớt: “mảnh”

- Tác giả bớt chữ “mảnh” bởi câu thơ “Đầu súng trăng treo” vẫn gợi được hình ảnh vầng trăng treo trên đầu mũi súng. Hơn nữa, khi bớt đi một chữ, câu thơ trở nên gọn, chắc, giàu nhịp điệu. Bốn chữ này có nhịp điệu như nhịp lắc của một cái gì lơ lửng, chông chênh, góp phần diễn tả sinh động hình ảnh vầng trăng như treo lơ lửng trên đầu mũi súng.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (2,0 điểm): Cho đoạn văn sau:

“Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống mặt đất (...). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy những giọt mưa ấm áp, trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cả sức sống ứ đầy, tràn lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt.”

a) Xác định các biện pháp tu từ từ được dùng trong đoạn văn trên.

b) Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn.

Câu 2: (3,0 điểm): Bàn về vai trò của tri thức, Lê nin cho rằng: "Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh". Còn quan điểm của em về vấn đề này như thế nào? (Viết một bài văn ngắn trình bày ý kiến của em về vấn đề này)

Câu 3 (5,0 điểm): Cảm nhận của em về hai khổ cuối bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.

“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng

Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (2,0 điểm).

a)

- Phép nhân hóa: Làm cho các yếu tố thiên nhiên (mưa, đất trời, cây cỏ) trở nên có sinh khí, có tâm hồn.

- Phép so sánh: "Những hạt mưa như nhảy nhót".

b)

- Liên kết chủ đề: Các câu trong đoạn văn cùng phục vụ chủ đề chung là: miêu tả mưa mùa xuân và sự hồi sinh của đất trời. (0,25 điểm)

- Liên kết logic: Các câu trong đoạn được sắp xếp theo một trình tự hợp lý. (0,25 điểm)

- Phép lặp: mưa mùa xuân, mưa, mặt đất. (0,25 điểm)

- Phép đồng nghĩa, liên tưởng: mưa, hạt mưa, giọt mưa; mặt đất, đất trời; cây cỏ, cây, nhánh lá mầm non, hoa thơm trái ngọt. (0,25 điểm)

- Phép thế: cây cỏ - chúng. (0,25 điểm)

- Phép nối: và. (0,25 điểm)

---(Để xem tiếp đáp án phần Đọc hiểu và Làm văn của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I, ĐỌC - HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc bài thơ "Lá đỏ" của Nguyễn Đình Thi, và trả lời các câu hỏi:

Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương

Vai áo bạc quàng súng trường.

 

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn, nhòa trong trời lửa,

Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy tay cười đôi mắt trong.

(Trường Sơn, 12/1974)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0.5 điểm)

Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: "Em đứng bên đường như quê hương". (0.5 điểm)

Câu 3: Hãy chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào? (1.0 điểm)

Câu 4: Hình ảnh "em gái tiền phương" được khắc họa như thế nào? (trình bày ngắn gọn từ một đến ba câu). (1.0 điểm)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Cho đoạn văn:

“Thương chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị Dậu đã lấy thân mình che chở cho chồng trước đòn doi tàn nhẫn của bọn lính tráng. Phải bán con chị như đứt từng khúc ruột nhưng cũng chẳng qua là vì một xuất sưu của chồng. Ngược lại đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói. Chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí.”

a) Chỉ rõ các lỗi và sửa lại cho đúng.

b) Đoạn văn trên có câu chủ đề không? Nếu có, hãy ghi lại câu chủ đề. Nếu không có, hãy viết thêm câu chủ đề cho đoạn văn.

Câu 2. Cho đoạn thơ:

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

(Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)

a) Tìm thành phần gọi - đáp trong những dòng thơ trên?

b) Theo em việc dùng từ phủ định trong dòng thơ "Không bao giờ nhỏ bé" được nhằm biểu đạt điều gì?

c) Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 1/2 trang giấy thi) về cội nguồn của mỗi con người qua đó thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay.

Câu 3: Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Ngữ Văn 9 - tập 1) của nhà văn Nguyễn Thành Long.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

a) Yêu cầu học sinh phát hiện và sửa hết các lỗi chính tả, ngữ pháp, liên kết câu. Học sinh có thể có nhiều cách chữa khác nhau song cần ngắn gọn, chính xác, đảm bảo ý của người viết.

- Lỗi chính tả:

+ Aửa thành: roi

+ Xuất sửa thành: suất.

- Lỗi ngữ pháp: thay dấu chấm sau nhịn đói bằng dấu phảy.

- Lỗi liên kết câu : Bỏ từ nối Ngược lại.

(có thể chép lại hoàn chỉnh đoạn văn sau khi đã sửa).

“Thương chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị Dậu đã lấy thân mình che chở cho chồng trước đòn roi tàn nhẫn của bọn lính tráng. Phải bán con chị như đứt từng khúc ruột nhưng cũng chẳng qua là vì một suất sưu của chồng. Đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói, chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí.”

b)

- Đoạn văn trên không có câu chủ đề.

- Có thể thêm câu chủ đề sau đây: Chị Dậu là một người phụ nữ rất mực thương yêu chồng con.

Câu 2:

a) Thành phần gọi đáp: ơi, nghe

b) Việc dùng từ phủ định trong dòng thơ "Không bao giờ nhỏ bé" được nhằm dặn dò, khuyên nhủ một cách thiết tha:

- Khi lớn lên, bước vào cuộc sống, con không bao giờ được nhụt chí, nản lòng trước những khó khăn, vất vả, thách thức và phải có bản lĩnh, nghị lực vượt qua mọi khó khăn đó.

- Con phải tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, về truyền thống cao đẹp của quê hương để tiếp nối, phát huy và luôn tự tin bước vào cuộc đời.

---(Để xem đầy đủ đáp án của những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

CÂU 1 (5,0 điểm): Trong chương trình Ngữ văn 9 các em đã được học đoạn trích “Con chó Bấc” trích từ tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” của nhà văn Jack London.

a. Hãy xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong nhan đề “Tiếng gọi nơi hoang dã.”

b. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận Tổng – Phân – Hợp, có nội dung bàn về ý nghĩa nhan đề “Tiếng gọi nơi hoang dã.”

c. Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về bài học lối sống được gợi ra từ nhan đề “Tiếng gọi nơi hoang dã” và đoạn trích “Con chó Bấc”.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Kim Đồng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?