TRƯỜNG THCS HOÀNG DIỆU | ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1: (2 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mẹ!
Có nghĩa là duy nhất
Một bầu trời
Một mặt đất
Một vầng trăng
Mẹ không sống đủ trăm năm
Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát.
(Thanh Nguyên, Ngày xưa có mẹ)
a) Xác định nội dung chính của văn bản trên?
b) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong văn bản trên?
c) Đặt nhan đề cho văn bản trên?
d) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra từ văn bản trên?
Câu 2: (3 điểm)
Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến sau: Bản sắc văn hóa dân tộc cần được thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày?
Câu 3: (5 điểm)
Có kiến cho rằng: “Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc chính là xây dựng thành công tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật”. Hãy phân tích tình huống truyện trong tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân để làm rõ ý kiến trên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Câu 1:
a. Nội dung chính:
- Tác dụng: Nhấn mạnh sự duy nhất và những điều tuyệt diệu mẹ đã đem đến cho chúng ta.
- Từ việc định nghĩa về mẹ, tác giả đã cho chúng ta hiểu hơn về ý nghĩa thiêng liêng của tiếng gọi ấy, đồng thời khẳng định những điều tuyệt vời mẹ đã đem đến cho chúng ta.
b. Xác định được một trong hai biện pháp tu từ
- Điệp từ “mẹ”, “một”.
- Điệp cấu trúc: “một bầu trời”, “một mặt đất”, “một vầng trăng”.
c. Nhan đề: “Mẹ”
d. Yêu cầu:
- Hình thức: một đoạn văn, có câu mở đoạn .
- Nội dung: cảm nhận đúng theo nội dung của đoạn thơ, học sinh có thể bày tỏ cảm xúc riêng của mình.
--(Để xem tiếp đáp án câu 2 và câu 3 của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
Câu 1 (2 điểm).
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
“Mẹ ơi những ngày xa
Là con thương mẹ nhất
Mẹ đặt tay lên tim
Có con đang ở đó
Như ngọt ngào cơn gió
Như nồng nàn cơn mưa
Với vạn ngàn nỗi nhớ
Mẹ dịu dàng trong con!”
(Trích Dặn mẹ - Đỗ Nhật Nam)
1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?
2. Tìm từ láy có trong đoạn thơ.
3. Hai câu thơ sau mang hàm ý gì?
“Mẹ đặt tay lên tim
Có con đang ở đó”
Câu 2 (3 điểm).
"Cuộc sống quanh ta đang bị ngập trong rác."
Em hãy viết một bài văn nghị luận nêu ý kiến của mình về vấn đề trên.
Câu 3 (5 điểm).
Phân tích những câu thơ sau trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
Đồng chí!
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.”
(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2017, Tr. 128-129)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Về đoạn trích trong bài thơ Dặn mẹ của Đỗ Nhật Nam.
a.
- Đoạn trích được viết theo thể thơ năm chữ (ngũ ngôn).
- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.
b. Từ láy có trong đoạn: Ngọt ngào, nồng nàn, dịu dàng.
c.
- Hai câu thơ muốn người nghe (người đọc) hiểu theo hàm ý: Mẹ luôn yêu con tha thiết và trong trái tim người mẹ luôn lưu giữ hình ảnh của con mình.
- Đồng thời qua đó thể hiện tình yêu mẹ sâu sắc của tác giả.
Câu 2:
Đề mang tính mở nên thí sinh có thể viết theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản nhằm định hướng chấm bài:
a. Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận
b. Thân bài:
Gợi hướng :
- Rác là gì? Trong đời sống hiện nay có những loại rác nào? (rác: sinh hoạt, sản xuất, âm thanh, … rác văn hóa, rác trong tính cách..)
- Hiện nay, tình trạng rác đang tràn ngập cuộc sống ra sao?
- Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc sống của nhân loại bị ngập bởi rác?
- Rác gây ra những hậu quả gì với cuộc sống của chúng ta?
- Cần làm gì để làm cho cuộc sống không bị ngập bởi rác?
c. Kết bài: Trở lại vấn đề nghị luận và nêu lời kêu gọi hành động
Câu 3: Phân tích đoạn thơ trong bài Đồng chí của Chính Hữu
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích và trích dẫn đoạn thơ.
b. Thân bài:
Về nội dung: (2,5 điểm)
* Cơ sở hình thành tình đồng chí (7 câu đầu)
- Họ xuất thân cùng cảnh ngộ nghèo khó;
- Tình đồng chí đồng đội còn bắt nguồn từ sự cùng chung lí tưởng, mục đích chiến đấu;
--(Nội dung đầy đủ của câu 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm)
Đọc đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
… “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.”…
(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn năm 2012)
Câu 1 (0,5 điểm): Xác định câu chủ đề của đoạn văn?
Câu 2 (0,5 điểm): Xét về cấu tạo ngữ pháp, các câu: “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu nào?
Câu 3 (1,0 điểm): Sử dụng cấu trúc “Nếu …thì” trong những câu văn “Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?” có tác dụng gì?
--(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
Phần I: Đọc - hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
"- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già."
(Trích: Ngữ văn 9, kì II)
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5điểm)
Câu 2: Tìm câu văn chứa hàm ý trong đoạn văn trên và chỉ ra hàm ý đó? (0,5 điểm)
Câu 3: Câu văn chứa hàm ý đó cho thấy nét đẹp gì của nhân vật anh thanh niên? (1 điểm)
Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên được nhắc đến trong đoạn văn trên. (2 điểm)
Phần II: Làm văn (6 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.
(Trích: Ngữ văn 9, kì II)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
Phần I: Đọc - hiểu (4 điểm)
Câu 1:
- Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”.
- Tác giả: Nguyễn Thành Long.
Câu 2:
- Câu văn chứa hàm ý: Trời ơi, chỉ còn có năm phút! – Sự tiếc nuối của anh thanh niên khi sắp phải chia tay ông họa sĩ và cô kĩ sư.
Câu 3:
Qua đó thể hiện nét đẹp trong tâm hồn nhân vật: Anh quý trọng tình cảm, khao khát gặp gỡ, trò chuyện cùng mọi người. Anh trận trọng từng khoảnh khắc được gặp gỡ mọi người dù đó là cuộc gặp gỡ bất ngờ với những người xa lạ.
--(Đáp án chi tiết của phần Đọc hiểu và Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
Câu 1 (2,0 điểm). Cho đoạn văn:
“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người càng nổi trội.”
(Ngữ văn 9 – tập 2 NXB Giáo dục – 2006)
a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
b. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?
c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?
d. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì?
Câu 2 (3,0 điểm).
Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:
"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ."
a. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên.
b. Những câu thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích đó.
c. Em hiểu từ “chén đồng” trong đoạn thơ trên như thế nào?
---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Hoàng Diệu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !