Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 THPT môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Đồng Khởi

TRƯỜNG THCS ĐỒNG KHỞI

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần 1: Đọc - hiểu văn bản ( 4 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi (Từ câu 1 đến câu 4):

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

(Ngữ văn 9, tập 2, NXB giáo dục Việt Nam)

Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: (0,5 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

Câu 3: (1 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên?

Câu 4: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Phần II: Làm văn (6 điểm)

Đề bài: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua đoạn trích "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần 1: Đọc - hiểu văn bản (4 điểm)

Câu 1:

- Đoạn thơ trên trích trong bài thơ “ Viếng lăng Bác”

- Tác giả: Viễn Phương.

Câu 2:

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác trong dịp đó và in trong tập thơ Như mây mùa xuân (1978).

Câu 3:

- Phép tu từ : Ẩn dụ (hàng tre)

- Tác dụng: Biểu tượng sức sống bền bỉ, kiên cường của dân tộc Việt Nam.

---(Để xem tiếp đáp án của phần Đọc hiểu và Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc - hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già.

(Trích: Ngữ văn 9, kì II)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5điểm)

Câu 2: Tìm câu văn chứa hàm ý trong đoạn văn trên và chỉ ra hàm ý đó? (0,5 điểm)

Câu 3: Câu văn chứa hàm ý đó cho thấy nét đẹp gì của nhân vật anh thanh niên? (1 điểm)

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên được nhắc đến trong đoạn văn trên. (2 điểm)

Phần II: Làm văn (6 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”.

(Trích: Ngữ văn 9, kì II)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I: Đọc - hiểu (4 điểm)

Câu 1:

- Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa”.

- Tác giả: Nguyễn Thành Long.

Câu 2:

- Câu văn chứa hàm ý: Trời ơi, chỉ còn có năm phút! – Sự tiếc nuối của anh thanh niên khi sắp phải chia tay ông họa sĩ và cô kĩ sư.

Câu 3:

Qua đó thể hiện nét đẹp trong tâm hồn nhân vật: Anh quý trọng tình cảm, khao khát gặp gỡ, trò chuyện cùng mọi người. Anh trận trọng từng khoảnh khắc được gặp gỡ mọi người dù đó là cuộc gặp gỡ bất ngờ với những người xa lạ.

Câu 4: Đoạn văn cần đảm bảo những yêu cầu sau:

* Hình thức: Đảm bảo cấu trúc đoạn văn, đúng số từ quy định, diễn đạt lưu loát, trong sáng, không sai lỗi chính tả.

* Nội dung: Làm nổi bật những ý cơ bản sau:

- Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên: Lặng lẽ cống hiến sức mình cho tổ quốc.

+ Lòng yêu đời, yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao với công việc.

+ Lòng hiếu khách, sự chu đáo với mọi người.

+ Sự khiêm tốn.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc – hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 1 đến 3:

“Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.”

(Ngữ văn 9, tập hai)

Câu 1: (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2: (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?

Câu 3: (1 điểm) Em có nhận xét gì về cách đặt câu và tác dụng của cách đặt câu ấy?

Câu 4: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn văn trên.

---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I (6.0 điểm):

Cho đoạn thơ sau:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

(Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo Dục, 2010)

Câu 1: Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của ai?

Câu 2: Tìm hai điển cố trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của cách sử dụng điển cố đó?

Câu 3: Trong đoạn trích, khi nói đến nỗi nhớ của Kiều hướng tới Kim Trọng, Nguyễn Du đã sử dụng từ tưởng; còn khi nói tới nỗi nhớ của Kiều dành cho mẹ cha, tác giả lại dùng từ xót. Hãy phân tích ngắn gọn sự đặc sắc, tinh tế trong cách dùng từ ngữ đó.

Câu 4: Viết một đoạn văn khoảng 15 câu theo phép lập luận quy nạp nêu cảm nhận của em về những phẩm chất của Kiều được thể hiện ở đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một phép thế để liên kết (gạch dưới câu bị động và từ ngữ sử dụng trong phép thế).

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (2,5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Có phải cái ánh sáng trong quyển sách rọi sang, làm cho cô hiểu thêm về cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà anh kể, và về con đường anh đang đi tới? Có phải cái cảm giác bàng hoàng, đáng lẽ cô phải biết khi cô yêu, bây giờ cô mới biết, giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã bỏ, và yên tâm hơn về quyết định của mình? Một ấn tượng khó tả dạt lên trong lòng cô gái. Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô. Và vì một cái gì đó nữa mà lúc này cô chưa kịp nghĩ kĩ.”

(Ngữ Văn 9- Tập 1)

a. Đoạn trích trên trong tác phẩm nào? của ai?

b. Tìm và chỉ ra các pháp liên kết trong đoạn văn trên?

c. Giải thích nghĩa của từ “hàm ơn”?

d. Đoạn trích trên góp phần thể hiện sự thành công của thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào khi nhà văn xây dựng nhân vật chính trong truyện?

e. Em hiểu hình ảnh “một bó hoa nào khác nữa” trong đoạn trích có ý nghĩa gì?

Câu 2: (2,0 điểm) Từ nhân vật chính trong truyện trên em hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về tính tự lập của người học sinh?

Câu 3: (5,5 điểm) Cảm nhận về đoạn thơ sau:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến…

 

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

(Trích: “Mùa xuân nho nhỏ”– Thanh Hải)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1: (2,5 điểm)

a. Lặng lã Sa Pa- Nguyễn Thành Long (0,5 đ)

b. Phép liên kết: Lặp “có phải..”; phép nối “mà…,”, “và…” (0,5 đ)

c. Nghĩa của từ “hàm ơn”: hiểu và ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình, đồng nghĩa với biết ơn. (0,5đ)

d. Nghệ thuật đặc sắc: xây dựng nhân vật qua cái nhìn và cảm nghĩ của nhân vật khác. (0,5đ)

e. Hình ảnh “một bó hoa nào khác nữa” có ý nghĩa chỉ những giá trị tinh thần, vẻ đẹp tâm hồn mà cô gái nhận thấy ở anh thanh niên:

+ Bó hoa của niềm tin, niềm lạc quan và tình yêu cuộc sống.

+ Giúp cô nhận ra những giá trị và vẻ đẹp của cuộc sống.

+ Giúp cô có sức mạnh vượt qua khó khăn thực hiện ước mơ và lí tưởng của mình.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Đồng Khởi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?