Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Võ Giữ

TRƯỜNG THPT VÕ GIỮ

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 50p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa trên

A. Hiện tượng tự cảm.     

B. Hiệu ứng Jun-Len-Xo.

C. Hiện tượng cảm ứng điện từ.  

D. Lực tương tác giữa các điện tích.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng?

   A. Trong mỗi môi trường, âm truyền với một tốc độ xác định.

   B. Cường độ âm, mức cường độ âm là đặc trưng sinh lý của sóng âm.

   C. Tần số của sóng âm bằng tần số dao động của các phần tử và là đặc trưng vật lý của sóng âm.

   D. Độ cao, độ to, âm sắc là các đặc trưng sinh lý của sóng âm.

Câu 3. Trong thí nghiệm Y-âng, khoảng cách giữa 9 vân sáng liên tiếp là L. Dịch chuyển màn một đoạn 36 cm dọc theo phương vuông góc với màn, lúc này khoảng cách giữa 11 vân sáng liên tiếp cũng là L. Khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát lúc đầu là

   A. 2,5m.                       B. 2m.                          C. 1,44 m.                            D. 1,8 m.

Câu 4. Sóng điện từ và sóng cơ không có cùng tính chất nào sau đây?

   A. Cả hai sóng đều tuân theo quy luật phản xạ.

   B. Cả hai sóng đều truyền được trong chân không.

   C. Cả hai sóng đều mang năng lượng.

   D. Cả hai sóng đều tuân theo quy luật giao thoa.

Câu 5. Một sợi dây AB dài 60cm, hai đầu cố định. Khi sợi dây dao động với tần số 100 Hz thì trên dây có sóng dừng và trên dây có 4 nút (kể cả A, B). Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 40 m/s.                   

B. 4 m/s.                     

C. 20 m/s.  

D. 40 cm/s.

Câu 6. Khi một nguồn sóng hoạt động tạo ra sóng trên mặt nước, các phần tử nơi có sóng truyền qua thực hiện

A. Dao động riêng.        

B. Dao động cưỡng bức.

C. Dao động duy trì.    

D. Dao động tắt dần.

Câu 7. Có bốn quả cầu nhỏ A, B, C, D, nhiễm điện. Biết rằng quả A hút quả B nhưng lại đẩy quả C. Quả C hút quả D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Điện tích của quả A và D cùng dấu.             

B. Điện tích của quả B và D cùng dấu.

C. Điện tích của quả A và C cùng dấu.             

D. Điện tích của quả A và D trái dấu.

Câu 8. Cho hình chiếu của một chất điểm chuyển động tròn đều lên một đường kính là dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây sai?

   A. Tần số góc của dao động điều hòa bằng tốc độ góc của chuyển động tròn đều.

   B. Biên độ của dao động điều hòa bằng bán kính của chuyển động tròn đều.

   C. Lực kéo về trong dao động điều hòa có độ lớn bằng lực hướng tâm trong chuyển động.

   D. Tốc độ cực đại của dao động điều hòa bằng tốc độ dài của chuyển động tròn đều.

Câu 9. Sự phóng xạ và phản ứng nhiệt hạch giống nhau ở điểm nào sau đây?

   A. Đều là các phản ứng hạt nhân xảy ra một cách tự phát không chịu tác động bên ngoài.

   B. Tổng độ hụt khối của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt trước phản ứng.

   C. Tổng khối lượng của các hạt sau phản ứng lớn hơn tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng.

   D. Để các phản ứng đó xảy ra thì đều phải cần nhiệt độ rất cao.

Câu 10. Một electron chuyển động tròn đều trong từ trường đều có cảm ứng từ \({{10}^{-3}}T\). Biết bán kính quỹ đạo chuyển động là 5,69 mm. Vận tốc của electron là

A. \({{10}^{6}}\,m/s.\)    

B. \({{2.10}^{7}}\,m/s.\)

C. \({{10}^{9\,}}\,m/s.\)         

D. \({{2.10}^{6}}\,m/s.\)

...

Đáp án

1-C

2-D

3-D

4-B

5-A

6-D

7-A

8-C

9-B

10-A

11-A

12-D

13-A

14-B

15-A

16-C

17-C

18-D

19-B

20-A

21-C

22-D

23-C

24-C

25-D

26-A

27-C

28-A

29-C

30-A

31-B

32-A

33-C

34-A

35-A

36-C

37-D

38-A

39-A

40-A

 

---(Nội dung các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SÔ 2

Câu 1. \({}_{92}^{238}U\) sau một chuỗi phóng xạ anpha và beta thì biến thành \({}_{82}^{206}Pb\). Hãy cho biết chuỗi phóng xạ trên có bao nhiêu phóng xạ anpha và beta?

A. 6 anpha và 8 beta trừ.          

B. 6 anpha và 8 beta cộng.                              

C. 8 anpha và 6 beta trừ.      

D. 8 anpha và 6 beta cộng.

Câu 2. Chọn câu trả lời đúng.

Hiên tượng giao thoa là hiện tượng

   A. gặp nhau của hai sóng tại một điểm trong môi trường.  

   B. tổng hợp của hai dao động kết hợp.            

   C. tạo thành các vân hình thành hyperbol trên mặt nước.  

   D. hai sóng kết hợp khi gặp nhau tại một điểm có thể tăng cường nhau, hoặc triệt tiêu nhau, tùy theo lộ trình của chúng.

Câu 3. Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?

   A. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.   

   B. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.  

   C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.  

   D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai?

   A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.

   B. Vật nung nóng ở nhiệt độ thấp chỉ phát ra tia hồng ngoại. Nhiệt độ của vật trên \(500{}^\circ C\) mới bắt đầu phát ra ánh sáng khả biến.

   C. Tia hồng ngoại kích thích thị giác làm cho ta nhìn thấy màu hồng.                             

   D. Tia hồng ngoại nằm ngoài vùng ánh sáng khả biến, tần số của tia hồng ngoại nhỏ hơn tần số của ánh sáng đó.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

   A. Tia X có tác dụng mạnh lên kính ảnh.          

   B. Tia X là bức xạ có thể trông thấy được vì nó làm cho một số chất phát quang.                                            

   C. Tia X là bức xạ có hại đối với sức khỏe con người.  

   D. Tia X có khả năng đâm xuyên qua một lá nhôm dày vài centimet.

Câu 6. Phát biểu nào sai khi nói về laze?

   A. Laze là một nguồn sáng phát ra một chùm sáng có cường độ lớn dựa trên việc ứng dụng hiện tượng phát xạ cảm ứng.  

   B. Tia laze có tính đơn sắc cao.                       

   C. Tia laze có tính định hướng và tính kết hợp cao.  

   D. Chiếu ánh sáng của một nguồn laze xiên góc vào mặt bên của lăng kính thì chùm tia đó bị tán sắc.

Câu 7. Năng lượng để giải phóng một electron liên kết thành electron dẫn trong chất bán dẫn Ge là 0,66 eV. Giới hạn quang dẫn (hay giới hạn quang điện trong) của Ge thuộc vùng ánh sáng

A. lam.                        

B. tử ngoại.                 

C. đỏ.  

D. hồng ngoại.

Câu 8. Nhận xét nào về phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch là không đúng?

   A. Bom khinh khí được thực hiện bởi phản ứng phân hạch.  

   B. Con người chỉ thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới dạng không kiểm soát được.                              

   C. Phản ứng nhiệt hạch chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao.  

   D. Sự phân hạch là hiện tượng một hạt nhân nặng hấp thụ một nơtron rồi vỡ thành hai hạt nhân trung bình cùng với 2 hoặc 3 nơtron.

Câu 9. Trong âm nhạc, khoảng cách giữa hai nốt nhạc trong một quãng được tính bằng cung và nửa cung (nc). Mỗi quãng tám được chia thành 12 nc. Hai nốt nhạc cách nhau nửa cung thì hai âm (cao, thấp) tương ứng với hai nốt nhạc này có tần số thỏa mãn \(f_{c}^{12}=2f_{t}^{12}\). Tập hợp tất cả các âm trong một quãng tám gọi là gam (âm giai). Xét một gam với khoảng cách từ nốt Đồ đến các nốt tiếp theo Rê, Mi, Fa, Sol, La, Si, Đô tương ứng là 2 nc, 4 nc, 5 nc, 7 nc, 9 nc, 11 nc, 12 nc. Trong gam này, nếu âm ứng với nốt La có tần số 440 Hz thì âm ứng với nốt Sol có tần số là

A. 330 Hz.                   

B. 392 Hz.                   

C. 494 Hz.  

D. 415 Hz.

Câu 10. Trong mạch dao động điện từ LC, nếu điện tích cực đại trên tụ điện là \({{Q}_{0}}\) và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là \({{I}_{0}}\) thì chu kỳ dao động điện từ trong mạch là

A. \(T=2\pi {{q}_{0}}{{I}_{0}}.\)      

B. \(T=2\pi \frac{{{q}_{0}}}{{{I}_{0}}}.\)      

C. \(T=2\pi \frac{{{I}_{0}}}{{{q}_{0}}}.\)     

D. \(T=2\pi LC.\)

...

Đáp án

1. B

2. A

3. A

4. C

5. B

6. D

7. D

8. A

9. B

10. D

11. D

12. B

13. B

14. A

15. A

16. D

17. B

18. B

19. A

20. C

21. C

22. D

23. C

24. D

25. D

26. B

27. C

28. D

29. D

30. C

31. D

32. A

33. C

34. D

35. B

36. A

37. C

38. A

39. C

40. B

 

---(Nội dung các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Quang dẫn là hiện tượng:

A.  dẫn điện của chất bán dẫn lúc được chiếu sáng.    

B. kim loại phát xạ electron lúc được chiếu sáng. 

C. điện trở của một chất giảm rất nhiều khi hạ nhiệt độ xuống rất thấp. 

D. bứt quang electron ra khỏi bề mặt chất bán dẫn.

Câu 2: Âm thoa điện gồm hai nhánh dao động với tần số 100 Hz, chạm vào mặt nước tại hai điểm S1, S2. Khoảng cách S­1S2 = 9,6cm. Vận tốc truyền sóng nước là 1,2m/s. Có bao nhiêu gợn sóng trong khoảng giữa S1 và S2 ?

A. 8 gợn sóng                   

B. 14 gợn sóng.                

C. 15 gợn sóng

D. 17 gợn sóng.

Câu 3. Một chất phóng xạ β cho hạt nhân con là X. Tại thời điểm t tỷ số khối lượng chất X với khối lượng chất phóng xạ còn lại là 0,5. Sau đó 2 giờ tỷ số này là 5. Hỏi sau bao lâu, kể từ thời điểm t tỷ số đó bằng 11.

A. 3,08h                            B. 3,58h                                                           C. 4,28h

Câu 4. Cường độ dòng điện  i = 2cos100πt (V) có pha tại thời điểm t là

     A.50πt.                         B.100πt                             C.  0                       D. 70πt

Câu 5. Tốc truyền âm có giá trị bé nhất trong môi trường nào

A. Không khí  

B. Nhôm                       

C. Mặt đất       

D. Nước biển              

Câu 6. Trong thí nghiệm I-âng, chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4 μm và λ2 = 0,6 μm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm nằm cùng một phía so với vân trung tâm. Biết tại điểm M trùng với vị trí vân sáng bậc 7 của bức xạ λ1; tại N trùng với vị trí vân sáng bậc 11 của bức xạ λ2. Tính số vân sáng quan sát được trên đoạn MN ?

  1. 14                           B.17                             C.18                             D.23

Câu 7. Máy biến áp hoạt động dựa trên hiện tượng

A. cảm ứng điện từ.     

B. tự cảm.

C. cộng hưởng điện.     

D. tạo ra từ trường quay.

Câu 8. Bộ phận giảm xóc của xe máy, ôtô được ứng dụng loại dao động nào sau đây?

A. Dao động tắt dần   

B. Dao động duy trì

C. Dao động cưỡng bức        

D. Dao động điều hoà.

Câu 9:  Quang phổ gồm một dãy màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím là

A.  Quang phổ vạch hấp thụ.                            

B.  Quang phổ đám.                             

C.  Quang phổ vạch phát xạ.                            

D.  Quang phổ liên tục.

Câu 10.  Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn AB cách nhau 11,3 cm dao động cùng pha có tần số 25 Hz, tốc độ truyền sóng trên nước là 50 cm/s. Số điểm có biên độ cực tiểu trên đường tròn tâm I (là trung điểm của AB) bán kính 2,5 cm là

A. 5 điểm.

B. 6 điểm.

C. 12 điểm.

D. 10 điểm.

...

---(Nội dung các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1 Gọi N1 là số vòng dây của cuộn sơ cấp, N2 là số vòng dây cuộn thứ cấp và N1 < N2. Máy biến thế này có tác dụng

A. tăng cường độ dòng điện, giảm điện áp.

B. giảm cường độ dòng điện, tăng điện áp.

C. tăng cường độ dòng điện, tăng điện áp.

D. giảm cường độ dòng điện, giảm điện áp.

Câu 2. Một ống dây dài 40cm có tất cả 800 vòng dây. Diện tích tiết diện ống dây là 10cm2. Cường độ dòng điện qua ống tăng từ 0 đến 4A. Hỏi nguồn điện đã cung cấp cho ống dây một năng lượng bằng bao nhiêu:

A. 1,6.10-2J

B. 1,8.10-2J

C. 2.10-2J

D. 2,2.10-2J

Câu 3. Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, trong đó R = 100Ω; C = 10-4/2π F ; L là cuôn dây thuần cảm, có độ tự cảm L. Khi điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt giá trị cực đại thì độ tự cảm L có giá trị

A. 0,637H.         B. 0,318H.           C. 31,8H.           D. 63,7H.

Câu 4. Khi freo vật m vào lò xo k thì lò xo dãn ra 2,5 cm, kích thích cho m dao động. Lấy g = π2 (m/s2). Chu kỳ dao động tự do của vật là

A. T = 1,00s.

B. T = 0,50s.

C. T = 0,31s.

D. T = 0,28s.

Câu 5. Hai vật có kích thước nhỏ X và Y cách nhau một khoảng d mét. Khối lượng X gấp 4 lần Y. Khi X hấp dẫn Y với một lực 16 N. Nếu khoảng cách giữa X và Y bị thay đổi thành 2d thì Y sẽ hấp dẫn X với một lực bằng

A. 1N                B. 4N                 C. 8N                   D. 16N

Câu 6. Một dây đàn dài 60cm phát ra âm có tần số 100Hz. Quan sát trên dây đàn ta thấy có 3 bụng sóng. Tính vận tốc truyền sóng trên dây.

A. 4000 cm/s

B. 4 m/s

C. 4 cm/s

D. 40 cm/s

Câu 7. Một nguồn gồm 30 pin mắc thành 3 nhóm nối tiếp, mỗi nhóm có 10 pin mắc song song, mỗi pin có suất điện động 0,9 V và điện trở trong 0,6 Ω. Bình điện phân dung dịch CuSO4 có điện trở 205 Ω. mắc vào hai cực của bộ nguồn. Trong thời gian 50 phút khối lượng đồng Cu bám vào catốt là

A. 0,013 g

B. 0,13 g

C. 1,3 g

D. 13 g

Câu 8. Quang phổ vạch phát xạ

A. của các nguyên tố khác nhau, ở cùng một nhiệt độ thì như nhau về độ sáng tỉ đối của các vạch.

B. là một hệ thống những vạch sáng (vạch màu) riêng lẻ, ngăn cách nhau bởi những khoảng tối.

C. do các chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí có áp suất lớn phát ra khi bị nung nóng.

D. là một dải có màu từ đỏ đến tím nối liền nhau một cách liên tục.

Câu 9. Gọi τ là khoảng thời gian để số hạt nhân của một đồng vị phóng xạ giảm đi bốn lần. Sau thời gian 2τ số hạt nhân còn lại của đồng vị đó bằng bao nhiêu phần trăm số hạt nhân ban đầu?

A. 25,25%.

B. 93,75%.

C. 6,25%.

D. 13,5%.

Câu 10. Hai tấm kim loại song song, cách nhau 2 cm và được nhiễm điện trái dấu nhau. Muốn làm cho điện tích q = 5.10"10 c di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công A = 2.109 J. Coi điện trường bên trong khoảng giữa hai tấm kim loại là điện trường đều và có các đường sức điện vuông góc với các tấm. Cường độ điện trường bên trong tấm kim loại đó là

A. E = 2 V/m.

B. E = 40 V/m.

C. E = 200 V/m.

D. E = 400V/m.

Đáp án

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

B

A

A

C

B

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

A

A

B

C

C

...

---(Nội dung các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Chất có thể cho quang phổ hấp thụ đám là

A. chất rắn, chất lỏng và chất khí.      

B. chất rắn và chất lỏng.

C. chất rắn và chất khí.       

D. chất lỏng và chất khí có áp suất bé.

Câu 2. Tai con người có thể nghe được những âm có mức cường độ âm ở trong khoảng

A. từ 0 dB đến 1000 dB.     

B. từ 10 dB đến 100 dB.

C. từ -10 dB đến 100 dB.      

D. từ 0 dB đến 130 dB.

Câu 3. Một người có thể nhìn rõ các vật cách mắt 12 cm thì mắt không phải điều tiết. Lúc đó, độ tụ của thuỷ tinh thể là 62,5 dp. Khoảng cách từ quang tâm thuỷ tinh thể đến võng mạc gần giá trị nào nhất sau đây?

   A. 1,8 cm.                    B. 1,5 cm.                    C. 1,6 cm.                      D. 1,9 cm.

Câu 4. Biên độ dao động cưỡng bức không  thay đổi khi thay đổi

A. biên độ của ngoại lực tuần hoàn.      

B. tần số của ngoại lực tuần hoàn.

C. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn.         

D. lực ma sát của môi trường.

Câu 5. Trong hạt nhân nguyên tử \(_{6}^{14}C\) có

A. 14 prôtôn và 6 nơtrôn.  

B. 6 prôtôn và 14 nơtrôn.

C. 6 prôtôn và 8 nơtrôn.    

D. 8 prôtôn và 6 nơtrôn.

Câu 6. Xét các hiện tượng sau của ánh sáng:

1 – Phản xạ;

2 – Khúc xạ;

3 – Giao thoa;

4 – Tán sắc;

5 – Quang điện;

6 – Quang dẫn.

Bản chất sóng của ánh sáng có thể giải thích được các hiện tượng

A. 1, 2, 5.                    

B. 3, 4, 5, 6.                

C. 1, 2, 3, 4.  

D. 5, 6.

Câu 7. Kim loại dùng làm catôt của một tế bào quang điện có công thoát là 2,2 eV. Chiếu vào catôt bức xạ điện từ có bước sóng l. Để triệt tiêu dòng quang điện cần đặt một điện thế hãm Uh = 0,4 V. Tần số của bức xạ điện từ là

A. 3,75.1014 Hz.          

B. 4,58.1014 Hz.          

C. 5,83.1014 Hz.      

D. 6,28.1014 Hz.

Câu 8. Biết 1u = 1,66058.10-27 (kg), khối lượng của He = 4,0015u. Số nguyên tử trong 1 mg khí He là

A. 2,984.1022.              

B. 2,984.1019.              

C. 3,35.1023.  

D. 1,5.1020.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc?

   A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

   B. Trong cùng một môi truờng truyền (có chiết suất tuyệt đối lớn hơn 1), vận tốc ánh sáng tím nhỏ hơn vận tốc ánh sáng đỏ.

   C. Trong chân không, các ánh sáng đơn sắc khác nhau truyền đi với cùng vận tốc.

   D. Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với ánh sáng lục lớn hơn chiết suất của môi trường đó đối với ánh sáng tím.

Câu 10. Trong sóng điện từ, dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn luôn

A. ngược pha nhau.    

B. lệch pha nhau \({\pi }/{4}\;\).  

C. đồng pha nhau.       

D. lệch pha nhau \({\pi }/{2}\;\).

...

Đáp án

1-B

2-D

3-A

4-C

5-C

6-C

7-D

8-D

9-D

10-C

11-B

12-D

13-D

14-D

15-A

16-A

17-C

18-A

19-C

20-C

21-B

22-C

23-B

24-C

25-A

26-C

27-B

28-C

29-A

30-A

31-D

32-A

33-A

34-C

35-A

36-B

37-C

38-A

39-A

40-D

 

---(Nội dung các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý có đáp án Trường THPT Võ Giữ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?